Vụ Cty Thuận Phong: Lợi dụng danh nghĩa Bộ Quốc phòng để trục lợi
Theo công bố của các cơ quan chức năng, Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại dịch vụ Thuận Phong ( Công ty Thuận Phong) lấy danh nghĩa sản xuất tại khu kinh tế Bộ Quốc phòng, trong khi địa điểm trên là không có thật, thậm chí công ty này còn làm giả cả nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và giả bảo hộ của tổ chức cơ quan nhà nước…
Tự gắn chứng nhận hợp quy lên sản phẩm
Sau khi kiểm tra địa điểm sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong tại Đồng Nai, tại Đăk Lăk, đoàn kiểm tra liên ngành 389 quốc gia cũng đã phát hiện hàng hóa tại kho, tại tủ mẫu trưng bày sản phẩm của Công ty Thuận Phong có in nhãn có dấu chứng nhận của Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) – trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn -Đo lường -Chất lượng (Bộ KHCN).
Những sản phẩm đã được “ra lò” của Công ty Thuận Phong được giới thiệu là sản xuất bằng công nghệ hiện đại của Hà Lan (?!). Ảnh: CQCA
Mới đây, tại Văn bản số 27 ngày 17.5.2016 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia (về việc tham gia ý kiến xử lý vi phạm tại Công ty Thuận Phong) gửi Văn phòng Chính phủ khẳng định: “…các dấu hiệu vi phạm pháp luật của Công ty Thuận Phong có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến chuyên môn của nhiều bộ, ngành và có yếu tố nước ngoài, đang được báo chí, dư luận quan tâm. Kết quả xử lý phải đúng pháp luật và chỉ ra được thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phân bón, tạo được sự đồng thuận cao giữa các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân…”.
Để đảm bảo khách quan, xác định hành vi vi phạm đúng người, đúng tội, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã có văn bản trao đổi và đề nghị Bộ NNPTNT; Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Công Thương… cho biết về các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động sản xuất phân bón, hoạt động sang chiết, đóng gói, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, nhãn mác… và tính pháp lý về hoạt động sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong. Sau khi nhận được văn bản trên, các đơn vị đều có văn bản trả lời Ban chỉ đạo 389.
Cụ thể, ngày 30.10.2015, QUACERT đã có Công văn số 11846 do ông Trần Quốc Quân – Phó Giám đốc Trung tâm ký, khẳng định chưa từng cấp giấy chứng nhận nào cho Công ty Thuận Phong. Công ty này đã in giả cả dấu chứng nhận hợp quy CR thuộc quyền sở hữu của QUACERT.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của NTNN, một lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ KHCN) cho rằng, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đều nêu rõ nghiêm cấm hành vi giả mạo dấu chứng nhận. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các công bố liên quan đến sản phẩm, vì điều này ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nếu giả mạo chứng nhận là lừa dối người tiêu dùng và hành vi này phải bị xử lý.
Cũng theo vị lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Công ty Thuận Phong có thể có “nhãn phụ” bằng ngôn ngữ khác trên nhãn hàng hóa, nhưng trên chai 1 lít và 5 lít gắn nhãn gốc tiếng nước ngoài, nhãn phụ tiếng Việt và nội dung ghi rõ là “phân bón Mỹ nhập khẩu”, không có nội dung sang chiết, đóng chai tại Thuận Phong và không có nội dung được nhượng quyền của Công ty Bio Huma Netics (Mỹ).
Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm phân bón của Công ty Thuận Phong sản xuất còn lưu tại kho (1.021 sản phẩm) và bày bán ở các chi nhánh tại Đăk Lăk đều ghi: “Nhà máy sản xuất: Lô K888, Khu kinh tế quốc phòng, phường Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
Bộ Khoa học-Công nghệ khẳng định hàng giả
Tại công văn 3645 ngày 30.9.2015 của Bộ KHCN có ghi rõ: “Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “HUMA GRO” cho sản phẩm “phân bón” ở Việt Nam chưa được xác lập cho Công ty Bio Huma Netics, do đó công ty này không có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên tại Việt Nam để chuyển giao cho chủ thể khác dưới bất kỳ dạng hợp đồng nào, do đó việc thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu “HUMA GRO” trên lãnh thổ giữa Công ty Bio Huma Netics và Công ty Thuận Phong không có giá trị với cơ quan quản lý Việt Nam”.
Tiếp đến, công văn số 3767 ngày 9.10.2015 của Bộ KHCN gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai nêu rõ: Việc Công ty Thuận Phong sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm phân bón mang nhãn hiệu “HUMA GRO” là hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29.8.2013 của Chính phủ.
Tới ngày 12.1.2016, Bộ KHCN tiếp tục có công văn số 117 nói rõ: Khoản 3 Điều 2 Nghị định 89 của Chính phủ ngày 30.8.2006 về nhãn hàng hoá quy định: Nhãn gốc của hàng hoá là nhãn thể hiện lần đầu được gắn lên hàng hoá. Khoản 3 Điều 9 Nghị định 89 quy định hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thực hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
“Việc chai phân bón loại 1 lít của Công ty Thuận Phong có gắn nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhãn phụ bằng tiếng Việt ghi là Phân Mỹ nhập khẩu sẽ được hiểu là hàng hoá nhập khẩu. Trong thực tế, chai phân bón 1 lít là do Công ty Thuận Phong sản xuất, không phải là sản phẩm được nhập khẩu nguyên ở dạng chai 1 lít… Như vậy, chai phân bón 1 lít của Công ty Thuận Phong có nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, thương nhân khác (nước ngoài), giả mạo nơi sản xuất, đóng gói hàng hoá. Theo quy định tại Điểm e Khoản 8 Điều 3 của Nghị định 185/2013 của Chính phủ thì hàng hoá có nhãn vi phạm như trên là hàng giả.
Cũng tại công văn số 117 của Bộ KHCN nêu: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 89/2006/NĐ-CP: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu được gắn lên hàng hóa, trong khi hàng hóa nhập khẩu của Thuận Phong là bình 113 lít và 1.000 lít và nhãn gốc chỉ được gắn trên bình 113 lít và 1.000 lít.
Trao đổi với NTNN, một lãnh đạo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia (xin giấu tên) cho biết, từ căn cứ trên, Công ty Thuận Phong khiến cho cả người mua và người sử dụng hiểu lầm là các loại phân bón này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ (kể cả chai nhựa, nhãn hàng hóa…), thu lợi bất chính, sản xuất không có giấy phép…
Do vậy, theo vị lãnh đạo này, việc Đoàn Kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận và xác định trong Biên bản kiểm tra tại hiện trường “hành vi sang chiết, dán nhãn mác như trên của Công ty Thuận Phong có dấu hiệu tội sản xuất hàng giả” là đúng theo quy định tại Điểm đ, e, Khoản 8, Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cũng liên quan đến vụ việc, Bộ Quốc phòng đã có Văn bản số 4894/BC-BQP ngày 11.6.2015 và Báo cáo số 1447/BC-TTr ngày 9.12.2015 của Thanh tra Bộ Quốc phòng báo cáo xác định rõ sai phạm của Công ty Thuận Phong là mạo nhận một tổ chức không có thật. Theo các văn bản này, Bộ Quốc phòng khẳng định, Công ty Thuận Phong đã lợi dụng danh nghĩa quốc phòng để ghi nhãn địa chỉ sản xuất thuộc khu kinh tế quốc phòng, không được đơn vị quốc phòng cho phép là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Bộ Quốc phòng.
Theo Danviet
Chuyển VKS vụ trung tá công an bị tố trục lợi bảo hiểm
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cho biết đã có cơ sở kết luận người điều khiển xe gây tai nạn chính là trung tá Bùi Minh Thắng, bà Lê A chỉ là người "đóng thế".
Liên quan đến vụ trung tá công an bị tố trục lợi bảo hiểm, tin tức trên báo Tuổi trẻđăng tải, trong thông báo vừa được gửi cho bà Lê A (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cho biết có cơ sở xác định bà Lê A không phải là người điều khiển ôtô 95L-8888, mà chính ông Bùi Minh Thắng (trung tá, công tác tại Phòng cảnh sát chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Hậu Giang) điều khiển xe và gây tai nạn.
CSGT quận Thốt Nốt xử lý vụ việc không đúng với quy trình giải quyết vụ tai nạn giao thông, tạo điều kiện cho bà Lê A nhận thay trách nhiệm cho ông Thắng.
Theo thông báo này, bà Lê A, ông Thắng, ông Bùi Hoàng Bào (cha ông Thắng - nguyên giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang) và bà Mã Thu Thảo (vợ ông Thắng) có hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Bảo Việt Hậu Giang với số tiền trên 300 triệu đồng.
Hành vi này có dấu hiệu của tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chiếc xe tang vật của vụ án (Ảnh: Lao động)
Ngày 27/4, ông Nguyễn Thống Nhất - viện trưởng Viện KSND TP Cần Thơ - cho biết đã nhận được đơn tố cáo của bà Lê A từ Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao, hồ sơ được chuyển sang Cơ quan điều tra Công an TP Cần Thơ.
Báo Công an TP.HCM cũng thông tin về vụ việc, theo đơn tố cáo của bà A tối ngày 26/11/2012, ông Thắng đã lái chiếc Camry 95L- 8888 trong lúc say xỉn, gây tai nạn tại khu vực Tân Phước 1 (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt , TP Cần Thơ).
Để được chi tiền bảo hiểm xe, ông Thắng nhờ vợ là bà Thảo gọi điện cho bà A đến hiện trường "đóng thế" người đã lái chiếc xe trên.
Theo báo Lao động đưa tin trước đó, ngày 13/10/2015, Thanh tra Công an tỉnh Hậu Giang nhận được đơn của bà A tố cáo Trung tá Bùi Minh Thắng có hành vi trục lợi bảo hiểm.
Ngoài việc tố cáo hành vi lừa đảo Cty bảo hiểm để trục lợi, trước đó, vào tháng 6/2015, bà Trần Thị Lê A cũng đã gửi đơn đến Công an tỉnh tố cáo Trung tá Bùi Minh Thắng trong thời gian từ năm 2011 - 2012 có vay của bà số tiền 800 triệu đồng nhưng không trả. Vấn đề này, Thanh tra Công an tỉnh đã xác minh, vụ việc cho thấy ông Thắng có vay của bà A số tiền 200 triệu đồng và đã trả đầy đủ.
Theo NTD
Nhân viên y tế giả mạo hồ sơ trục lợi tiền bảo hiểm Thấy việc chiếm đoạt tiền bảo hiểm không khó, Trang bàn với cộng sự giả mạo hồ sơ trục lợi cho bản thân. Tuy nhiên, hành tung của các nhân viên y tế này đã bị lật tẩy. Tại phiên tòa ngày 4-3, Nghiêm Thị Yến (SN 1990) và Nguyễn Thị Hạnh Trang (SN 1983) - đều là nhân viên của một bệnh...