Vụ cứu hộ cháu bé rơi vào hố trụ bê tông ở Đồng Tháp: Câu chuyện về sự chuyên nghiệp
Đã gần 10 ngày kể từ lúc một cháu bé rơi vào hố trụ bê tông ở Đồng Tháp, các nỗ lực để đưa thi thể cháu bé vẫn còn đang được tiến hành.
Công tác cứu hộ cháu bé rơi vào hố trụ bê tông ở công trình cầu Rọc Sen của tuyến đường ĐT857 qua địa bàn xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) vẫn đang được khẩn trương tiến hành cho dẫu đã không có phép màu nào xảy đến với nạn nhân- bé trai T.L.H.N. (10 tuổi, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).
Cũng không khỏi xót xa khi trong những ngày qua, từ khoá “cháu bé rơi vào trụ bê tông” đã có hàng triệu lượt tìm kiếm với hy vọng các nỗ lực giải cứu cháu bé đem lại một thành công nào đó.
Vụ việc xảy ra vào ngày 31/12/2022 khi cháu N. cùng nhóm bạn đi vào công trường và không may rơi xuống hộ trụ bê tông sâu 35 mét. Đến ngày 4/1/2023, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xác nhận cháu N. đã tử vong.
Quá trình giải cứu bé N. có yếu tố cản trở quá trình cứu nạn là do ảnh hưởng về địa chất địa tầng, thiết bị được vận chuyển từ nơi xa đến nên lực lượng chức năng không thể chủ động được, phải thay đổi, xoay chuyển nhiều phương án cứu hộ. Đây là lý do chậm rút trụ bê tông lên theo như dự tính trước đó.
Được biết, trong khi tại công trường nơi xảy ra tai nạn thương tâm này, các lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương làm công tác cứu hộ theo phương án mới nhất, lãnh đạo Bộ Xây dựng vừa có văn bản 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng các công trình trên địa bàn.
Đáng chú ý văn bản này được đưa ra sau khi một loạt vụ trẻ nhỏ đi vào công trường xây dựng và trượt chân xuống các hố móng thi công, gây nên các vụ tai nạn thương tâm.
Hiện trường vụ tai nan với cháu N.
Video đang HOT
Mặc dù văn bản nói trên của Bộ Xây dựng là hướng đến công tác an toàn lao động song một nội dung được nêu lên là đối với các nhà thầu thi công xây dựng, phải xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản; có các biện pháp kỹ thuật an toàn đối với hố đào sâu (hố cọc, móng…) đang thi công để tránh người bị rơi ngã, tai nạn.
” Tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công theo các quy định tại mục 2.1.12 QCVN 18:2021/BXD (đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài như ngày lễ, Tết sắp tới)”- văn bản Bộ Xây dựng nêu rõ.
Mặc dù nhiều nỗ lực cứu hộ đã được các lực lượng chức năng, lãnh đạo các cấp vào cuộc, kể cả Thủ tướng cũng đã có công điện về vụ việc cháu N., một vấn đề cấp thiết được đặt ra là tính chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ rõ ràng cần được nâng cao, gắn chặt với các lực lượng thi công tại chỗ. Nhấn mạnh tính chuyên nghiệp chính là ở chỗ có thể tận dụng những khoảng thời gian vàng để có thể giành lại sự sống cho đối tượng ngộ nạn như cháu N.
Yếu tố chuyên nghiệp còn thể hiện chính là việc lực lượng cứu hộ trực tiếp tại địa bàn thay vì bị động xử lý vụ việc cần có các giải pháp phối hợp với các lực lượng thi công tại các công trình sở tại lên được các kịch bản, các tình huống xử lý sự cố trong khi yếu tố an toàn tại công trường còn ít nhiều lỏng lẻo, sơ hở, nguy hiểm ngay cả với người lớn chứ chưa nói đến các cháu nhỏ
Khi các kịch bản phối hợp như thế được lên sẵn thì cùng với việc nỗ lực huy động phương tiện sẵn có và chuyên dùng mới đem lại hy vọng giảm thiểu tối đa các hậu quả nghiêm trọng tại các công trường thi công.
Thay vì trách các cháu nhỏ thì chúng ta, những người lớn nhất là những người chịu trách nhiệm quản lý thi công cùng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn rõ ràng dù đã cần trọng nay vẫn cần cẩn trọng hơn, đã chuyên nghiệp vẫn cần chuyên nghiệp hơn.
Nhìn rộng ra nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam chưa có điều kiện để thành lập một cơ quan cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp mang cấp bộ như ở một số quốc gia để tăng cường quản lý cũng như có điều kiện huy động được tối đa về sức người, phương tiện thì bên cạnh những đầu tư về trang thiết bị cũng cần dành những khoảng đầu tư thoả đáng để nâng cao trình độ, kỹ năng và xây dựng các kịch bản, cảnh huống cho lực lượng làm công tác cứu hộ, cứu nạn trong các hoàn cảnh do thiên tai cũng như do con người gây ra.
Các gia đình, các trường học qua vụ việc cháu N. cũng cần đặc biệt chú ý việc dạy dỗ bảo ban các cháu nhỏ về kỹ năng sống mà cụ thể là kỹ năng tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè cùng các kỹ năng sinh tồn khác để rồi đây sẽ không còn xảy ra những vụ tai nạn thương tâm với các cháu nữa.
Câu chuyện chuyên nghiệp trong cứu nạn, cứu hộ phải chăng là như thế?
Sau vụ bé trai rơi trụ bê tông, Đồng Tháp ra công văn khẩn về an toàn lao động
UBND tỉnh Đồng Tháp có công văn khẩn yêu cầu tăng cường công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình sau khi xảy ra vụ việc bé trai rơi ống trụ bê tông dẫn đến tử vong
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn khẩn về việc tăng cường công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình đã được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ từ công tác thiết kế, tổ chức thi công đến việc theo dõi, kiểm tra giám sát công trình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số Chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức, còn sự chủ quan trong công tác quản lý, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường khu vực thi công; việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến thiếu an toàn trong thi công.
Lực lượng cứu hộ bé trai bị rơi xuống trụ bê tông công trình cầu Rọc Sen, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Để tăng cường công tác an toàn lao động, hạn chế tối đa sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư công trình xây dựng, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động.
Đồng thời, chủ động tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót tại cơ quan, đơn vị mình.
Đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng, UBND tỉnh yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Bé trai được xác định là đã tử vong và lực lượng chức năng vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp để đưa cháu bé lên
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị khẩn trương yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tổng rà soát, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình từ khâu thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình; bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất các yếu tố gây nguy hiểm đến tính mạng, gây hại đến sức khỏe người lao động và Nhân dân.
Kịp thời phát hiện những trường hợp không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động trong công trình xây dựng hoặc cố ý sai phạm để chấn chỉnh và kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng, phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Trong đó, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng.
Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công...
Trước đó ngày 31-12-2022, tại công trình xây dựng cầu Rọc Sen (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã xảy ra vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35 m. Đến nay sau hơn 5 ngày lực lượng chức năng vẫn chưa thể đưa được cháu bé lên.
Hiện tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người cũng đã trực tiếp đến hiện trường tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai công tác sớm đưa bé lên.
Dự án cầu Kênh Rọc Sen thuộc Gói thầu số 14 dự án Xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn QL.30 - ĐT.845 do sở GTVT Đồng Tháp làm chủ đầu tư và do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp được giao nhiệm vụ quản lý.
Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Công trình cầu phà thành phố Hồ Chí Minh - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T: Công ty Cổ phần Công trình cầu phà thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải là đơn vị giám sát thi công.
Nhiều đơn vị chi viện giải cứu cháu bé bị lọt trong lòng cọc bê tông Tại hiện trường, lực lượng cứu hộ và công binh Quân khu 9 đã chuẩn bị hệ thống neo để thực hiện việc nhổ cọc bê tông, tiến hành các biện pháp giải cứu cháu bé tại công trình cầu Rọc Sen. Trưa 4/1, các lực lượng thi công, cứu hộ vẫn đang tích cực, khẩn trương công tác giải cứu cháu bé...