Vụ đánh bạc ngàn tỉ: Công an thu được gì từ nhà ông Phan Văn Vĩnh?
Cơ quan công an đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu từ ông Phan Văn Vĩnh trong quá trình thực hiện lệnh khám xét nhà bị can.
Ông Phan Văn Vĩnh bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ vừa qua đã tống đạt Kết luận điều tra vụ tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên mạng internet qua game bài Rikvip/Tip.club, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và Bản kết luận điều tra đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đề nghị truy tố 92 bị can.
Trong đó, ông Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng Cục trưởng Tổng Cục cảnh sát) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo kết luận điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ từ ông Phan Văn Vĩnh, trong đó, có một hộp các-tông bên trong có tài liệu và 6 USB. Tài liệu này hiện đã được Cơ quan An ninh điều tra bàn giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Ngoài ra, cơ quan an ninh còn tạm giữ từ ông Vĩnh một số tài liệu và khoảng 30 bản sao huân, huy chương, giấy khen, bằng khen, kỷ niệm chương các loại. Kết luận điều tra cho thấy, cơ quan công an không tạm giữ tài sản như tiền, xe của ông Phan Văn Vĩnh.
Video đang HOT
Theo kết luận điều tra, trong quá trình được ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa tạo điều kiện cho việc tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet, Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty phát triển An ninh Công nghệ cao -CNC) khai cho ông Vĩnh 1 chiếc đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỷ đồng; 1.750.000 USD; 1 chiếc áo sơ mi, 1 lọ thuốc bổ gan; cho C50 số tiền 700 triệu đồng và 1 bộ phần mềm diệt virut trị giá 30.000 USD.
Tuy nhiên, ông Vĩnh không thừa nhận Dương cho 1 đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỷ đồng và 1.750.000 USD.
Tại cơ quan điều tra, ông Vĩnh thừa nhận mua đồng hồ Rolex trên và trả cho Dương 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết luận điều tra xác định, ông Phan Văn Vĩnh là Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, 1 tháng lương với hàm Trung tướng là 20 triệu đồng. Số tiền ông Vĩnh khai mua đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, mà phải trả 1,1 tỷ đồng bằng 55 tháng lương (tương đương 4 năm 7 tháng) không chi phí gì. Mặt khác, Dương không phải anh em họ hàng thân thiết.
Từ căn cứ trên, Cơ quan An ninh điều tra xác định có đủ cơ sở kết luận Phan Văn Vĩnh được Dương cho chiếc đồng hồ Rolex là đúng.
Theo cơ quan an ninh điều tra, việc Dương khai cho ông Vĩnh 27 tỷ đồng, 1.750.000USD, cho Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng là có cơ sở nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh nên cần tiếp tục điều tra, nếu làm rõ sẽ đề nghị xử lý ở gia đoạn 2.
Kết luận điều tra đánh giá, hành vi của Dương đủ yếu tố cấu thành tội “Tổ chức đánh bạc”, “Rửa tiền” và “Đưa hối lộ”. Tuy nhiên, căn cứ điều 29, Bộ luật hình sự hiện hành, cơ quan an ninh điều tra đề nghị miễn trách nhiệm hình sự với Dương về tội “Đưa hối lộ” nhằm đảm bảo chính sách khoan hồng của pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh với tội phạm tham nhũng.
Theo Đỗ Tuấn (Dân Việt)
Vụ ông Phan Văn Vĩnh: Công an nào sớm phát hiện chiêu trò trá hình?
Trong quá trình đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành, cán bộ công an cấp dưới của cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa đã phát hiện, báo cáo và đề nghị xác minh nhưng ông Hóa không đồng ý.
Từ việc làm của ông Phan Văn Vĩnh (phải) và Nguyễn Thanh Hóa đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet được tạo vỏ bọc để hoạt động (ảnh IT).
Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Phú Thọ, ông Phan Văn Vĩnh, người từng đeo hàm Trung tướng, từng giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (bị tước danh hiệu khi khởi tố) cùng ông Nguyễn Thanh Hóa (từng là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), bị tước danh hiệu khi khởi tố) đã chỉ đạo cấp dưới tham mưu ban hành Quyết định số 158/QĐ-C41 (C50) ngày 14.5.2015 về việc thành lập công ty bình phong thuộc C50 (Công ty CNC) trái với Quyết định của Bộ Công an và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, đồng thời cho Công ty CNC được thuê sử dụng trụ sở số 10 Hồ Giám (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) do Tổng Cục Cảnh sát quản lý. Từ đó, các đơn vị chức năng lầm tưởng Công ty CNC là công ty nghiệp vụ của Tổng Cục cảnh sát để tạo vỏ bọc cho Nguyễn Văn Dương và các đồng phạm tổ chức đánh bạc trên mạng internet được thuận lợi.
Kết luận điều tra cũng chỉ rõ, quá trình Công ty CNC vận hành thanh toán game bài RikVip, khoảng giữa năm 2015, một cán bộ (xin không nêu tên) của phòng Phòng, chống tội phạm mạng máy tính (Phòng 2, C50) phát hiện game bài RikVip có dấu hiệu tổ chức đánh bạc, đánh bạc nên đã báo cáo cho Trưởng phòng 2.
Vị trưởng Phòng 2 đề xuất ông Nguyễn Thanh Hóa giao cho Phòng 2 tổ chức xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên ông Hóa không đồng ý đề xuất này với lý do Công ty CNC vận hành game bài RikVip là không vi phạm pháp luật và sẽ báo cáo lãnh đạo Tổng cục và lãnh đạo Bộ đã Công ty CNC được hoạt động thí điểm phục vụ công tác nghiệp vụ. Do đó Phòng 2 đã không thể tổ chức xác minh.
Đến tháng 9.2016, vị Trưởng phòng 2 lại phát hiện Công ty CNC đổi tên game bài RikVip sang game bài Tipclub, hoạt động phức tạp, vị Trưởng phòng 2 đã nhiều lần trực tiếp báo cáo với ông Nguyễn Thanh Hóa nội dung trên, tuy nhiên ông Hóa vẫn chỉ đạo không xác minh.
Vẫn theo kết luận điều tra, sau khi Công ty CNC là công ty bình phong thuộc C50, ông Nguyễn Thanh Hóa trực tiếp theo dõi, quản lý. Đối với các phòng chức năng, ông Hóa chỉ giao cho phòng Tham mưu làm nhiệm vụ theo dõi các văn bản đến, không được kiểm tra, giám sát quản lý hoạt động của Công ty CNC.
Phòng Phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực thương mại điện tử (Phòng 4, C50) có chức năng nhiệm vụ tiến hành điều tra cơ bản đối với lĩnh vực trung gian thanh toán điện tử (theo Quyết định của Tổng cục Cảnh sát), tuy nhiên ông Nguyễn Thanh Hóa không giao thực hiện. Nhiều lần vị Trưởng phòng 4 đề xuất ông Hóa giao cho Phòng 4 thực hiện. Ngày 23.5.2017, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát đã họp với C50 thống nhất chỉ đạo giao cho Phòng 4 thực hiện theo đúng chức năng. Thế nhưng, ngày 30.5.2017, ông Nguyễn Thanh Hóa lại ký văn bản thông báo kết luận của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát lại thông báo giao chức năng điều tra cơ bản đối với lĩnh vực trung gian thanh toán điện tử cho Phòng 3, nhưng thực tế cũng không giao cho Phòng 3 thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản trên lĩnh vực trung gian thanh toán điện tử.
Ngoài ra các ông Phó Cục trưởng C50 Lê Xuân Minh, Đỗ Anh Tuấn và Võ Tuấn Dũng (tháng 5.2018, phát hiện tử vong trong phòng làm việc) biết Công ty CNC kinh doanh game bài RikVip, Tipclub là tổ chức đánh bạc, đã đề xuất ông Nguyễn Thanh Hóa tổ chức xác minh theo quy định nhưng ông Hóa không đồng ý.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát yêu cầu C50 tạm dừng hoạt động phối hợp nghiệp vụ với Công ty CNC, ngày 12.4.2017, ông Nguyễn Thanh Hóa ký văn bản gửi Công ty CNC, nhưng thực tế Công ty CNC vẫn tổ chức đánh bạc.
Để che giấu hành vi phạm pháp trong việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh và hợp đồng ủy quyền ngày 10.10.2011, giữa C50 với Nguyễn Văn Dương, tháng 4.2017, ông Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới soạn thảo công văn không số ngày 12.10.2011, trình ông Phan Văn Vĩnh (lúc đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), ông Vĩnh đồng ý hợp thức chỉ hợp tác với C50 về mặt nghiệp vụ.
Theo Danviet
Lời khai chi 'tiền tấn' cho ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa Nguyễn Văn Dương khai, đã chi "tiền tấn" cho ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã kết thúc điều tra vụ đánh bạc nghìn tỷ đồng qua Internet, xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành. Kết quả điều tra cho thấy, tháng 2.2010, Bộ Công an ban hành...