Vụ “con ruồi”: Tân Hiệp Phát đã đồng ý mua lại, sao còn báo công an?
Sáng nay (8.9), TAND Cấp cao tại TP.HCM chính thức mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Võ Văn Minh (SN 1980, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) về hành vi cưỡng đoạt 500 triệu đồng của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát (còn gọi vụ án “con ruồi 500 triệu”).
10h46: Kết thúc phần xét hỏi. VKS phát biểu quan điểm về vụ án.
VKS nhận định: Bản án sơ thẩm tuyên có căn cứ, tuyên 7 năm là đã rất chiếu cố. Đúng ra tại phiên tòa hôm nay VKS sẽ căn cứ vào điều 51 đề nghị HĐXX giảm cho bị cáo 2 đến 3 năm tù, vì nhân thân bị cáo Minh tốt. Tuy nhiên tại phiên tòa hôm nay, bị cáo cho rằng không phạm tội. Bằng chứng cứ đã nêu, VKS đề nghị tòa bác kháng cáo kêu oan của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tòa tạm nghỉ, 14h chiều nay sẽ tiếp tục.
10h30: Luật sư Hùng hỏi người giám định để làm rõ hành trình luân chuyển của chai nước ngọt. Theo luật sư này, hành trình của chai nước ngọt có nhiều bí ẩn, vì lập biên bản quả tang thì có, nhập kho thì không có, 6 ngày sau bóc ra chai nước ngọt đưa đi giám định…
9h50: Đại diện Tân Hiệp Phát trả lời luật sư và khẳng định Minh đã đe dọa, ép buộc công ty. Công ty luôn tự tin vào sản phẩm nên không sợ bị đe dọa, trước giờ chưa thấy sản phẩm lỗi nào. Nếu phát hiện có sản phẩm lỗi, công ty sẽ xác minh, xin sản phẩm về xác minh, sau đó sẽ có hướng giải quyết. Công ty chỉ sợ Minh phát tán 5.000 tờ rơi nên ngăn chặn. Công ty cũng không có chủ trương dùng tiền mua sự im lặng.
Đại diện Tân Hiệp Phát tại toà. Ảnh Hữu Ký
9h13: Các luật sư bào chữa cho bị cáo Minh tham gia xét hỏi.
Luật sư Phạm Công Hùng hỏi: “Sự thỏa thuận đưa 500 triệu để mua sự im lặng, không đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, hay mua chai nước ngọt về dùng?”. Bị cáo Minh trả lời: “Mua sự im lặng”. “Bị cáo có sử dụng mạng xã hội không?”. “Không, bị cáo không hề biết đưa thông tin lên mạng, chưa bao giờ đang tải một thông tin lên mạng hay báo chí”. “Bị cáo có bao giờ làm việc với một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng chưa?”. “Chưa, bị cáo không biết ở chỗ nào”.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (mới đến) tham gia hỏi bị cáo Minh: “Khi phát hiện chai nước có ruồi, bị cáo có nghĩ đó là chai giả không?”. Minh trả lời: Bị cáo không biết có phải của Công ty Tân Hiệp Phát không, nên thử gọi theo số điện thoại trên chai. Sau đó người của công ty đến xác nhận đó là chai nước của công ty”.
Trả lời luật sư Hưng, bị cáo Minh cho biết lúc bị cáo khui lốc nước ra thấy con ruồi trong đó, không tin là hàng Công ty Tân Hiệp Phát. Sau đó người Công ty Tân Hiệp Phát xuống nhận hàng công ty. Lần đầu nói đưa ra bảo vệ người tiêu dùng chứ không nói đưa ra báo chí. Hành vi của bị cáo chưa bao giờ được nhân viên Tân Hiệp phát nói là vi phạm pháp luật. Trong quá trình thương lượng, bị cáo chưa bao giờ ép buộc Tân Hiệp Phát.
Một luật sư khác hỏi bị cáo Minh tại sao đòi số tiền 500 triệu? Bị cáo này cho rằng đó là lỗi của công ty, đó là lỗi nặng, nhưng số tiền do hai bên thỏa thuận, bị cáo hoàn toàn không ép buộc công ty.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng đặt câu hỏi với bị cáo Minh. Ảnh: PL TP.HCM
Các luật sư khác cùng bào chữa cho bị cáo Minh cũng tập trung hỏi làm rõ các chi tiết về quá trình trao đổi giữa Minh và phía công ty, quá trình ngã giá cho đến khi giao tiền, bị bắt…
Video đang HOT
9h: VKS tiếp tục xét hỏi bị cáo Minh: “Tại sao đòi 1 tỷ nhưng giảm xuống 500 triệu?”. Bị cáo Minh cho biết nhân viên Tân Hiệp Phát nói cao quá nên bị cáo giảm còn 600 triệu, sau đó nhân viên nói trả 100 triệu, bị cáo không chịu, rồi thống nhất là 500 triệu.
VKS hỏi sao bị cáo không khiếu nại cáo trạng? Minh trả lời không hiểu nên không khiếu nại. Trước đó, bị cáo Minh cũng cho rằng cán bộ điều tra có ghi một số chi tiết bất lợi cho bị cáo.
8h35: Sau phần hội ý của HĐXX, phiên tòa tiếp tục.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi (bào chữa cho bị cáo Minh) tiếp tục yêu cầu HĐXX cho triệu tập những nhân chứng trong vụ án để làm rõ một số tình tiết liên quan vụ án. Theo luật sư này chỉ khi có mặt đầy đủ các nhân chứng thì mới mở phiên tòa. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng việc một luật sư xin hoãn tòa không có lý do chính đáng, còn một luật sư khác sẽ có mặt trễ tại phiên tòa, còn các nhân chứng đã có đầy đủ lời khai cung cấp cho HĐXX. Do đó, không cần thiết phải hoãn phiên tòa.
Đại diện VKS tại tòa. Ảnh: PL TP.HCM
Cùng quan điểm này, HĐXX cho phiên tòa được tiếp tục.
Phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn đối với bị cáo Minh, bị cáo Minh yêu cầu đổi lại nội dung kháng cáo theo hướng kêu oan chứ không phải giảm nhẹ tội như trước đây. Bị cáo không hiểu rằng tại sao công ty đồng ý mua lại chai nước nhưng lại báo công an bắt bị cáo. Theo bị cáo Minh việc chai nước có ruồi là có thật, là của công ty, nên điện thoại lên thông báo. Công ty thừa nhận chai nước, bị cáo cho rằng đó là lỗi công ty nên yêu cầu bỏ tiền ra chuộc lại. Nếu công ty đưa tiền, bị cáo sẽ giữ yên lặng.
Đại diện Tân Hiệp Phát tại tòa. Ảnh: PL TP.HCM
“Chai nước bán giá bao nhiêu?”, HĐXX hỏi. Bị cáo Minh nói giá 10 ngàn đồng, nhưng bị cáo bán cho giá lỗi của công ty là 500 triệu đồng.
“Việc này ai được lợi?”, HĐXX hỏi). “Bị cáo và công ty được lợi”, nhưng bị cáo Minh cho rằng 2 bên đã có thỏa thuận, công ty đồng ý mua lại nhưng không hiểu tại sao lại báo công an, tại sao không báo trước để ngăn chặn hành vi của bị cáo mà để bị cáo nhận tiền rồi mới báo bắt?
HĐXX hỏi tại sao chai nước có 10 ngàn đồng mà bị cáo lấy 500 triệu, ở khía cạnh đạo đức xã hội có đúng không? Bị cáo Minh cho biết không nghĩ ra nên không trả lời.
Bị cáo Minh đang trả lời HĐXX. Ảnh: PL TP.HCM
8h20: HĐXX bắt đầu làm việc.
Trong phần thủ tục, thư ký tòa cho biết, tại phiên tòa này, bị cáo Võ Văn Minh có 6 luật sư, tuy nhiên trong phần làm thủ tục có 2 luật sư vắng mặt. Trong đó luật sư Phạm Hoài Nam xin vắng mặt vì đi đám cưới, còn luật sư Nguyễn Kiều Hưng đến giờ diễn ra phiên tòa nhưng vẫn không có mặt. Trong khi đó các nhân chứng trong vụ án này, những người có mặt đưa tiền cho bị cáo Võ Văn Minh cũng không có mặt tại phiên tòa.
Sau phần mở đầu phiên tòa, HĐXX hội ý.
Đúng 8h sáng nay, bị cáo Minh được dẫn giải đến tòa và tỏ ra khá bình tĩnh. Nhiều người thân của bị cáo Minh cũng thuê xe đến tham dự phiên tòa.
Bị cáo Minh chờ làm thủ tục phiên toà. Ảnh: Hữu Ký
Sau đó, thư ký phổ biến nội quy phiên tòa.
Tại phiên tòa này, bị cáo Minh có 6 luật sư, tuy nhiên trong phần làm thủ tục có 2 luật sư vắng mặt. Trong đó luật sư Phạm Hoài Nam xin vắng mặt vì đi đám cưới, còn luật sư Nguyễn Kiều Hưng đến giờ diễn ra phiên tòa nhưng vẫn không có mặt. Đồng thời, 2 nhân chứng trong vụ án này, những người có mặt đưa tiền cho bị cáo Võ Văn Minh cũng không có mặt tại phiên tòa. Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát là ông Phùng Thế Huân.
Liên quan đến việc Công ty Tân Hiệp Phát xin giảm án cho bị cáo Minh, thẩm phán chủ tọa phiên tòa khẳng định không nhận được văn bản xin giảm án cho bị cáo Minh, tuy nhiên, đại diện Công ty Tân Hiệp Phát vừa xác nhận với PV Pháp luật TP.HCM, khẳng định công ty có nộp đơn cho tòa án.
Nhiều người thân của bị cáo Minh có mặt tại toà. Ảnh: Hữu Ký
Trước đó – chiều 7.9, trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Tấn Thi – người bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh (sinh năm 1980, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết, quan điểm bào chữa vẫn theo hướng bị cáo Minh vô tội. Dựa trên những chứng cứ hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư có căn cứ để khẳng định bị cáo Minh bị oan. Do đó trong phiên tòa phúc thẩm lần này luật sư bào chữa cho bị cáo Minh sẽ tiếp tục bảo vệ quan điểm này. Tuy nhiên, luật sư này cho biết không có tình tiết mới trong vụ án này.
Theo hồ sơ, cuối tháng 12.2014, lúc đem chai nước ngọt hiệu Number One để bán cho khách, Võ Văn Minh phát hiện bên trong chai có con ruồi nên đã gọi điện thoại báo Công ty Tân Hiệp Phát yêu cầu đưa cho Minh 1 tỷ đồng, nếu không sẽ phát tờ rơi, cung cấp thông tin cho báo chí đăng. Sau nhiều lần thương lượng, Công ty Tân Hiệp Phát đã đồng ý đưa Minh số tiền 500 triệu đồng, đồng thời trình báo vụ việc tới công an.
Ngày 7.2, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) kết luận chai nước Number One có ruồi này dấu vết biến dạng nắp chai, dấu vết có chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài hình thành do công cụ sắc nhọn tạo ra; mực nước trong chai gửi giám định thấp hơn mực nước trong chai gửi làm mẫu so sánh; dị vật bên trong chai nước là các bộ phận cá thể ruồi…
Cuối năm 2015, TAND tỉnh Tiền Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Võ Văn Minh 7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Cho rằng bị oan bởi đây là giao dịch dân sự nên bị cáo Minh đã làm đơn kháng cáo.
Bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo Danviet
Tân Hiệp Phát vắng mặt, tòa hoãn xử Võ Văn Minh
Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát không đến dự tòa, hai luật sư của bị cáo Minh cũng vắng mặt buộc HĐXX hoãn phiên làm việc.
Ngày 30/6, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên phúc xử xem xét đơn kêu oan của Võ Văn Minh - người muốn đổi "chai nước ngọt có ruồi" lấy 500 triệu đồng với Tân Hiệp Phát. Hơn 8h, Minh trong chiếc áo thun xanh như hôm xử sơ thẩm, vẻ mặt khá bình thản, được đưa đến tòa.
Lần xử này sẽ có 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Minh gồm: luật sư Phạm Hoài Nam, Lê Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Tấn Thi, Phạm Kiều Hưng và luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao tại TP HCM).
Tại phần làm thủ tục khai mạc phiên tòa, đại diện của Tân Hiệp Phát vắng mặt không rõ lý do. Trong số các luật sư bào chữa cho Minh chỉ có 3 người đến dự. Luật sư Nguyễn Tấn Thi, Phạm Kiều Hưng có đơn xin hoãn phiên xử do phải tham gia bào chữa cho một bị cáo tại TAND tỉnh An Giang. Bị cáo Minh không đồng ý tiếp tục phiên xử do không có đầy đủ các luật sư.
Sau ít phút hội ý, HĐXX thống nhất quan điểm của VKS về việc tạm hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo quyền lợi của bị cáo cũng như nguyên đơn dân sự.
Võ Văn Minh tươi cười khi nhìn thấy người thân. Ảnh: X. D.
Bản án sơ thẩm xác định, Minh là chủ quán bún tại huyện Cái Bè, Tiền Giang. Ngày 3/12/2014, khi lây chai Number 1 ban cho khách, anh này phát hiện bên trong có con ruồi nên nay sinh y đinh ép nha san xuât đưa tiên cho minh.
Minh sau đó gọi đến Tân Hiệp Phát, yêu câu phai chi một ty đông nếu không sẽ khiếu nại lên Ban bảo vệ người tiêu dùng, báo đài, in 5.000 tờ rơi về nội dung thông tin chai nước có ruồi...
Phía công ty nhiều lần gặp Minh trao đổi và cho biết không giải quyết bằng tiền đối với sản phẩm lỗi mà chỉ đổi bằng một số sản phẩm. Minh không đồng ý.
Sau nhiều lần thương lượng, chủ quán bún hạ mức tiền xuống 500 triệu đồng. Ngày 27/1, 3 nhân viên công ty đến quán giao tiền cho Minh. Khi anh này nhận tiền, làm biên nhận và bỏ tiền vào cốp xe thì Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ.
Hồi tháng 12 năm ngoái, TAND tỉnh Tiền Giang xử sơ thẩm, Minh không nhận tội và cho rằng hành vi của mình là "thương lượng bán chai nước có ruồi".
Theo tòa, khi phát hiện sản phẩm không đạt, Minh phải báo cơ quan chức năng, nhà sản xuất để rút kinh nghiệm phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Việc Minh buộc Công ty Tân Hiệp Phát để đòi một tỷ đồng, sau đó hạ xuống 500 triệu là "dùng thủ đoạn uy hiếp để chiếm đoạt tài sản". Trước các lời đe dọa của Minh, doanh nghiệp thật sự lo lắng về thương hiệu nên rơi vào tình trạng "tự nguyện trong cưỡng bức".
Từ đó, toà xác định Minh cố ý xâm phạm tài sản, tinh thần của người khác vì động cơ vụ lợi và tuyên phạt Minh 7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản. Sau phiên xử Minh kháng cáo kêu oan.
Hải Duyên
Theo VNE
Vụ chai nước có ruồi giá 500 triệu đồng: Vẫn mở phiên tòa! Đó là khẳng định của thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên (TAND Cấp cao tại TP.HCM), người được phân công làm chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xử bị cáo Võ Văn Minh bị truy tố về hành vi cưỡng đoạt tài sản 500 triệu đồng (hay còn gọi là vụ chai nước có ruồi), vào chiều 29-6. Theo dự kiến phiên tòa phúc...