Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Vì sao Nguyễn Văn Dương không bị truy tố tội “đưa hối lộ”?
Nguyễn Văn Dương – một trong những “ông trùm” của đường dây đánh bạc nghìn tỷ từng bị Cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ đề nghị truy tố 3 tội “tổ chức đánh bạc”, “rửa tiền”, “đưa hối lộ”. Nhưng VKSND tỉnh Phú Thọ lại quyết định đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho Dương về tội “đưa hối lộ”.
Ngày 31/8/2018, VKSND tỉnh Phủ Thọ đã hoàn tất bản cáo trạng số 29/CT-VKS-P2 của vụ án “sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc; đánh bạc; mua bán trái phép hóa đơn; rửa tiền; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo nội dung cáo trạng, sau khi Nguyễn Văn Dương thành lập Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (Công ty CNC, Dương làm Chủ tịch HĐTV), được Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) và Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50 Bộ Công an) tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.
Đầu năm 2015, Dương đã nhất trí tiếp nhận đề nghị của Phan Sào Nam (Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty VTC online) để đứng ra phát hành game bài, sau đó chỉ đạo Lưu Thị Hồng ký hợp đồng hợp tác với Phan Sào Nam tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.Club, 23Zdo, Zon/Pen.
Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa (ảnh mờ) bị cáo buộc bảo kê cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng do Nguyễn Văn Dương (bìa phải) và Phan Sào Nam cầm đầu.
Video đang HOT
Sau khi ký hợp đồng, Dương chỉ đạo các thành viên trong công ty thuê tên miền, đăng ký tin nhắn thương hiệu; xây dựng cổng thanh toán kết nối với Công ty HomeDirect, Công ty VNPT EPAY, Công ty Ngân Lượng và Công ty GTS thực hiện vận hành, đối soát sản lượng doanh thu từ hành vi tổ chức đánh bạc, thu lời bất chính hơn 1.600 tỷ đồng (trong đó, giai đoạn Rikvip là hơn 370 tỷ đồng, giai đoạn Tip.Club là hơn 1.200 tỷ đồng).
Trong quá trình vận hành game bài, sau khi có được một số tiền nhỏ thu lời bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc, Dương chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà chuyển tiền góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư UDIC rồi mượn tên người khác, mở doanh nghiệp rồi ký hợp đồng khống rút tiền ra, quay vòng nâng khống giá trị vốn góp vào Công ty UDIC. Đến khi được ăn chia nguồn tiền do phạm tội tổ chức đánh bạc mà có thì Dương lại chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà và nhân viên cấp dưới đứng danh nghĩa công ty, cá nhân đối tác chuyển trả Công ty UDIC do hủy hợp đồng để hợp pháp hóa số tiền do tổ chức đánh bạc mà có thành tiền sạch (nếu chỉ nhìn trên sổ sách thì số tiền góp vào Công ty UDIC được hình thành trước khi Dương có nguồn thu từ hoạt động tổ chức đánh bạc).
Đến giữa năm 2017, Dương bán cổ phần ở Công ty UDIC được gần 330 tỷ và rút tiền gửi tiết kiệm, mua tầng 5,6 Tòa nhà Icon 4 để làm trụ sở Công ty CNC. Đến nay, Cơ quan an ninh điều tra đã tạm giữ, kê biên 2 sổ tiết kiệm với số tiền 150 tỷ đồng; tạm giữ khi khám xét hơn 95 triệu đồng, 1.327 USD, 32.600 Rup; Theo đề nghị của bị can Dương, vợ bị can đã tự nguyện nộp cho Cơ quan an ninh điều tra số tiền hơn 4 tỷ để khắc phục hậu quả; Dương tự nguyện bán trụ sở Công ty CNC nộp hơn 61 tỷ đồng; tạm giữ 4 ô tô các loại; phong tỏa hơn 8 tỷ trong tài khoản ngân hàng.
Trong quá trình điều tra, Nguyễn Văn Dương đã tự thú về việc: Do được Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa tạo điều kiện cho việc đánh bạc trực tuyến trên mạng internet nên khi có được nguồn thu từ vận hành tổ chức đánh bạc, Dương khai đã cho Phan Văn Vĩnh 1 đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỷ đồng, 1.750.000 USD, 1 áo sơ – mi, 1 lọ thuốc bổ gan; cho C50 700 triệu đồng, 1 bộ phần mềm diệt virus trị giá 30.000 USD; cho Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng.
“Đến nay, Cơ quan điều tra đã chứng minh việc Dương cho C50 700 triệu đồng, 1 bộ phần mềm diệt virus trị giá 30.000 USD là có thật. Còn việc Dương cho Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa tiền, tài sản thì chưa làm rõ được nên tách ra, khi nào làm rõ sẽ xử lý sau. Thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 và đoạn 2 khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, ngày 31/8/2018, VKSND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định số 02/KSĐT-P2 đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Văn Dương về tội đưa hối lộ” – cáo trạng nêu rõ.
Từ căn cứ trên, VKSND tỉnh Phú Thọ quyết định truy tố bị can Nguyễn Văn Dương ra trước Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ để xét xử về tội “Tổ chức đánh bạc”, “Rửa tiền” theo điểm b khoản 2 Điều 249 và điểm a Khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị truy tố 5 - 10 năm tù
Ông Phan Văn Vĩnh - cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa bị VKSND tỉnh Phú Thọ quyết định truy tố ra trước Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ để xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a, khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 với hình phạt từ 5 - 10 năm tù.
Ngày 31/8, VKSND tỉnh Phú Thọ hoàn tất cáo trạng trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Đáng chú ý, bản cáo trạng này đã truy tố ông Phan Văn Vĩnh - cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a Khoản Điều 356, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) với khung hình phạt từ 5 đến 10 năm tù.
Theo cáo trạng, khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), ông Phan Văn Vĩnh đã lợi dụng việc Bộ Công an cho phép thành lập công ty bình phong thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công ty CNC) đã đồng tình với đề nghị của Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50 Bộ Công an) và ký ban hành Quyết định 158/QĐ-C41 (C50) ngày 14/5/2015 công nhận Công ty CNC là công ty bình phong khi chưa có ý kiến thống nhất của Tổng cục 3 là trái quy trình theo Quyết định 450 của Bộ Công an.
Bị can Phan Văn Vĩnh (trái) và bị can Nguyễn Văn Dương.
Với chức vụ là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, là người đứng đầu cơ quan được Nhà nước giao cho trách nhiệm đấu tranh, phòng chống tội phạm trong nhiều lĩnh vực, trong đó tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao và trật tự xã hội thì Phan Văn Vĩnh phải là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội Tổ chức đánh bạc, tội đánh bạc để còn có trách nhiệm đấu tranh trực tiếp và hướng dẫn đối với cấp dưới. Thế nhưng, sau khi nhận Báo cáo số 68/CNC-BTK ngày 18/5/2016 do Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư và phát triển an ninh công nghệ cao -CNC) ký đề xuất: "...lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho phép triển khai kế hoạch xây dựng mô hình cổng các trò chơi trực tuyến...và thí điểm cho phép người dùng chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang thẻ ảo hoặc ví điện tử CNC", có nghĩa Nguyễn Văn Dương đang đề xuất cho công khai việc kết nối, phục vụ cho game bài đánh bạc nhưng cùng ngày Phan Văn Vĩnh bút phê: "Kính chuyển đồng chí Cục trưởng và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nghiên cứu và đề xuất".
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Phan văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới soạn thảo Công văn số 1155/C50-P1 ngày 20/5/2016 để Nguyễn Thanh Hóa ký, đề xuất Phan Văn Vĩnh nội dung trên để ông Vĩnh trình Bộ trưởng Bộ Công an. Ngày 22/5/2016, Phan Văn Vĩnh bút phê: "Đồng ý đề xuất, giao đồng chí Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu pháp luật và kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu pháp luật và kiểm soát tình hình hoạt động của tội phạm về lĩnh vực này, có đề xuất tiếp trình Tổng cục và Bộ",...
Ngoài ra, hành động trợ giúp cho Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm tổ chức đánh bạc của Phan Văn Vĩnh không chỉ dừng lại ở đó, mà còn ký văn văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tổ chức đánh bạc của Công ty CNC; đồng thời chỉ đạo Nguyễn Thanh Hóa ký văn bản báo cáo đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an cho Công ty CNC tiếp tục tổ chức đánh bạc (vận hành cổng trò chơi đổi thưởng game bài Tip.Club). Đặc biệt, Phan Văn Vĩnh bút phê đồng ý vào văn bản hợp thức ngày 12/10/2011 để che giấu việc góp vốn bằng lợi thế nghề nghiệp và gián tiếp thừa nhận bản thân đã biết và chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hợp tác với Công ty CNC ngay từ năm 2011, điều này hoàn toàn phù hợp với việc cho Công ty CNC thuê trụ sở số 10 Hồ Giám, cũng như biết rõ đề xuất của Nguyễn Văn Dương nêu trong báo cáo hàng năm về vận hành cổng thanh toán cho game ngay từ năm 2012,...
Từ những căn cứ trên, ngày 31/8, VKSND tỉnh Phú Thọ quyết định truy tố ra trước Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ để xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a, khoản 2 Điều 356 (Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017) với hình phạt từ 5-10 năm tù.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Manh mối đầu tiên của vụ đánh bạc nghìn tỷ được phát hiện như nào? Sau khi chiếm quyền sử dụng tài khoản facebook "Hằng Nhữ" của chị Nhữ Thanh Hằng, Lê Văn Huy (Quảng Trị) đã dùng tài khoản facebook này lừa đảo chiếm đoạt của chị Võ Minh Phương 110 thẻ cào điện thoại (trị giá 55.000.000 đồng) để đánh bạc trực tuyến. Từ lời khai của Huy, Cơ quan An ninh điều tra đã phá...