Vụ công ty Liên kết Việt: Đòi tiền khó như… “thả gà ra đuổi”
Ngày 19/2, lãnh đạo Công ty Liên kết Việt (một công ty đa cấp, giả danh của Bộ Quốc phòng) cùng năm đồng phạm đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và bắt tạm giam về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Vấn đề đang được dư luận quan tâm là quyền lợi của các nạn nhân trong vụ “siêu” lừa này sẽ được giải quyết ra sao?
Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), nạn nhân của vụ lừa đảo này lên đến 45 nghìn người, với số tiền bị lừa khoảng 1.900 tỷ đồng. Nếu nhìn dưới góc độ xã hội, 45 nghìn người đã nộp tiền cho Liên kết Việt là “bị hại”.
Theo nguyên tắc, mọi thiệt hại gây ra đều phải được bồi thường. Tuy nhiên, do chưa có kết luận điều tra chính thức về vụ việc nên chưa thể xác định trong 1.900 tỷ đồng, Ban lãnh đạo Liên kết Việt đã dùng bao nhiêu để chi trả hoa hồng cho những thành viên tham gia trước.
“1.900 tỷ là con số thống kê ban đầu, cơ học khi nhân số lượng thành viên với số tiền mà họ phải nộp về Liên kết Việt. Theo tôi, đây không phải là thiệt hại của vụ án”, Luật sư Tuấn Anh nêu ý kiến.
Ông phân tích thêm, bản chất hoạt động đa cấp của Liên kết Việt là lấy tiền của người sau để trả cho người trước. Người trước được hưởng hoa hồng từ người sau nên không thể coi tất cả 45 ngàn người là “bị hại”.
Các sự kiện của Liên kết Việt đều được tổ chức hoành tráng để lòe bịp dư luận
Chỉ những người bị thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội của những người đứng đầu Liên kết Việt gây ra mới có thể được xác định là “bị hại” và có quyền yêu cầu trả lại tiền. Theo luật sư, để đòi lại tiền đã mất, bị hại trong vụ án này cần làm đơn trình báo với cơ quan tiến hành tố tụng, nêu rõ thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Luật sư Hà Huy Từ (Giám đốc Công ty Luật Hà Huy), khả năng lấy lại tiền của đương sự trong vụ án hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này là rất thấp, do các bị can đã cố tình tẩu tán toàn bộ hoặc phần lớn tài sản.
Nếu được lấy lại thì số tiền cũng rất thấp so với số tiền đã bỏ ra, đồng thời phải mất khá nhiều thời gian, công sức. “Tôi phải chia sẻ với đương sự rằng, hành trình đi đòi lại tiền của họ khá gian nan, vất vả như dân gian ta thường nói là “thả gà ra đuổi”, Luật sư Từ nhận định.
Theo Luật sư Tuấn Anh, số tiền 45 tỷ đồng còn trong tài khoản của Chủ tịch HĐQT Liên kết Việt rất khó xác định là tài sản do phạm tội mà có. Cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được chính xác nguồn gốc của số tiền này mới có thể xử lý số vật chứng này một cách đúng pháp luật, tránh xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của bị can, bị cáo cũng như những người có quyền lợi liên quan trong vụ án này.
Về nguyên tắc chung, thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường toàn bộ. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được số thiệt hại mà Liên kết Việt gây ra thì những người đứng đầu Liên kết Việt phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ đối với thiệt hại đó. Trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền kê biên các tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người phạm tội để đảm bảo thi hành án.
Người vào trước bị coi là đồng phạm?
Công ty Liên kết Việt hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người này trả lãi cho người kia, người tham gia trước hưởng lợi nhuận từ tiền của người tham gia sau. Theo Luật sư Tuấn Anh, trong trường hợp này, nếu cơ quan điều tra chứng minh được hành vi cố ý lôi kéo người tham gia hệ thống nhằm thu lợi bất chính thì những người vào trước hoàn toàn có thể bị coi là đồng phạm với vai trò người giúp sức đối với những người thuộc Ban lãnh đạo của Liên kết Việt.
Tuy nhiên, nếu những người vào trước cũng chỉ nghe theo lời dẫn dụ của những kẻ chủ mưu và tham gia với tư cách thành viên, sau đó thấy có lợi nhuận cao thì giới thiệu những người khác vào với mong muốn họ cũng nhận được lợi ích như mình thì họ là nạn nhân.
Tương tự ý kiến trên, Luật sư Hà Huy Từ cho hay, mặc dù Công ty Liên kết Việt hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người này trả lãi cho người kia, người tham gia trước hưởng lợi nhuận từ tiền người tham gia sau nhưng sau khi họ đã phải nộp tiền vào công ty thì số tiền của người tham gia trước hay người tham gia sau cũng đều bị lãnh đạo công ty này chiếm đoạt.
Bản thân người tham gia trước không có ý thức chiếm đoạt, không có lỗi cố ý chiếm đoạt tiền của người tham gia sau. Do đó, không có đủ căn cứ để khẳng định người vào công ty trước cũng “lừa” người vào sau vì chung quy lại thì người tham gia trước hay người tham gia sau cũng cùng một cảnh ngộ là người bị hại.
Mức án sẽ phải đối diện?
“Theo Luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Cty Luật Bảo An (Hà Nội), phiên tòa hình sự tới đây sẽ giải quyết luôn vấn đề bồi thường của các bị cáo đối với bị hại trên cơ sở yêu cầu của 45 nghìn bị hại. Theo khung hình phạt trong luật hình sự, lãnh đạo Công ty Liên kết Việt có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân”.
Theo Pháp luật Việt Nam
Công ty đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo sẽ bị xử lý như thế nào?
Công ty Liên kết Việt là một trong nhiều công ty kinh doanh đa cấp đã lợi dụng sự ít hiểu biết của người dân dùng thủ đoạn gian dối, quảng cáo sai sự thật để chiếm đoạt tài sản, Ls. Dũng cho hay
Ngày 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố Lê Xuân Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt), Nguyễn Thị Thủy - Phó tổng giám đốc Công ty Liên kết Việt cùng 5 đồng phạm khác. Các bị can đã bị cơ quan điều tra bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Lê Xuân Giang được xác định là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP.
Quá trình xác minh, cơ quan công an làm rõ Công ty Liên kết Việt được thành lập từ năm 2010, đến năm 2014 được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh đa cấp. Các mặt hàng kinh doanh của công ty Liên kết Việt khá nghèo nàn, chỉ một số máy làm sạch, máy chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng và được thực hiện kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp nhằm lừa đảo người tiêu dùng.
Cơ quan công an ước tính đã có khoảng 45.000 người tham gia nộp khoảng 1.900 tỉ đồng vào mạng lưới đa cấp của Công ty Liên kết Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm bắt giữ Lê Xuân Giang, số dư trong tài khoản của công ty này chỉ còn 45 tỉ đồng. Đáng chú ý, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có dấu hiệu làm nhái các sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều loại giấy tờ bằng khen do Bộ Quốc phòng tặng công ty này cũng được xác định là giả mạo.
Bị can Lê Xuân Giang (mặc quân phục) tại một cuộc hội thảo của Liên kết Việt
Trước thông tin về vụ việc PV đã có cuộc trao đổi luật sư Đinh Quốc Dũng - Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai để làm rõ trách nhiệm pháp lý của công ty cổ phần Liên Kết Việt.
Đưa ra nhận định pháp lý về vụ việc luật sư Đinh Quốc Dũng cho biết: "Hầu hết các công ty kinh doanh theo kiểu đa cấp là chưa được cấp phép và kinh doanh trá hình hoặc lách luật. Chỉ một số được cấp phép nhưng lại kinh doanh không đúng ngành nghề nên vi phạm pháp luật. Hơn nữa kinh doanh mô hình đa cấp chưa được các Cơ quan có thẩm quyền quản lý chặt chẽ nên dẫn tới nhiều rủi ro cho người dân khi tham gia mô hình đa cấp.
Điển hình Công ty Cổ phần Liên kết Thương mại Việt Nam là một trong nhiều Công ty kinh doanh đa cấp đã lợi dụng sự ít hiểu biết của người dân dùng thủ đoạn gian dối, quảng cáo sai sự thật nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi đó có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Theo báo chí đưa tin thì Bộ công an đã khởi tố, bắt tạm giam Lê Xuân Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty cùng 5 đồng phạm khác để điều tra về hành vi lừa đảo trên. Cơ quan điều tra sẽ thu thập các chứng cứ để xem xét giá trị tài sản mà các đối tượng đã chiếm đoạt được là bao nhiêu".
Theo luật sư Đinh Quốc Dũng thì trong trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân. Kèm theo đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Ngoài ra còn có thể khởi tố thêm về hành vi kinh doanh trái phép hoặc kinh doanh không đúng với ngành nghề theo Giấy Đăng ký kinh doanh được cấp nếu qua quá trình điều tra Cơ quan điều tra thấy có đủ dấu hiệu tội phạm.
"Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp và tiếp tay cho Công ty trên để chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức và lãnh đạo", luật sư Đinh Quốc Dũng cho biết thêm.
Theo Ngươi đưa tin
Cảnh giác trước vỏ bọc hoành tráng và "bánh vẽ" của các công ty lừa Như đã đưa tin, cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa bắt tạm giam Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Liên kết Việt) và các đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đánh giá của cơ quan điều tra, với chiêu bài kinh doanh đa cấp, các...