Vụ : Công an kêu gọi nhóm nghi phạm ra đầu thú
Hiên nhóm nghi phạm vụ nổ súng ở Gia Lai đã bỏ trôn, cơ quan điêu tra đang vân đông các gia đình nghi phạm đưa con em đên cơ quan điêu tra đê đâu thú.
Gia đinh tô chưc tang lê cho nạn nhân bị bắn chết sau vụ nổ súng ở H.Chư Sê, Gia Lai ẢNH: ĐỨC NHẬT
Ngày 14.2, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, nạn nhân trong vụ nổ súng tại H.Chư Sê (Gia Lai) đã tử vong. Hiện cơ quan chức năng đã hoàn tất việc khám nghiệm tử thi đồng thời bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình tổ chức tang lễ.
Theo thông tin ban đầu, trước đó, khoảng 17 giờ 30 ngày 10.2, Ngô Anh Phương (34 tuổi) cùng Trần Tây Nguyên (23 tuổi) Nguyễn Đăng Duy (20 tuổi), Nguyễn Văn Hòa (31 tuổi) và Tôn Thất Thái (25 tuổi, cùng trú tại thị trấn Chư Sê, H.Chư Sê) đến tổ dân phố 10 (thị trấn Chư Sê) để chơi bài. Trong lúc chơi bài, giữa Thái và Hòa xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát.
Sau đó Phương, Hòa, Duy, Nguyên về nhà mẹ ruột của Phương tại thôn Mĩ Thạch, thị trấn Chư Sê chơi.
Khoảng 18 giờ cùng ngày (10.2), Thái rủ Nguyễn Văn Sơn (21 tuổi) cùng Lê Duy Nhất (25 tuổi), Phạm Văn Phú (23 tuổi), Tôn Thất Quang (21 tuổi, cùng trú thị trấn Chư Sê) đi tìm nhóm Hòa để trả thù.
Đến 18 giờ 30 cùng ngày (10.2), nhóm của Thái, Nhất tìm đến nhà mẹ ruột của Phương, phát hiện nhóm của Phương đang đứng trước cổng nhà. Lúc này, nhóm của Thái nổ súng bắn 2 phát về phía nhóm Phương.
Video đang HOT
Sau vụ nổ súng, Phương bị trúng đạn vào trán phải, mặc dù được người thân đưa đi cấp cứu, nhưng đến sáng 12.2, Phương tử vong.
Hiện nhóm nghi phạm gây ra vụ nổ súng chết người đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra đang vận động gia đình đưa các nghi phạm đến cơ quan điều tra để đầu thú, đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.
Theo TNO
Ẩn họa từ xe đưa đón học sinh
Xe khách gần "hết đát", cũ nát, hay xe bị chỉnh sửa kết cấu... đều có thể được đưa vào làm "xe đưa đón học sinh"; lái xe đã cao tuổi được chuyển từ lái chạy xe đường dài sang "chạy nội địa"... Đó cũng là những nguyên nhân khiến những chiếc xe phục vụ hàng trăm, hàng nghìn học sinh mỗi ngày hiện nay trở thành mối ẩn họa trên các cung đường.
Liên tiếp xử phạt vẫn liên tục tai nạn
Sở GTVT Gia Lai phối hợp Sở GDĐT và Công an tỉnh vừa bất ngờ kiểm tra điều kiện hoạt động của xe
ôtô đưa đón học sinh tại 11 địa phương trong tỉnh gồm: TP.Pleiku, các huyện Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đăk Đoa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Mang Yang, Đức Cơ và Chư Pứh. Qua kiểm tra 67 phương tiện, đoàn đã phát hiện 6 xe thay đổi thiết kế ghế ngồi; 3 xe hoạt động không đăng ký kinh doanh, không có phù hiệu theo quy định; 18 xe không có bình chữa cháy hoặc có bình chữa cháy nhưng hết hạn sử dụng; 16 xe thiếu búa thoát hiểm... Qua đó, đoàn liên ngành đã xử phạt 7 phương tiện với 53 triệu đồng, tước 5 giấy phép lái xe.
Vụ tai nạn xe đưa đón học sinh ở huyện Mang Yang năm 2017 khiến nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng, hoang mang. ảnh: Lê Kiến
Trước đó, năm 2014 đoàn liên ngành kiểm tra 77 xe ôtô đưa đón học sinh của 29 cơ sở giáo dục thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố và đã phát hiện, đình chỉ 37/77 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động. Năm 2016, Sở GTVT phát hiện 10 xe vi phạm, xử phạt 78 triệu đồng và năm 2017 phát hiện 9 xe vi phạm, xử phạt 80 triệu đồng, tước quyền sử dụng có thời hạn 1 giấy phép lái xe và đình chỉ hoạt động 2 phương tiện.
Đây là những động thái của các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai sau vụ việc tai nạn giao thông giữa xe đưa đón học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo với 1 chiếc xe tải khiến hàng chục người thương vong (trong đó đã có 2 học sinh lớp 12 và 1 lái xe tử vong) khiến nhiều phụ huynh, học sinh bàng hoàng. Vụ việc này xảy ra trưa ngày 18.3.2017, trên Quốc lộ 19 đoạn qua thôn Nhơn Thọ, xã Đăk Tley, huyện Mang Yang. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND tỉnh Gia Lai ra văn bản yêu cầu các cơ quan ban ngành tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động các phương tiện vận chuyển đưa đón học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho người đi xe, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Giữa tháng 10 vừa qua, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng gần 100 triệu đồng và tước bằng lái xe 2 tháng đối với các lái xe điều khiển 5 xe đưa đón học sinh của Trường Tiểu học Ái Quốc (TP.Hải Dương) vì xe hết hạn đăng kiểm và tự ý hoán cải phương tiện.
Theo lực lượng CSGT, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện vẫn còn nhiều xe 3 bánh, xe chở khách hoán cải, xe hết niên hạn sử dụng, thậm chí xe không được kiểm định vẫn tham gia đưa đón học sinh, gây nguy cơ mất an toàn giao thông.
Không chỉ Gia Lai, Hải Dương mà tại rất nhiều địa phương như Đăk Nông, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Tĩnh..., trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành và liên ngành đã rà soát và liên tục phát hiện và xử phạt nhiều xe quá hạn hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn sử dụng để chuyên chở học sinh. Nhưng, những tai nạn thương tâm liên quan đến phương tiện vận chuyển này vẫn liên tục xảy ra.
Lỗi thuộc về ai?
Sáng 1.11 vừa qua, ôtô khách 45 chỗ mang biển số Lào dùng để đưa đón học sinh do tài xế Nguyễn Văn Thắng
Theo ôngNguyễn Ngọc Thái, cáchọc sinh và phụ huynh học sinh có thể phản ánh tình trạng xe cũ nát, hư hỏng, lái xe không tuân thủ quy định và đi ẩu, có nguy cơ gây tai nạn để nhà trường và cơ quan chức năng xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
(37 tuổi, trú thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An) điều khiển, chạy vào đường liên xã đoạn xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, để đón học sinh. Lúc này, xe chạy chậm để học sinh lên ôtô. Khi em Ngô Thị Quỳnh bước lên xe thì bị trượt chân ngã xuống đường và bị chính chiếc xe đón mình cán qua người, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau vụ việc này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có công văn đề nghị cơ quan chức năng Nghệ An khẩn trương rà soát doanh nghiệp vận tải chuyên đưa đón học sinh và khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật Thiên Thanh cho biết, trường hợp các chủ phương tiện sử dụng xe quá niên hạn, cũ nát, thiếu trang thiết bị, tự ý cải hoán... để đưa đón học sinh là vi phạm các quy định của pháp luật.
"Bản thân một số trường cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế, muốn thuê xe giá rẻ, còn phụ huynh học sinh nhiều khi đóng tiền ít nhưng lại vẫn muốn con em được phục vụ xe đưa đón nên đã xảy ra hiện tượng xe kém chất lượng trà trộn vào, gây nên các vụ việc đáng tiếc" - ông Truyền nhấn mạnh.
Cũng theo luật sư Truyền, việc để xảy ra tình trạng tai nạn liên tiếp liên quan xe đưa đón học sinh và hiểm họa luôn rình rập một phần còn do lỗi của cả lực lượng quản lý ở địa phương. Việc không sát sao quản lý của cơ quan chức năng vì xe đưa đón học sinh thường là xe chạy trong nội đô, xe hợp đồng, chạy chuyên tuyến... nên đôi khi các cơ quan chức năng cũng không "để ý".
Còn ông Nguyễn Ngọc Thái - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông cho biết: Việc tổ chức xe đưa đón học sinh phải được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân là chủ phương tiện đảm bảo theo các quy định của pháp luật. Đặc biệt là chất lượng phương tiện và người điều khiển phương tiện phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, hiện nay ở một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn sử dụng phương tiện xe đưa đón học sinh không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Theo Danviet
Lâm cảnh nợ nần vì... "vàng đen" Chỉ sau 3 tháng mùa mưa kéo dài, tại Gia Lai đã có hơn 100ha tiêu đồng loạt chết vì bị úng nước. Cứ ngỡ rằng khi giá tiêu có chiều hướng tăng, người dân nơi đây sẽ vớt vát lại chút ít tiền giống, phân bón..., ai ngờ "vàng đen" một thời lại tiếp tục đẩy người dân lâm vào cảnh nợ...