Vụ cựu tướng Phan Văn Vĩnh: Ai nộp tiền lớn nhất khắc phục hậu quả?
Trong vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ, có nhiều đối tượng thu lợi bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc đã nộp lại khoản tiền khá lớn để khắc phục hậu quả. Trong số này có Phan Sào Nam, người đã thu lời bất chính số tiền lớn thứ hai trong vụ án.
Bị can Phan Sào Nam (ảnh IT).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Phú Thọ, trong 92 bị can bị truy tố có trường hợp rất đáng chú ý đó là Phan Sào Nam. Bị can này là Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty VTC online, có trình độ am hiểu về công nghệ thông tin, vì mục đích cá nhân, đã tiếp nhận đề nghị của Hoàng Thành Trung, Giám đốc Trung tâm phần mềm Công ty VTC Intecom về việc tìm đối tác phát hành phần mềm tổ chức đánh bạc bằng hình thức Rikvip/TipClub mà Trung có sẵn.
Sau đó Phan Sào Nam kết nối với Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty CNC thống nhất việc Công ty CNC làm nhiệm vụ phát hành game lên mạng và ký hợp đồng hợp tác. Tiếp đó Phan Sào Nam còn ký hợp đồng với Công ty Nam Việt xây dựng phần mềm tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet. Bị can Nam chỉ đạo các thành viên trong công ty thiết lập hạ tầng máy chủ cho game bài Rikvip/Tip.Club; chỉ đạo đối soát, tiếp nhận tiền doanh thu tổ chức đánh bạc, chi phí trả thưởng cho đối tượng đánh bạc. Phan Sào Nam đã thu lời bất chính số tiền hơn 1.475 tỷ đồng.
Phan Sào Nam đã chuyển tiền lòng vòng qua nhiều nấc trung gian đến người thân, bạn bè để gửi tiết kiệm, góp vốn đầu tư dự án, mua bất động sản nhằm rửa khoản tiền bất chính trên.
Video đang HOT
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội Phan Sào Nam đã bỏ trốn, đối tượng bị truy nã quốc tế. Tuy nhiên Nam đã chủ động ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền của bản thân và đồng phạm; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ án, tự nguyện nộp lại khoản tiền lớn đã thu lời bất chính để khắc phục.
Trong vụ án này, Nguyễn Văn Dương, người thu lời bất chính số tiền hơn 1.655 tỷ đồng, đây là số tiền thu lời bất chính cho cá nhân lớn nhất trong vụ án. Tuy nhiên đến nay số tiền và tài sản của Nguyễn Văn Dương bị kê biên và tạm giữ chỉ khoảng 225 tỷ đồng.
Đối với Phan Sào Nam, người thu lời bất chính số tiền lớn thứ hai (hơn 1.475 tỷ đồng), số tiền và tài sản bị tạm giữ, kê biên của bị can này lớn hơn rất nhiều so với trường hợp của Nguyễn Văn Dương. Cụ thể, đến nay Cơ quan điều tra đang tạm giữ số tiền hơn 821,5 tỷ đồng; phong tỏa gần 77 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng; kê biên 2 nhà trị giá 12,4 tỷ đồng; phong tỏa 13 hợp đồng mua căn hộ trị giá gần 140 tỷ đồng; tạm giữ 5 ô tô các loại của Phan Sào Nam.
Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, bị can Phan Sào Nam bị truy tố 2 tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền, bị can này được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ, không bị tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định trong Bộ luật Hình sự.
Trong vụ án này còn có nhiều bị can khác nộp lại khoản tiền lớn đã chiếm đoạt để khắc phục như: Bị can Đỗ Bích Thủy, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ và phát triển đầu tư Nam Việt đã nộp 50 tỷ đồng; bị can Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc kỹ thuật Trung tâm thanh toán – Công ty CNC nộp hơn 15 tỷ đồng/ 20,6 tỷ đồng đã chiếm đoạt; bị can Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng kỹ thuật vận hành Trung tâm thanh toán- Công ty CNC thu lời bất chính hơn 18 tỷ đồng từ hành vi tổ chức dánh bạc, số tiền này bị can đi mua bất động sản, hiện Cơ quan điều tra đã kê biên toàn bộ số bất động sản này.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Phú Thọ, vụ án Sử dụng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn, Rửa tiền; Đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành do bị can Nguyễn Văn Dương và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao, có sự trợ giúp của ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Sau 28 tháng vận hành chương trình phần mềm và giải pháp công nghệ có tích hợp game bài Rikvip/TipClub, 23Zdo, Zon/Pen các đối tượng thuộc nhóm vận hành game đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng một hệ thông gồm 25 “đại ký cấp 1″, 5.877 “đại lý cấp 2″ để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại. Theo đó đã lôi kéo được gần 43 triệu tài khoản tham gia đăng ký đánh bạc trực tuyến. Tổng thu lời bất chính thông qua hoạt động nạp tiền, thẻ dịch vụ tổ chức đánh bạc trái phép là hơn 9.800 tỷ đồng.
Trong vụ án này có 92 bị can bị truy tố theo 6 tội danh.
Theo Danviet
Cựu tướng Phan Văn Vĩnh và điều bất ngờ khi ăn năn hối cải
Trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã nhận xét về thái độ khai báo của bị can Phan Văn Vĩnh (từng là trung tướng, từng là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, bị tước danh hiệu Công an nhân dân khi khởi tố). Nhận xét này khác hẳn với nhận xét của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ ở giai đoạn điều tra.
Ông Phan Văn Vĩnh khi còn công tác (ảnh IT).
Theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, khi còn đương chức ông Phan Văn Vĩnh đã có hành vi lợi dụng việc Bộ Công an cho phép thành lập công ty bình phong thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (công ty CNN) đã đồng tình với đề nghị của Nguyễn Thanh Hóa và ký ban hành quyết định công nhận Công ty CNN là Công ty bình phong khi chưa có ý kiến của cơ quan chức năng là trái với quyết định của Bộ Công an.
Dấu hiệu đặc biệt lưu ý của sự "chống lưng" cho Nguyễn Văn Dương thực hiện tội phạm tổ chức đánh bạc của ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa ở chỗ: Tổng cục Cảnh sát cho Công ty CNN thuê trụ sở ở số 10 Hồ Giám để vận hành hệ thống đánh bạc. Không những thế, trong trụ ở làm việc của Công ty CNN còn có phòng làm việc treo biển ghi: Bộ Công an -Cục C50; Phòng làm việc của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng.
Điều này thể hiện chính người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đấu tranh với tội phạm công nghệ cao đã dung túng cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời ngăn cản có hiệu quả đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Nguyễn Văn Dương và đồng phạm.
Hành động trợ giúp cho Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm tổ chức đánh bạc của ông Phan Văn Vĩnh không dừng lại ở đó, mà còn ký đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tổ chức đánh bạc của Công ty CNN; đồng thời chỉ đạo ông Nguyễn Thanh Hóa ký văn bản báo cáo đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an cho Công ty CNN tiếp tục tổ chức đánh bạc (vận hành cổng trò chơi đổi thưởng game bài Tip.Club).
Một điểm rất đáng chú ý liên quan đến thái độ khai báo của ông Phan Văn Vĩnh, tại kết luận điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ nhận xét: Trong quá trình điều tra, bị can Phan Văn Vĩnh chưa thực sự hợp tác và thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình. Bị can Vĩnh vẫn còn tìm cách che giấu, trốn tránh trách nhiệm hình sự. Hành vi trên của bị can Vĩnh cần phải xử lý nghiêm khắc trước pháp luật để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
Tuy nhiên khi vụ án chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, cơ quan này đã nhận xét: Bị can Phan Văn Vĩnh khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của mình.
Ông Phan Văn Vĩnh không thừa nhận lời khai của Nguyễn Văn Dương đã cho ông 27 tỷ đồng và 1.750.000 USD. Việc Nguyễn Văn Dương khai cho ông Vĩnh chiếc động hồ Rolex trị giá 7.000 USD, bị can Vĩnh đã trả tiền mua đồng hồ cho Dương 1,1 tỷ đồng, sau đó làm mất đồng hồ. Việc này đã được Cơ quan điều tra tách ra khi nào làm rõ được xử lý sau.
Theo Danviet
Cựu tướng Phan Văn Vĩnh bị truy tố tội có khung hình phạt 10 năm tù Ngày 31.8, theo nguồn tin của PV Dân Việt, Viện Kiểm sát nhân dân Phú Thọ đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can trong vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng internet. Trong vụ án này có ông Phan Văn Vĩnh (từng là Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, bị tước danh hiệu Công an...