Vụ dân “tố” ngân hàng chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng : Phản hồi từ Công an
Về vụ khách hàng ở TP Vinh (Nghệ An) tố cáo Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Vinh giả mạo chữ ký “rút ruột” 1,5 tỉ đồng, Công an Nghệ An khẳng định không có cơ sở.
Trụ sở Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Vinh. Ảnh: PV
Trong đơn gửi Báo Lao Động và cơ quan chức năng, chị Nguyễn Thị Hoa trú xã Nghi Ân, TP Vinh (Nghệ An) phản ánh: Từ năm 2014 – 2016, chị gửi tại Ngân hàng Vietcombank (VCB) chi nhánh Vinh (Phòng giao dịch Quán Bàu) tổng số tiền 1,5 tỉ đồng.
Chị Nguyễn Thị Hoa cho biết vẫn giữ nguyên quan điểm trong đơn tố giác trước đây. Ảnh: PV
Đến tháng 6.2018, chị Hoa đến rút lãi suất 2 quý và chuyển số tiền gốc 1,5 tỉ đồng thành sổ tiết kiệm không kỳ hạn. Do mất sổ tiết kiệm nên ngày 24.12.2018, chị gọi điện đến số điện thoại của VCB chi nhánh Vinh để báo mất, được nhân viên báo vẫn còn tiền.
Đến ngày 14.1.2019, chị cùng chồng lên ngân hàng rút tiền thì được trả lời trong sổ tiết kiệm của chị Hoa không còn tiền. Sau đó, chị đã làm đơn khiếu nại lên VCB chi nhánh Vinh.
Ngân hàng VCB chi nhánh Vinh đã tiến hành rà soát thông tin tiền gửi, tiền vay của khách hàng trên hệ thống và đối chiếu với các hồ sơ chứng từ gốc, đề nghị Công an tỉnh Nghệ An giám định chữ ký, chữ viết của khách hàng.
Theo văn bản trả lời khách hàng và trao đổi với PV Lao Động, VCB chi nhánh Vinh khẳng định: khách hàng Nguyễn Thị Hoa có thực hiện một số giao dịch tại VCB Vinh vào năm 2016 và đã được thực hiện tất toán vào ngày 1.6.2016.
Video đang HOT
Ngoài các STK nêu trên, chị Hoa không còn STK nào khác tại VCB Vinh. Từ ngày 1.6.2016 đến nay, khách hàng không còn giao dịch tiết kiệm nào tại VCB Vinh.
Chữ ký, chữ viết Nguyễn Thị Hoa trên các yêu cầu rút tiền từ STK đã được các cơ quan giám định kết luận đúng là chữ ký của khách hàng Nguyễn Thị Hoa.
Ngày 5.5, nguồn tin cho biết, do có đơn tố giác từ chị Hoa, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành xác minh từ nhiều phía.
Qua giám định, Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an kết luận: Toàn bộ chữ viết và chữ ký trên các chứng từ giao dịch rút tiền và gửi tiền, hợp đồng vay tiền, bảng kê lĩnh tiền mà Cơ quan CSĐT thu thập được từ phía Ngân hàng VCB Vinh và VCB Nghệ An so với chữ ký, chữ viết của chị Nguyễn Thị Hoa là do 1 người ký, viết ra.
Cơ quan chức năng xác định, nội dung chị Hoa tố giác “Cán bộ, nhân viên Ngân hàng VCB chi nhánh Vinh đã giả mạo chữ ký, phôtô chữ ký để lập hồ sơ khống chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng” là không có cơ sở.
Chị Hoa đã trực tiếp giao dịch và rút toàn bộ số tiền 1,041 tỉ đồng tại các phòng giao dịch thuộc VCB Vinh và VCB chi nhánh Nghệ An. Các giao dịch giữa chị Hoa với VCB Vinh và VCB Nghệ An chỉ diễn ra từ tháng 1 đến ngày 1.6.2016.
Việc chị Hoa trình bày trong thời gian từ năm 2014 – 2016 có gửi tại Ngân hàng VCB chi nhánh Vinh tổng số tiền 1,8 tỉ đồng là không đúng. Tổng số tiền chị Hoa đã gửi tại VCB chi nhánh Vinh và VCB chi nhánh Nghệ An là 1,041 tỉ đồng.
Ngày 5.5, trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Hoa cho biết hiện vẫn chưa nhận được văn bản trả lời chính thức từ Công an Nghệ An. Chị và chồng cho biết vẫn giữ nguyên quan điểm trong đơn tố giác trước đây.
QUANG ĐẠI
Theo LĐO
Cho vợ chủ tịch phường vay vốn thoát nghèo do... nể
Ngân hàng Chính sách xã hội Thái Bình lý giải việc để vợ chủ tịch và nhiều cán bộ phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình được vay vốn thoát nghèo là do nể nang.
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Thái Bình vừa có công văn gửi Tổng giám đốc ngân hàng CSXH Việt Nam.
Theo đó, vào giữa tháng 10, đơn vị nhận được tin tại phường Lê Hồng Phong có nhiều hộ vay vốn thoát nghèo nhưng sử dụng không đúng mục đích.
Ngân hàng đã cử đoàn công tác đi kiểm tra và phát hiện có 6 hộ vi phạm. Tuy nhiên, chưa kết thúc đợt làm việc thì đã có 8 hộ tự mang tiền vay đến trả trước hạn.
Đơn vị đã thu hồi 375 triệu đồng tiền vốn sử dụng sai mục đích để giải ngân lại cho các trường hợp khác.
Về thông tin các khách hàng này không thuộc đối tượng thoát nghèo, trái với quy định vay vốn thì qua kiểm tra, cán bộ tín dụng đã không nắm được, khi báo chí phản ánh, lãnh đạo ngân hàng mới biết.
Từ sai sót này, HĐQT ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình đã yêu cầu UBND các phường, xã rà soát các đối tượng vay, tránh có vi phạm tương tự.
Khai hồ sơ là lao động tự do
Phó giám đốc ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình Vũ Văn Thuân cho biết: Việc giải ngân vốn cho các đối tượng dựa hoàn toàn vào hồ sơ từ địa phương chuyển lên.
Lâu nay, để đảm bảo quy trình cho vay, ngân hàng CSXH đã ký hợp đồng ủy nhiệm, hợp đồng ủy thác với ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; các hội, đoàn thể. Hàng tháng đơn vị trả phí để các ban, hội này hoạt động.
Phó giám đốc ngân hàng Chính sách xã hội Thái Bình Vũ Văn Thuân
"Chủ tịch xã, phường có trách nhiệm phê duyệt thẩm định đảm bảo đúng đối tượng được vay vốn. Chúng tôi chỉ thực hiện một số công đoạn trong quy trình cho vay, chủ yếu là cử cán bộ về điểm giao dịch giải ngân và thu hồi nợ vào một ngày cố định trong tháng", ông Thuân cho hay.
Ông giải thích: Lực lượng cán bộ ngân hàng CSXH rất mỏng. Toàn tỉnh có 285 điểm giao dịch nhưng chỉ có 88 cán bộ phụ trách.
Từ ngày 4 đến 25 hàng tháng, chỉ có thể đến mỗi điểm giao dịch một lần. Đơn vị không thể độc lập đi kiểm tra thực tế nhà cửa, nguồn thu nhập cũng như nghề nghiệp của người vay.
Về việc ngân hàng giải ngân cho cả những "người giàu" bằng nguồn vốn thoát nghèo, ông Thuân trả lời: "Trong hồ sơ vay vốn, những người này đều ghi ở phần nghề nghiệp là lao động tự do. Họ đã khai báo không trung thực dẫn đến công tác giải ngân sai đối tượng. Khi chúng tôi hỏi tại sao bộ phận lập danh sách thẩm định của phường Lê Hồng Phong đưa cán bộ, người nhà lãnh đạo vào diện vay vốn thì họ trả lời là do nể nang".
Việc nguồn vốn thoát nghèo bố trí sai đối tượng là lỗi của cấp chính quyền địa phương. Ban giám đốc ngân hàng CSXH tỉnh Thái Bình đã nhắc nhở và yêu cầu ban quản lý tổ tiết kiệm vay vốn phường Lê Hồng Phong rút kinh nghiệm.
Như đã thông tin, trong danh sách người nghèo được vay vốn ưu đãi mà Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong Đặng Xuân Hậu, Trưởng ban giảm nghèo ký duyệt có cả vợ của ông, cùng Phó bí thư Đảng ủy và nhiều cán bộ phường. Việc làm này gây bức xúc trong dư luận và khiến hàng trăm triệu đồng vốn ưu đãi của nhà nước bị sử dụng sai mục đích, sai đối tượng.
Sau khi báo chí phản ánh, UB Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Bình đã vào cuộc xác minh sai phạm cũng như trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Hoài Anh
Theo VNN
Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Nghiên cứu lại tính hợp pháp, hợp lý và có kiến nghị phù hợp Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình về vụ việc phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD. Ảnh minh hoạ. Chiều 27/10, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng. Theo đó, Phó...