Vụ đại gia thủy sản miền Tây lừa đảo: Truy tố 27 bị can
Liên quan đến vụ đại gia thủy sản miền Tây lừa đảo, ngoài 2 thuộc cấp,có tới 25 bị can trong vụ án này nguyên là lãnh đạo các chi nhánh, phòng chuyên môn của 5 ngân hàng là nạn nhân vụ lừa đảo này bị truy tố vì vi phạm trong cho vay.
Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án lừa đảo, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam, truy tố 27 bị can về hai tội danh trên.
Cụ thể, các bị can Trịnh Thị Hồng Phượng (Phó giám đốc Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam tỉnh Sóc Trăng) và Lâm Minh Mẫn (34 tuổi, Kế toán trưởng công ty Phương Nam) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
25 bị can còn lại nguyên là Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng, chuyên viên của 5 ngân hàng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Biệt thự gia đình ông Khuân được cho là lớn nhất Sóc Trăng đang được một doanh nghiệp thuê mở nhà hàng, khách sạn. (Ảnh: Báo Tri thức trực tuyến).
Các ngân hàng liên quan gồm: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Sở giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang), Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VDB Sóc Trăng), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sóc Trăng (Sacombank Sóc Trăng), Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Bạc Liêu (ABBank Bạc Liêu) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VCB Sóc Trăng).
Trong vụ án này có hai bị can là Lâm Ngọc Khuân (nguyên chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam) và Lâm Ngọc Hân (con gái của Khuân) được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu vụ lừa đảo này nhưng đã bỏ trốn đi Mỹ. Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế, khi bắt được sẽ xử lý sau.
Cũng theo cáo trạng, Công ty Phương Nam hoạt động trong lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, mua bán thức ăn tôm và vật tư nuôi tôm.
Trong quá trình kinh doanh, công ty Phương Nam luôn thua lỗ. Từ năm 2008 đến ngày 30/9/2012, công ty này đã lỗ trên 996 tỉ đồng và nợ các tổ chức tín dụng với số tiền rất lớn. Riêng dư nợ từ năm 2011 chuyển sang năm 2012 đã lên đến trên 1.679 tỷ đồng.
Để vay tiền của các ngân hàng, Lâm Ngọc Khuân, Lâm Ngọc Hân và các bị can Lâm Minh Mẫn, Trịnh Thị Hồng Phượng đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn, thế chấp hàng tồn kho, dùng một lô hàng thế chấp nhiều ngân hàng…
Cho đến nay, công ty Phương Nam không có tài sản bảo đảm để hoàn trả vốn vay cho 5 ngân hàng trên với số tiền gần 785 tỷ đồng.
Video đang HOT
Số tiền này Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân đều chiếm đoạt hết rồi bỏ trốn.
Các bị can Lâm Minh Mẫn và Trịnh Thị Hồng Phượng có vai trò đồng phạm tích cực, mặc dù biết nhưng vẫn thực hiện hành vi giúp sức phạm tội.
Qua điều tra, tổng số thiệt hại của 5 ngân hàng trên là hơn 825 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là VDB Sóc Trăng (314 tỷ đồng), ít nhất là ABBank Bạc Liêu (hơn 53 tỷ đồng).
Theo NTD
Lật tẩy vụ đại gia 'ôm nợ' 1.700 tỷ bỏ trốn
Với khoản nợ 1.700 tỷ đồng để lại quê nhà trước khi bỏ trốn ra nước ngoài ẩn náu. Đại gia thủy sản Phương Nam đã nghĩ cách gì để vay nợ, hòng qua mặt các tổ chức tín dụng và sống xa hoa lúc còn ở trên đất mẹ.
Đề nghị truy tố 25 cán bộ vụ đại gia nợ nghìn tỷ
Ông Lâm Ngọc Khuân - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam) đã vay tiền của 8 tổ chức tín dụng với hàng ngàn tỷ đồng.
Vậy nhưng, đến kỳ trả nợ, cả gia đình ông là những "quân cờ" chủ chốt của doanh nghiệp đã "bỏ của chạy lấy người" và bị truy nã quốc tế.
Cơ quan CSĐT (C48 - Bộ Công an) đã phanh phui sự việc, đưa ra những bằng chứng xác thực thể hiện chiêu trò "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của ông Lâm Ngọc Khuân và các đồng phạm.
Lập khống hồ sơ
Như TS đã thông tin, tổng số nợ vay của Công ty Phương Nam đến ngày 31/10/2012 lên đến 1.752 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 1.951 tỷ đồng và nợ lãi hơn 160 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bằng thủ đoạn gì mà ông Lâm Ngọc Khuân đã "qua mặt" được các tổ chức tín dụng vay với số tiền hàng ngàn tỷ đồng.
Cơ quan điều tra C48 đã chỉ ra, thực tế việc kinh doanh của Công ty Phương Nam lỗ nhiều, dư nợ lớn, mất khả năng thanh toán các khoản tiền vay.
Căn biệt thự lộng lẫy được xây dựng của đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân chiếm dụng vốn hơn 28 tỷ đồng của Công ty Phương Nam - Ảnh: Quốc Huy
Thế nhưng để kéo dài hoạt động của công ty, có tiền tiêu xài cá nhân, từ năm 2008 đến 2010, ông Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo Lâm Ngọc Hân (Giám đốc), Lâm Minh Mẫn (Kế toán trưởng) thực hiện nhiều hành vi gian dối để vay tiền từ các ngân ngàng.
Cụ thể, lập khống 19 báo cáo tài chính, với kết quả kinh doanh từ 2008 đến 2010 lãi hơn hơn 40 tỷ đồng gửi các ngân hàng để vay tiền.
Ông Khuân không quên chỉ đạo nộp tiền thuế đầy đủ cho Cục thuế tỉnh Sóc Trăng hòng qua mặt các ngân hàng.
Trong đó, Khuân ký 13 bản; Hân ký 4 bản; Trịnh Thị Hồng Phượng - (Phó GĐ) được Khuân ủy quyền ký 2 bản và Lâm Minh Mẫn - Kế toán trưởng ký hết 19 bản báo cáo tài chính.
Điểm đặc biệt chú ý khiến nhiều tổ chức tín dụng phải "ngã ngựa" sau này là nâng số lượng hàng tồn kho (tôm đông lạnh, xuất khẩu) với giá trị thực 123 tỷ đồng lên đến 747 tỷ đồng.
Có được báo cáo khống, doanh nghiệp này đã dùng nó để thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng. Để mua chuộc lòng tin, Công ty Phương Nam còn có văn bản cam đoan gian dối là "hàng tồn kho chưa dùng thế chấp cho bất kỳ tổ chức tín dụng nào". Văn bản của C48 đã chỉ ra điều này.
Ngoài ra, còn một số chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất nhân bản thành nhiều bộ hồ sơ gửi các ngân hàng để giải ngân, sử dụng nguồn vốn sai mục đích và chiếm đoạt tiền chi tiêu cá nhân.
Sống vương giả
Những ai một lần đi qua Sóc Trăng đều có thể nhìn thấy căn biệt thự như lâu đài mang kiến trúc phương Tây rất đồ sộ tọa lạc tại Km2127, QL1A, khóm 2, P.7, TP.Sóc Trăng do chính vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân tổ chức xây dựng.
Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam nơi xảy ra vụ án Ảnh: Quốc Huy
C48 đã chỉ ra, nguồn tiền ông Khuân vay từ 8 tổ chức tín dụng đã bị sử dụng vào mục đích cá nhân rất lớn.
Cụ thể, từ năm 2008 đến 2011, quá trình xây dựng căn biệt thự, ông Khuân chỉ đạo Trịnh Thị Hồng Phượng và Lâm Minh Mẫn ký hợp đồng thi công xây dựng với nội dung: "Thi công văn phòng làm việc của Công ty Phương Nam" để rút hơn 28 tỷ đồng từ doanh nghiệp này về mua nguyên vật liệu.
Sau khi xây dựng xong, ông Khuân và bà Trần Thị Mỹ (vợ ông Khuân) hợp thức hóa thủ tục cho Mỹ đứng tên chủ sở hữu và được UBND TP.Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Từ 1/1/2008 đến 30/9/2011, Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo Lâm Ngọc Hân và Lâm Minh Mẫn chi tạm ứng trên 71 tỷ đồng, với hàng trăm chứng từ đi nước ngoài, tiếp khách...
Tháng 8/2009, vợ chồng ông Khuân còn mua tiếp căn hộ cao cấp ở AD-5-12, Lô P5 Riverside Residence, P.Tân Long, Q.7, TP.HCM do Trần Thị Mỹ đứng tên.
Tiếp đến, khi thành lập mới nhà máy thuộc Công ty TNHH KM - Phương Nam, ông Khuân đã lấy 18 tỷ đồng tiền vốn của Công ty Phương Nam góp vốn vào doanh nghiệp này...
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, ông Lâm Ngọc Khuân đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 471 tỷ đồng từ nguồn vốn vay và tiền doanh nghiệp.
Rất nhiều tài liệu, hồ sơ lập khống liên quan đến "đại án" thủy sản Phương Nam đã được cơ quan CSĐT (C48 - Bộ Công an) thu thập từ các cá nhân và 8 ngân hàng có liên quan.
Trong số 8 ngân hàng cho Công ty Phương Nam vay tiền, có 5 tổ chức tín có người bị đề nghị truy tố ra trước pháp luật. Vậy, có 3 tổ chức tín dụng còn lại vì sao lại không bị "nhúng chàm" trong quá trình điều tra?
Quốc Huy
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Trốn sang Mỹ sau khi lừa gần 900 tỉ đồng VKSND Tối cao ngày 19/12 cho biết vừa ra cáo trạng truy tố 27 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". ảnh minh họa Trong 27 bị can có Trịnh Thị Hồng Phượng, nguyên Phó Giám đốc và Lâm Minh Mẫn, nguyên...