Vụ đánh bạc nghìn tỷ: “Rửa” 5.000 tỷ đồng bằng 160 hóa đơn khống
Nhóm bị cáo là công ty trung gian kết nối gạch thẻ giữa game bài đánh bạc với các nhà mạng đã mua 160 hóa đơn khống để hợp thức hóa số tiền hơn 5.000 tỷ đồng từ hoạt động phi pháp này.
Sáng nay (16/11), HĐXX tiếp tục ngày làm việc thứ 5 phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Đánh bạc nghìn tỷ”. HĐXX dành phần lớn thời gian để thẩm vấn bị cáo Lê Thị Lan Thanh là chủ 5 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực viễn thông: Công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam – GTS, Công ty TNHH phát triển dịch vụ và giải trí Đất Việt, Công ty TNHH truyền thông BIBO, Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ NETVIET, Công ty TNHH công nghệ thương mại và truyền thông Tam Giác.
Quang cảnh phiên xét xử sáng 16/11.
Theo cáo trạng, tháng 2/2016, Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Quốc Tuấn báo cáo Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) cho kết nối thêm với cổng thanh toán “NetViet” của Công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam (Công ty GTS) do Lê Thị Lan Thanh điều hành, nhưng không ký hợp đồng.
Quá trình điều tra xác định, từ năm 2016 đến tháng 8/2017 Công ty GTS của Thanh nêu trên đã ký các hợp đồng thanh toán qua thẻ cào với 3 nhà mạng Viettel, Mobiphone, Vinaphone. Tổng số tiền các nhà mạng thu được từ các khách hàng sử dụng các dịch vụ liên quan đến cổng thanh toán Công ty GTS của Thanh là hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó: 3 nhà mạng được phân chia lợi nhuận là hơn 1.000 tỷ đồng, nhà mạng trả cho Công ty GTS hơn 6.000 tỷ đồng.
Sau khi Công ty GTS và các nhà mạng đối soát, thanh toán, từ ngày 1/9/2016 đến tháng 9/2017 Công ty GTS đã chuyển cho Công ty CNC số tiền là gần 4.600 tỷ đồng.
HĐXX hỏi bị cáo Thanh có biết ký hợp tác với Nguyễn Quốc Tuấn và Phạm Tuấn Anh dịch vụ gạch thẻ để sử dụng cho dịch vụ gì không? Bị cáo Thanh trả lời không biết.
HĐXX hỏi tiếp, theo quy định hàng tháng GTS có trách nhiệm thông báo cho các nhà mạng về nội dung dịch vụ gạch thẻ; nhưng GTS lại báo cáo với các nhà mạng là “hợp tác với CNC dịch vụ game Ngọa hổ tàng long”.
Thanh trả lời: “Theo thủ tục để cung cấp dịch vụ thanh toán thì phải hợp tác với đơn vị được cấp phép. Bên bị cáo còn nhiều dịch vụ khác mà cũng kê khai chung là Ngọa hổ tàng long”.
Trước việc bị cáo Thanh nói không biết Rikvip là game bài đánh bạc, VKS đã công bố đoạn chat giữa Thanh và Phạm Tuấn Anh trên ứng dụng Skype thể hiện CNC đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra và gửi sang Bộ Công an. Ngoài ra, nội dung chat này còn thể hiện Thanh biết CNC bị thanh tra nên bàn nhau xóa dấu vết đối soát thanh toán.
Bị cáo Lê Thị Lan Thanh.
Đoạn chat trên được VKS công bố còn thể hiện, Thanh biết game Tài – Xỉu là không hợp pháp nhưng vẫn giúp thanh toán qua dịch vụ gạch thẻ cào như nói ở phần trên. “Rõ ràng qua đoạn chat đó là hành vi giúp sức cho tổ chức đánh bạc. Nếu không sao phải bàn nhau xóa đối soát” – đại diện VKS nói.
Đến đây, bị cáo Thanh trả lời: “Bị cáo không nói xóa dữ liệu đối soát. Nick skype là do người khác lập hộ bị cáo, có cả người khác dùng chung, đoạn chat đó có thể là của bị cáo nhưng không khẳng định”.
Theo cáo trạng, để hợp thức hóa số tiền thanh toán không có hóa đơn cho Công ty CNC, Lê Thị Lan Thanh và Nguyễn Thị Dung (là nhân viên của Công ty GTS) đã mua 160 tờ hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khống với tổng doanh số hơn 5.000 tỷ đồng (Tiền hàng hơn 4.600 tỷ đồng, tiền thuế GTGT hơn 500 tỷ đồng), mặt hàng thể hiện trên hóa đơn là thẻ cào có mệnh giá từ 10.000 đồng đến 500.000 đồng do các nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone phát hành của 4 đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội để kê khai thuế đầu vào tại 5 Công ty của Lê Thị Lan Thanh gồm (Công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam, Công ty THHH phát triển dịch vụ và giải trí Đất Việt, Công ty THHH truyền thông BIBO, Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ NETVIET, Công ty TNHH công nghệ thương mại và truyền thông Tam Giác).
Thanh chỉ thừa nhận từ tháng 1/2016 đến tháng 8/2017 đã mua 128 hóa đơn giá trị gia tăng khống với tổng doanh số 4.500 tỷ đồng. Song với tài liệu chứng cứ đã thu thập được, cơ quan điều tra cho rằng đủ căn cứ khẳng định Thanh cùng nhân viên đã mua 160 tờ hóa nói trên. Số tiền Thanh được hưởng lợi là hơn 180 tỷ đồng. Ngoài ra Thanh còn được hưởng lợi bất chính hơn 34 triệu đồng từ việc bán 14 tờ hóa đơn khống cho Công ty AHHA, đến nay Thanh chỉ nộp lại số tiền hơn 34 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
Hành vi của Lê Thị Lan Thanh đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Tổ chức đánh bạc”, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tội phạm “Mua bán trái phép hóa đơn” quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nguyễn Dương
Theo Dân Trí
50 triệu thẻ cào trị giá gần 4.000 tỷ nạp vào ổ bạc do ông Vĩnh dung túng
5Từ tháng 12.2016 đến ngày 29.8.2017, có 50 triệu thẻ cào tương ứng số tiền 3.995 tỷ đồng được nạp vào các dịch vụ của Rikvip.
Sáng 16.11, phiên tòa xét xử nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ bước sang ngày thứ làm việc thứ 5. HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo thuộc các công ty trung gian thanh toán giúp sức nhóm tổ chức đánh bạc qua game bài Rikvip.
Hơn 9.800 tỷ nạp vào game bạc Rikvip
Theo kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, từ tháng 4.2015 đến tháng 8.2017, hệ thống game bài Rikvip được ông Phan Văn Vĩnh dung túng có gần 43 triệu tài khoản đăng ký và gần 6.000 tài khoản đại lý.
Quá trình hoạt động, cổng thanh toán Paygate247 của Công ty CNC sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ cào trả trước với các công ty VNPT PAY, Homedirect, VTC, NLEXU, NetViet, Vnptepay, softpin, cnccard, VTCGoodPay, Gate.
Cảnh sát dẫn giải ông Phan Văn Vĩnh đến tòa. Ảnh: Việt Linh
Cơ quan chức năng xác định riêng giai đoạn từ tháng 12.2016 đến ngày 29.8.2017 có 50 triệu thẻ cào tương ứng số tiền là 3.995 tỷ đồng được nạp vào các dịch vụ Rikvip. Trong đó, cổng thanh toán VNPT PAY gạch hơn 3 triệu thẻ tương ứng gần 260 tỷ đồng. Cổng thanh toán NetViet gạch gần 43 triệu thẻ tương ứng số tiền 3.259 tỷ đồng. Cổng thanh toán cnccard cũng gạch hơn 4 triệu thẻ tương ứng số tiền là 475 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có hàng chục triệu thẻ viễn thông dùng nạp vào hệ thống game bài Rikvip/Tip.Club giai đoạn trước và sau 1.9.2016 có thể trùng khớp hoặc không trùng khớp với dữ liệu thẻ viễn thông được cung cấp bởi 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone.
Căn cứ tài liệu thu thập và số liệu Phan Sào Nam cung cấp, cơ quan điều tra xác định có hơn 9.850 tỷ đồng được nạp vào hệ thống game bài Rikvip, 23ZDO và Zon/Pen do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm vận hành. Trong đó, tiền đánh bạc được nạp qua thẻ viễn thông, thẻ game là 8.800 tỷ.
Các công ty trung gian thanh toán được phân chia 252 tỷ đồng. Theo thống kê, HomeDirect nhận gần 9 tỷ, VNPT EPAY là gần 54 tỷ đồng, Công ty GTS là 188 tỷ...
Ký kết đối tác vì nghĩ CNC là công ty bình phong
Chiều 15.11, HĐXX dành nhiều thời gian xét hỏi nhóm điều hành Công ty CP dịch vụ Home Direct - doanh nghiệp kết nối cổng thanh toán với game bài Rikvip để thanh toán qua thẻ cào trả trước.
Trương Đức Đô - bị cáo từng phụ trách kinh doanh của Home Direct - nói công ty hợp tác làm ăn khi đối tác gửi thông tin đăng ký kinh doanh. Theo nguyên tắc này, Home Direct đã ký kết hợp đồng hợp tác dịch vụ gạch thẻ cho game bài Rikvip của CNC.
Trương Đức Đô, phụ trách kinh doanh của Home Direct. Ảnh: Việt Linh
Tháng 9.2015, bị cáo này nhận được email của một doanh nghiệp viễn thông cảnh báo hệ thống của Home Direct gạch thẻ cho game bài đánh bạc Rikvip. "Lúc đó, bị cáo mới biết Rikvip là game bài đổi thưởng", Đô khai sau đó anh ta đã rà soát các đối tác cung cấp thẻ cho người chơi và yêu cầu họ ngừng sử dụng thẻ này cho game bài đổi thưởng.
Còn CEO Công ty HomeDirect Nguyễn Hoàng Linh khai trước khi ký kết với CNC, bị cáo đã đến tham quan trụ sở công ty ở số 10 Hồ Giám, Hà Nội. Vì thế, Linh tin rằng công ty là đối tác của công ty bình phong của C50.
Thời điểm một doanh nghiệp viễn thông có văn bản cảnh báo, Linh nghĩ Rikvip là game bài đổi thưởng chưa có giấy phép. "Tuy nhiên, bị cáo chưa phân biệt được game bài đổi thưởng và đánh bạc nên tiếp tục hợp tác", Linh thừa nhận do thiếu hiểu biết pháp luật nên nghĩ việc hợp tác với CNC nếu có vi phạm cũng chỉ bị phạt hành chính.
92 bị cáo vụ đánh bạc nghìn tỷ bị truy tố những tội danh gì?
TAND tỉnh Phú Thọ xét xử 92 bị cáo bị VKSND cùng cấp truy tố 6 tội danh. Trong số này, ông Phan Văn Vĩnh là bị cáo lớn tuổi nhất.
Theo Nhóm phóng viên (Zing)
Xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ: Bị cáo bức xúc vì đồng phạm xúc phạm danh dự Chiều 15/11, HĐXX phiên tòa xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ liên quan đến Phan Văn Vĩnh bước sang phần xét hỏi đối với các bị cáo thuộc các công ty trung gian thanh toán giữa các nhà mạng và công ty phát hành game. Trong số các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán (gạch thẻ), CTCP Dịch...