Vụ Con Cưng nghi tráo tem nhãn: ‘Sai tới đâu, xử lý tới đó’
Chiều ngày 30/7, đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường (QLTT) – Bộ Công Thương dẫn đầu đã làm việc với Công ty CP Con Cưng (Con Cưng) sau nghi án tráo tem nhãn hàng hóa.
Cơ quan chức năng kiểm tra hệ thống Con Cưng tại TPHCM. Ảnh: PV.
Tại buổi làm việc, trả lời cơ quan chức năng về tem nhãn, ông Nguyễn Quốc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Con Cưng lí giải việc rất nhiều mặt hàng có sai phạm về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ trong ghi nhận của QLTT. Theo ông Minh cần phân biệt vi phạm nguồn gốc xuất xứ và sai sót. “Hằng ngày, các bạn bán hàng, đi chuyển hàng, những tem dán trên sản phẩm là tem phụ được bán bằng keo, 1-2 tuần, keo bóc ra thì tem rớt xuống, nếu tem rớt xuống thì gọi là vi phạm quy định về nhãn mác. Điều đó không có nghĩa là Con Cưng cố tình vi phạm”- ông Minh nói.
Trả lời nghi án tráo tem mác mà khách hàng tố, đại diện Con Cưng cho rằng, đây là do sai sót trong thiết kế, sản xuất của đơn vị gia công bên Thái Lan. Công ty đã lập tức thu hồi toàn bộ sản phẩm. Đơn vị này cũng cho biết, sẽ làm việc với đối tác Thái để gửi trả lại đơn hàng.
Lý giải về những mã vạch sản phẩm Made in Thailand quét mã không ra, ông Nguyễn Quốc Minh biện bạch: “Đơn vị có đến 10.000 sản phẩm, do đó đã xây dựng hệ thống phần mềm quản lý sản phẩm riêng. Để quản lý, Con Cưng in mã vạch quản lý nội bộ lên sản phẩm. Mã mà cơ quan chức năng quét là mã quản lý nội bộ chứ không phải là mã vạch của sản phẩm”.
Ông Nguyễn Văn Bách, Chi cục phó Chi cục QLTT TPHCM thông tin, đến hiện tại, Chi cục QLTT TP đã kiểm tra tổng số 88 điểm kinh doanh mặt hàng của Con Cưng trên địa bàn thành phố. Hiện, Chi cục đang tiếp tục thống kê và sẽ thông báo sớm đến các cơ quan truyền thông. “Chúng tôi chưa có kết luận trong vụ việc Con Cưng. Theo quy định của pháp luật, khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì chưa thể khẳng định doanh nghiệp có vi phạm. Chúng tôi sẽ kiên quyết kiểm tra một cách tỉ mỉ, cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, đã có nhiều đơn vị cử đại biểu vào đoàn kiểm tra… Tôi tin rằng, đoàn sẽ làm việc khách quan, làm rõ vi phạm đến mức nào để xử lý nghiêm theo pháp luật đến mức đó” – ông Bách nói.
Khẳng định với báo chí, ông Trần Hùng, Cục phó Cục QLTT, Tổ trưởng tổ công tác 334 khẳng định: Sẽ không để vụ việc liên quan Con Cưng “chìm xuồng” mà sẽ làm tới cùng, công khai, minh bạch.
Ngày 28/7, Con Cưng treo thưởng 1 tỷ đồng cho khách hàng đầu tiên phát hiện đơn vị này nhập hàng không chính hãng, nhằm khẳng định nhập hàng chính hãng của các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.
UYÊN PHƯƠNG
Video đang HOT
Theo TPO
Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?
Những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đã ít nhiều làm giảm uy tín với người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Việt.
Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ, nhiều biện pháp nghiêm khắc đã được đưa ra, song vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn hoành hành gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Thời gian qua, dư luận xã hội xôn xao về sự vụ của Vinaca - một doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa ung thư bỗng lộ mặt là doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa ung thư không rõ nguồn gốc. Hoặc như vụ việc của Khaisilk khi trà trộn khăn lụa hàng Trung Quốc và cài mác "Made in Vietnam" để bán với giá "trên trời" cũng mới tạm lắng xuống.
Mới đây, Công ty Cổ phần Con Cưng - chuyên phát triển các hệ thống chuỗi bán lẻ cho mẹ bầu & em bé, với khoảng hơn 300 cửa hàng hoạt động trên phạm vi 40 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, cũng bị người tiêu dùng ở quận Tân Bình, TP HCM khiếu nại về sản phẩm quần áo trẻ em mua từ cửa hàng bán đồ dùng cho trẻ em của công ty này bị thay đổi nhãn mác quần áo.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra các cửa hàng Con Cưng Quận 1, Quận 3, Quận 6, TP HCM. (Ảnh: Lệ Hằng).
Ngay sau kết quả kiểm tra ban đầu của cơ quan quản lý thị trường tại các cửa hàng của Công ty Cổ phần Con Cưng trên địa bàn TP HCM đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về gian lận thương mại, ngày 24/7, Bộ Công Thương đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ chuỗi cửa hàng của công ty trên toàn quốc, tạm giữ nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa.
Theo ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), kết quả thanh kiểm tra bước đầu đã cho thấy có những dấu hiệu như kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng hóa chưa được phép lưu hành. Từ những dấu hiệu này của Con Cưng cho thấy, đoàn cần phải kiểm tra và làm rõ nên doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ để đối chiếu.
"Nếu doanh nghiệp có sai sót với mức độ sai phạm nhẹ và để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, đoàn kiểm tra sẽ đề nghị xử lý dân sự. Nếu doanh nghiệp có vi phạm nặng, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thương mại thì tùy theo mức độ sai phạm chúng tôi sẽ đề xuất hướng giải quyết theo đúng pháp luật", ông Hùng nói.
Có thể nói, trong khi cơ quan chức năng đang gia tăng chống vấn nạn hàng giả, hàng nhái, lấy lại công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp hoặc tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại. Điều này đã làm người tiêu dùng mất niềm tin và luôn phải đặt ra câu hỏi, sẽ phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, cần phải nghiêm túc nhìn lại công tác quản lý thị trường cũng như hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong thời gian qua. Bởi không chỉ vụ việc của Con Cưng mà trước đó là trường hợp của Khaisilk, chính người tiêu dùng đã phát hiện ra những dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp, không phải do cơ quan quản lý thị trường hay đơn vị quản lý nhà nước nào phát hiện.
Đối với trường hợp của Con Cưng, TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận, vụ việc có dấu hiệu sai phạm khá nghiêm trọng, nhưng vấn đề là tại sao một doanh nghiệp hoạt động lâu như thế và trên quy mô lớn như vậy lại không bị phát hiện? Các cơ quan quản lý thị trường đã hoạt động như thế nào? Doanh nghiệp Con Cưng đã bị kiểm tra bao nhiêu lần mà không bị phát hiện, phải để đến khi người tiêu dùng tố cáo cơ quan chức năng mới phát hiện ra?
"Tất cả các câu hỏi đó đều phải được đặt ra và trả lời một cách xác đáng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, phải giữ người tiêu dùng Việt Nam để ưu tiên dùng hàng Việt Nam, không thể để người tiêu dùng thường trực ý nghĩ, dùng hàng Việt Nam nhưng thực ra là hàng hóa hàng nước khác đội lốt. Các cơ quan chức năng cần phải đề ra các tiêu chí hoạt động, phải thật sự nghiêm khắc, có trách nhiệm hơn nữa để những vụ tương tự như Khaisilk, Con Cưng sẽ không còn tái diễn", TS. Lê Đăng Doanh nêu rõ.
Trong bối cảnh hội nhập, hàng Việt phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đang ít nhiều tác động tiêu cực đến uy tín của sản phẩm, thương hiệu Việt.
Yêu cầu đặt ra là phải xử lý nghiêm nếu có sai phạm, đồng thời cần làm rõ và quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân liên quan khi để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng, nhất là vi phạm kéo dài từ lâu mà không bị phát hiện, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, thay vì cứ kêu gọi "người tiêu dùng phải thông thái, tự biết bảo vệ mình"... như hiện nay./.
Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
Con Cưng có đủ dấu hiệu sai phạm Đoàn công tác liên ngành đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Con Cưng để xác minh những dấu hiệu sai phạm trong thời gian qua.Ngày 30/7, Đoàn công tác liên ngành Bộ Công Thương đã tới trụ sở Công ty cổ phần Con Cưng số 801 Nguyễn Văn Linh, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại buổi làm...