Vũ đài quan trọng của Nga
Việc tiếp cận các cảng nước ấm ở bờ biển phía Nam Địa Trung Hải có thể cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân sự ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.
Những ai cho rằng Syria là mục tiêu can thiệp duy nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm củng cố vị thế của Moscow ở Trung Đông sẽ phải suy nghĩ lại. Từ Morocco đến Ai Cập, Nga đang mở rộng ảnh hưởng thông qua các thỏa thuận vũ khí và năng lượng, thúc đẩy du lịch và ngoại giao nhằm hâm nóng các mối quan hệ, dần đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ khỏi Bắc Phi.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5-2000, ông Putin đã tìm cách khôi phục vị thế mà Moscow để mất sau sự sụp đổ của Liên Xô và những biến động trong thập kỷ tiếp theo. Ở Trung Đông, ông Putin đã thực hiện những bước đi rõ ràng vào năm 2010. Nhưng tại Bắc Phi, những cải thiện chỉ mới được ghi nhận gần đây.
Quan hệ giữa Nga và Ai Cập được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Mối quan hệ song phương này tiến triển rõ rệt sau khi ông Abdel Fattah al-Sisi tiến hành cuộc đảo chính quân sự tháng 7-2013 rồi lên làm tổng thống Ai Cập.
Theo thống kê của Nga, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước tăng gấp đôi lên 5,5 tỉ USD vào năm 2014. Nga và Ai Cập tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên vào tháng 6-2015 và sau đó tiến hành tập trận chung vào tháng 10-2016. Đến tháng 9-2017, Cairo hoàn tất quá trình đàm phán với Moscow về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập.
Moscow được cho là đã triển khai lực lượng đặc nhiệm tới khu vực giáp biên giới giữa Ai Cập và Libya hồi tháng 3 năm nay. Điều này cho thấy vai trò ngày càng tăng của Nga tại Libya – quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 9 trên thế giới. Tại đây, ông Putin đang hậu thuẫn cho tướng Khalifa Haftar, người quản lý khu vực miền Đông giàu dầu mỏ của Libya. Nga hỗ trợ về phương diện ngoại giao và quân sự cho tướng Haftar, nhân vật tới Moscow tổng cộng 3 lần từ mùa hè năm 2016. Tháng 2 vừa qua, Điện Kremlin đưa hàng chục binh sĩ bị thương của ông Haftar đến Moscow điều trị.
Vào tháng 6-2015, Nga lần đầu tiên ký bản ghi nhớ về hợp tác hạt nhân với Tunisia. Đến tháng 9-2016, bản ghi nhớ được nâng lên thành thỏa thuận hợp tác hạt nhân. Vào cuối năm 2016, thời điểm du khách Nga không thể tới Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 600.000 người Nga đã chọn Tunisia là điểm đến thay thế, tăng gấp 10 lần so với năm 2015. Đây là một con số khá lớn nếu so với gần 3 triệu du khách Nga từng đến Ai Cập hằng năm.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (trái) tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cairo hôm 11-12 Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Algeria từ lâu có quan hệ tốt với Nga, đồng thời là nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga trong suốt những năm 2000. Vào năm 2014, 2 nước ký thỏa thuận xuất khẩu xe tăng chiến đấu được xem là lớn nhất thế giới – có giá trị lên đến 1 tỉ USD.
Trong khi đó, Vua Mohammed VI của Morocco hồi tháng 3-2016 có chuyến thăm Moscow lần đầu tiên trong 14 năm. Hai nước đã ký một số thỏa thuận về năng lượng và chống khủng bố và đưa ra tuyên bố chung về “quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc”. Morocco đang đặt mục tiêu tăng lượng du khách Nga tới nước này lên 400% – tương đương con số 200.000 du khách/năm – trong vòng 3 năm tới.
Động lực chính để Moscow tập trung vào châu Phi là bán vũ khí và mở rộng ảnh hưởng về kinh tế. Moscow đã sử dụng Syria để “chào hàng” các loại vũ khí mới nhất và bước đi này tỏ ra hiệu quả. Nhiều khách hàng, trong đó có những nước châu Phi, bắt đầu xếp hàng để mua những loại vũ khí đã được chứng tỏ khả năng ở Syria.
Liên Xô trước đây đổ nguồn lực vào “lục địa đen” vì lý do hệ tư tưởng . Ông Putin sẽ không làm như vậy. Những mục tiêu lớn hơn của Điện Kremlin là về chính trị và địa chiến lược. Nhìn chung, những động thái quân sự của ông Putin ở Trung Đông và Bắc Phi làm hạn chế khả năng thao túng của phương Tây.
Các nước Bắc Phi ở bờ biển phía Nam Địa Trung Hải còn có thể giúp Nga tiếp cận các cảng nước ấm vốn rất được Moscow quan tâm. Một sự tiếp cận như thế sẽ cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân sự ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.
Những kế hoạch của Điện Kremlin có thể sẽ không diễn ra trơn tru như mong đợi nhưng vẫn có thể đạt được một số thành công nhất định. Hơn nữa, phát triển các mối quan hệ gần gũi sẽ giúp Điện Kremlin có được đòn bẩy chính trị. Cairo đã chấp nhận lập trường của Moscow trong việc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi đó, việc ủng hộ tướng Haftar ở Libya sẽ giúp ông Putin tiếp cận tốt hơn các thị trường năng lượng (điều ông đang tìm kiếm để bảo đảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng Nga), đồng thời tự đặt mình vào vị trí kiến tạo hòa bình. Trong khi đó, thông qua hợp tác với Morocco – đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực – Moscow sẽ gửi tín hiệu đến Washington rằng họ cũng phải đối phó với ông Putin ở đây.
Bắc Phi là một vũ đài quan trọng đối với chương trình nghị sự của ông Putin, người từng tuyên bố châu Phi không thể nằm bên lề các mối quan hệ quốc tế. Về điều này, Washington nên tin những gì nhà lãnh đạo Nga nói.
Theo Phạm Nghĩa
Người lao động
Khủng hoảng vùng Vịnh: Qatar nhận thêm trừng phạt
Bốn nước vùng Vịnh do Saudi Arabia dẫn đầu đã bổ sung thêm 9 đơn vị và 9 cá nhân vào danh sách cấm vì liên quan đến việc ủng hộ khủng bố của Qatar.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi - Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn nhà nước Saudi SPA cho biết nhóm mới bổ sung vào danh sách cấm bao gồm những đơn vị ở Libya và Yemen và những cá nhân ở Qatar, Yemen và Kuwait.
Các nước Ả rập cho rằng những đơn vị và cá nhân trên có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với gới hữu trách Qatar.
Nhóm bốn nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain cáo buộc một số trong các đơn vị và cá nhân trên giữ vai trò gây quỹ hỗ trợ cho nhóm phiến quân Mặt trận Nusra và các nhóm dân quân khác ở Syria. Số còn lại là những người đã đóng góp và ủng hộ lực lượng khủng bố Al Qaeda.
Trước đó, theo hãng tin Reuters, bốn quốc gia này đã cô lập và cách ly Qatar bằng cách cắt tất cả các mối quan hệ ngoại giao và giao thương với Doha vào đầu tháng 6.
Sau đó các nước do Saudi dẫn đầu đã liệt kê hàng chục đơn vị và cá nhân liên quan đến Qatar vào danh sách đen.
Hôm 24-7, tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cũng đã tuyên bố chính quyền Cairo sẽ tiếp tục phong tỏa Qatar bất chấp các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tồi tệ này.
"Ai Cập sẽ giữ nguyên quyết định của mình và sẽ không thay đổi về vấn đề này. Sự kiên trì, lập trường của chúng tôi và của khối này tự bản thân chính là áp lực dành cho Qatar" - ông al-Sisi khẳng định.
Cuối tuần trước, quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani tuyên bố Doha sẵn sàng đối thoại nhưng bất kỳ giải pháp nào cũng phải tôn trọng chủ quyền của Qatar.
Trong khi đó bốn quốc gia Ả rập muốn Qatar cắt giảm quan hệ với Iran, đóng cửa căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar và đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera mà các nước này cho là cực đoan.
Kuwait đang đứng ra làm trung gian để tìm một giải pháp hòa giải giữa các nước Ả rập và Qatar trong khi Mỹ, Đức và Pháp kêu gọi đối thoại giữa các bên liên quan.
Ngày 24-7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố Matxcơva sẵn sàng nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng tại vùng Vịnh nếu nhận được yêu cầu.
Theo ông Lavrov, hiện Matxcơva đang tiếp xúc với tất cả các bên trong cuộc xung đột này và mong giải quyết khủng hoảng trên cơ sở tính đến những lo ngại của nhau, tìm được những giải pháp mà các bên cùng chấp nhận được.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã rời Qatar, kết thúc chuyến thăm vùng Vịnh trong nỗ lực hòa giải căng thẳng, nhưng không đạt được đột phá nào.
Ankara là đồng minh mạnh nhất của Qatar trong cuộc tranh cãi ngoại giao hiện nay và đã thông qua một đạo luật điều binh sĩ tới căn cứ của mình tại Doha như một dấu hiệu khẳng định sẽ sát cánh bên Qatar trong mọi hoàn cảnh.
Theo Tuổi Trẻ
Putin bất ngờ đến Syria ăn mừng chiến thắng IS Cũng trong chuyến thăm này, ông Putin tuyên bố rút phần lớn quân đội khỏi Syria. Ông Putin bắt tay người đồng cấp Syria. Ngày 11.12, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ có mặt ở căn cứ quân sự Latakia, miền đông bắc Syria, để chúc mừng lực lượng quân đội nước này đã giải phóng thành công Syria khỏi tay khủng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài

Hội nghị Ngoại trưởng BRICS tìm giải pháp cho thế giới đa cực đầy thách thức

Iran nêu những điều kiện không thể nhượng bộ trong đàm phán với Mỹ

Cảnh báo tác động từ thuế quan mới của Mỹ đối với khối Arập

Tổng thống Ukraine thừa nhận hoạt động ám sát sĩ quan cấp cao Nga

Nga 'gia tăng khoảng cách' với Ukraine về chi tiêu quân sự

Pháp cảnh báo tái trừng phạt Iran nếu an ninh châu Âu bị đe dọa

Mỹ trừng phạt 3 công ty vận tải dầu khí liên quan tới Houthi

Chuyên gia lần đầu tiết lộ yêu cầu thực sự của Nga với phương Tây trong xung đột Ukraine

Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk

Ông Mark Carney tái đắc cử thủ tướng, dẫn dắt Canada ứng phó chính sách thương mại Mỹ

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng
Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu 'đốt tiền' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?
Netizen
16:02:54 29/04/2025
Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời
Hậu trường phim
15:56:57 29/04/2025
3 con giáp may mắn nhất tháng 4 âm: Sự nghiệp nở rộ, tiền bạc dồi dào, cuộc sống viên mãn
Trắc nghiệm
15:51:34 29/04/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt
Phim châu á
15:46:09 29/04/2025
Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu
Sao việt
15:43:31 29/04/2025
Ông hoàng phim 18+ bị gia đình từ mặt, 2 lần tự tử vì bệnh tâm lý
Sao châu á
15:32:03 29/04/2025
Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong
Tin nổi bật
15:19:42 29/04/2025
Bạn trai của Jennifer Garner đưa ra tối hậu thư
Sao âu mỹ
15:05:52 29/04/2025
Lừa bán Iphone, Macbook giá rẻ chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
Pháp luật
15:05:23 29/04/2025
Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc
Thế giới số
14:40:31 29/04/2025