Vụ Cty CP Nicotex Thanh Thái chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa: Phóng viên Lao Động tiếp tục cùng người dân “đào lên sự thật”
Ngày 30.8.2013 Báo Lao Động đăng bài “Cty Nicotex Thanh Thái (Thanh Hoá) chôn hàng tấn thuốc trừ sâu vào lòng đất, đang tâm đầu độc đồng bào”. Kể từ đó cho đến thời điểm xử lý môi trường cơ bản ở Cty gây ô nhiễm nghiêm trọng này, Lao Động là tờ báo kiên cường, quyết liệt nhất đeo bám vụ việc với hơn 200 tin bài.
Nhà báo Lâm Chí Công làm việc với ông Mai Văn Hanh – người tố giác việc chôn thuốc trừ sâu.
Sự kiện Nicotex Thanh Thái bắt đầu từ việc người dân thuộc các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân của huyện Cẩm Thuỷ và Yên Lâm của huyện Yên Định ngăn cản không cho một chiếc xe tải chở các thùng phuy chứa chất độc hại rời khỏi Cty vì họ cho rằng Cty này đang cố tình tẩu tán chất độc đi nơi khác nhằm che dấu hành vi tội ác của mình.
Hàng tấn thuốc sâu được đào lên tại khu vực khuôn viên Công ty CP Nicotex Thanh Thái sau khi người dân tố cáo. Ảnh: PV
Lao Động cùng nhiều cơ quan báo chí khác có mặt kịp thời. Không chỉ đưa tin sự kiện, phóng viên Lao Động dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Biên tập đã đeo bám hiện trường, sát cánh cùng người dân và chính quyền địa phương quyết phơi bày sự thật. Trước sự phản ứng gay gắt của người dân, Cty này ra sức ngăn cản sự có mặt của nhà báo. Tuy nhiên, bằng niềm tin và quyết tâm, những người dân ở đây đã hỗ trợ phóng viên Lao Động tìm cách đột nhập hiện trường. Và sự thật kinh hoàng bày ra trước mắt: Hàng trăm thùng phuy thuốc trừ sâu đã được chôn, nhiều thùng đã bục, thuốc độc đã ngấm xuống lòng đất, nhiều thùng khác vẫn còn nguyên chất độc màu trắng đục, cả không gian bốc lên mùi thuốc trừ sâu nồng nặc.
Một người dân khi đó đã khóc vì đau đớn. Nhiều người dân đã khóc sau đó, lặng lẽ sau những ngôi nhà có người thân đang dặt dẹo, quằn quại đớn đau vì tật bệnh… Phóng viên Lao Động cũng đã không thể cầm được nước mắt trước sự thật phũ phàng. Giữa cái nắng hầm hập, giữa mùi thuốc sâu nồng nặc là vị mặn chát của mồ hôi và nước mắt phẫn nộ, đau xót cho bao nhiêu thân phận phải từ giã cõi trần khi còn rất trẻ vì căn bệnh ung thư quái ác, nhiều người khác phải chịu cảnh tật bệnh, tan cửa nát nhà…
Ngay sau đó, hầu như không ngày nào Lao Động không có tin bài phơi bày sự việc trên nhằm thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ việc.
Phóng viên Lao Động hầu như “thường trú” trong các lều dựng tạm của người dân nhằm canh gác không cho Cty tẩu tán tang vật, cùng ăn cháo đêm, cùng ngủ ở lán và cùng chui rào, vượt rừng vào hiện trường chôn lấp. Những người dân địa phương rất cảnh giác với người lạ nhưng chỉ cần nói là người của Báo Lao Động là được chào đón, được cung cấp thông tin và được coi như người nhà.
Video đang HOT
Những ngày tiếp theo thực sự là cuộc đấu tranh mạnh mẽ của người dân và báo chí. Ban Biên tập cử thêm những nhà báo kỳ cựu tham gia. Không chỉ điều tra, phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau mà còn tham gia thúc đẩy sự việc, cùng người dân lấy mẫu đi xét nghiệm độc lập. Hàng chục trường hợp bị ung thư được phơi bày, tội ác của Cty này từng ngày được phơi bày trước công luận.
Ở Thanh Hoá, nói đến sự kiện Nicotex Thanh Thái là nói đến Báo Lao Động. Và đúng vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày Lao Động xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929), sự kiện vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt; nhóm phóng viên Lao Động lại tiếp tục có mặt tại hiện trường.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thanh Hoá, Cty Nicotex Thanh Thái đã phải ngừng hoạt động, hàng tấn thuốc trừ sâu đã được khai đào, hàng chục nghìn tấn đất bị nhiễm nặng thuốc độc đã được đem đi xử lý, nhiều đề xuất khác của người dân được thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm trong khuôn viên Cty, người dân cho là đang chôn lấp rất nhiều thuốc trừ sâu. Hơn một năm qua, một số người đại diện nhân dân ở đây đã kiên trì đấu tranh yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục khai đào các điểm này. PV Lao Động cũng đã cùng người dân, hướng dẫn họ đi gặp luật sư, nộp đơn, gặp gỡ lãnh đạo tỉnh đề xuất sự vào cuộc triệt để.
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận thông tin, ra quyết định tiếp tục khai đào ở một số địa điểm nghi ngờ còn thuốc trừ sâu trong thời gian tới.
Các phóng viên của Lao Động vẫn tiếp tục sát cánh cùng chính quyền và người lao động trong việc đào lên sự thật ở nơi chứa nhiều tội ác này.
NHÓM PV BẮC TRUNG BỘ
Theo LĐO
Dân không muốn nhường đất vì tiền đền bù 1m2 "không đủ mua gói mì tôm"
Cho rằng mức đền bù thấp, số tiền đền bù không đủ mua đất nơi ở mới và khó khăn trong việc kiếm kế sinh nhai, gần 30 hộ dân nằm trong dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 vẫn chưa chịu di dời khiến dự án chậm tiến độ hơn 2 năm so với dự kiến.
Giá 1 m2 đất không bằng gói mì tôm
Anh Phạm Văn Việt, thôn Chợ, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa là một trong những người dân thuộc diện phải di dời phản ánh: "Nhà tôi có 17.000 m2 đất đồi trồng cây luồng do cha ông để lại, hằng năm thu hoạch hàng chục triệu đồng. Khi Nhà nước vận động di dời để làm hồ thủy điện, gia đình tôi đã nhường 9.000 m2 đất. Tuy nhiên, nhận thấy giá đền bù quá thấp (chỉ có 1500 đồng/m2), chưa đủ mua gói mì tôm, thì chúng tôi quyết định giữ phần đất còn lại".
Do ảnh hưởng của dự án, nhiều gia đình bị nứt nhà .
Còn chị Hà Thị Điểm (người dân tộc Thái), thôn Thành Long 2, xã Cẩm Thành cho biết, nhà chị vào diện ngập lòng hồ thủy điện. Tuy nhiên, chị chỉ được đền bù 200 nghìn đồng/mét đất ở, 17 nghìn đồng/mét đất trồng cây lâu năm, tổng diện tích đất của gia đình chị là 600 m2 nhưng số tiền bồi thường chỉ được có 45 triệu đồng. Với số tiền này, chị Điểm không đủ mua đất tái định cư nên việc phải di dời là rất khó. Hiện chị đang chờ các cấp có thẩm quyền xem xét, tăng tiền đền bù, hoặc hỗ trợ cho gia đình đến nơi ở mới an toàn.
Không chỉ khó khăn trong giá đền bù thấp, việc nhường đất cho Nhà máy Thủy điện khiến người dân đối mặt với nhiều nguy cơ khi sinh kế cũ bị phá vỡ. Ông Phạm Văn Nghị, thôn Chợ, xã Cẩm Bình buồn rầu cho biết: "Chúng tôi giờ đã có tuổi rồi đi xin làm việc ở công ty, xí nghiệp cũng chẳng ai muốn nhận, đất mầu trồng ngô thì thủy điện đã thu hồi. Nếu còn đất, hàng năm chúng tôi cũng có thêm thu nhập, không biết con cháu chúng tôi sau này sẽ làm những gì để kiếm sống lâu dài. Đất trồng cây giờ không còn, tiền đền bù rồi cũng sẽ hết. Nhà tôi có 5.000m2 đất, mỗi m2 đất chỉ đền có 17.000 đồng, đền cũng như không, chả buồn lấy".
Ngoai 29 hô dân thuộc 4 xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Lương, Cẩm Thạch chưa được bồi thường và di dời, tại xã Cẩm Thành, còn có mo cat sô 121 cua Công ty TNHH Thai Dương do trước đó UBND tinh Thanh Hóa câp giây phep khai thac mo cat này. Đây là vi tri nằm trong khu vưc long hô thuy điên đa đươc Sơ Công Thương xac đinh ranh giơi va UBND huyên đa co thông bao thu hôi đât.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2017, UBND tinh Thanh Hoa co công văn chi đao UBND huyên thu hôi đât thuôc mo cat 121, nhưng hiện Công ty TNHH Thai Dương yêu câu bôi thương may moc, thiêt bi khai thac cát, sỏi hoặc cấp vị trí mỏ mới cho công ty, nên việc giải phóng mặt bằng đang găp nhiêu kho khăn. UBND huyện Cẩm Thủy đã nhiều lần kiến nghị lên câp trên nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 chậm tiến độ do nhiều hộ dân không chịu di dời.
Được biết, Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom làm chủ đầu tư nằm trên địa phận 2 xã Cẩm Thành, Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa).
Dự án có công suất 28,8 MW nhằm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia và kết hợp làm hồ chứa, tăng đầu nước phục vụ tưới nông nghiệp. Kinh phí thực hiện dự án trên 1.300 tỷ đồng, tổng diện tích đất thực hiện dự án là 481 ha.
Để thực hiện Dự án Thủy điện Cẩm Thủy 1, hơn 1.200 hộ dân phải nhường đất cho Dự án. Tuy nhiên, do giá đền bù quá thấp nên hiện vẫn còn 29 hộ dân tại các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) chưa chấp nhận di dời khỏi vùng lòng hồ.
Đang chờ báo cáo
Theo bà Mai Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, số hộ dân đang vướng mắc về việc đền bù, huyện đã kiến nghị với tỉnh, tỉnh đã giải quyết cho nhân dân, nhưng các hộ dân vẫn không đồng ý với mức giá bồi thường theo quy định nên huyện đang tiếp tục báo cáo tỉnh.
"Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục vận động nhân dân nhận tiền bồi thường, nhường đất cho dự án, đối với các hộ mất đất ở, huyện sẽ hỗ trợ các hộ tiền thuê nhà 6 tháng, các hộ có nhu cầu đất ở huyện cũng bố trí đất ở cho các hộ ổn định sản xuất. Còn những hộ mất đất sản xuất, huyện sẽ hỗ trợ các hộ tìm kiếm ngành nghề khác, có thu nhập"- Bà Hà nói.
Liên quan đến việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn trong chuyến công tác kiểm tra tình hình thi công dự án mới đây đã đưa ra kêt luân, chủ đầu tư chưa xây dựng phương án phòng chống lụt bão; phương án vận hành hồ chứa chưa được Bộ Công Thương duyệt.
Phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du cung chưa đươc UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, ngoai ra, chủ đầu tư con chưa thực hiện xong việc nghiệm thu, kiểm định chất lượng công trình nên không đủ điều kiện để cho phép tích nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu huyện Cẩm Thủy rà soát các điểm vướng mắc sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đông thơi, giao Sở Tài nguyên va Môi trường tham mưu phương án bồi thường giải phóng mặt băng tai mỏ cát nằm trong lòng hồ.
Bình Minh
Theo Dantri
Những ngôi nhà "lạ" trong khu dự án trồng chanh Xã Cẩm Tâm đi kiểm tra và phát hiện hộ bà Yến cho dựng tới 6 ngôi nhà để chứa đồ đạc, cho người ở và che các giếng đào. Kiểm tra hầm ngang phát hiện đã được đào mới thêm 15 m, có 1 máy đào đất đá và 3 máy bơm; ở khu vực giếng đào phát hiện tiếp 4 máy...