Vụ cô giáo ở chung phòng nam sinh dưới 16 tuổi trong khách sạn: Bộ GD&ĐT nói gì?
Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, cho biết công an đang vào cuộc xác minh vụ cô giáo ở cùng phòng với nam sinh lớp 10 trong phòng khách sạn và cần chờ kết luận rõ ràng, tránh tạo oan sai.
Liên quan vụ bắt quả tang cô giáo chung phòng với nam sinh dưới 16 tuổi trong khách sạn tại Bình Thuận, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục-Đào tao cho biết đã chỉ đạo Sở GD-ĐT Bình Thuận có công văn báo cáo về vấn đề này .
Ông Minh lưu ý việc quan hệ bất chính khác với việc hai người đều mặc quần áo ngồi trong khách sạn, do đó, cần phải xác minh rõ ràng, tránh quy chụp giáo viên và tạo ra oan sai. Ông Minh cũng cho hay quan điểm của Bộ GD-ĐT là trên cơ sở kết luận của cơ quan điều tra, sai đến đâu phải xử lý đến đó.
Được biết, sau khi sự việc bị phát hiện, cô giáo H. đã bị sốc và gặp vấn đề về tâm lý. Nhà trường và ngành giáo dục đang tạo điều kiện cho cô giáo H. tĩnh tâm để kể lại sự việc.
Bà Nguyễn Thị Bích Hoàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận, cho hay ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận đang bị sốc và chưa từng chứng kiến vụ việc nào như vậy.
Nắm được thông tin ban đầu về vụ việc, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng cho biết nếu xác định vi phạm sẽ xử lý nghiêm. Địa phương không dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật, trái với luân thường đạo lý.
Video đang HOT
Cô giáo H. bị bắt quả tang khi đang ở chung phòng với nam sinh dưới 16 tuổi trong phòng khách sạn. Ảnh: Dân Trí
Trước đó, ngày 7/3, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, cho biết đã chỉ đạo hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn thị xã La Gi (Bình Thuận) tạm đình chỉ giảng dạy cô giáo H. để chờ kết luận của cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo.
Cô giáo H. (giảng dạy môn Toán tại trường THPT N.H 3 năm qua) bị chồng làm đơn tố cáo vì ở chung phòng với nam sinh lớp 10 (dưới 16 tuổi) trong khách sạn. Thời điểm đó cả hai vẫn mặc quần áo bình thường. Sau đó, người chồng đã liên lạc với phụ huynh của nam sinh và đến trường nơi cô H. đang giảng dạy, yêu cầu hiệu trưởng chỉ đạo cô giáo viết cam kết. Hiện cô giáo này đã bỏ về nhà mẹ ruột của mình.
Cô giáo H. tạm thời bị đình chỉ công tác. Ảnh: 2sao.vn
Sự việc hiện đang được xác minh làm rõ và phải chờ kết luận từ cơ quan chức năng.
Theo Sao Star
Chương trình phổ thông mới: Chấm dứt tập huấn giáo viên theo kiểu 'F1, F2, F3'
Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Quản lý cán bộ giáo dục, Bộ GD&ĐT - khẳng định như vậy trước băn khoăn về chất lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới. Theo ông Minh, việc đào tạo giáo viên sẽ gắn với việc "số hóa" thay vì cách tập huấn truyền thống"F1, F2. F3".
Trước băn khoăn không nhỏ về đội ngũ giáo viên đáp ứng một loạt các thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới - lực lượng mang tính "sống còn" của đổi mới giáo dục - đại diện Bộ GD&ĐT đã thông tin sâu về quá trìn chuẩn bị đào tạo giáo viên để bắt đầu giảng dạy từ 2020 - 2021 với lớp 1 (theo lộ trình) và tiếp tục các năm sau đó.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, ví von cách tập huấn giáo viên xưa nay theo lối truyền thống là "F1, F2, F3", nghĩa là đại diện giáo viên đi tập huấn, sau đó về truyền lại kiến thức cho các giáo viên đại trà theo từng cấp. Điều này dẫn đến việc nội dung được học, được đào tạo thường bị "tam sao thất bản", gây tốn kém mà không hiệu quả.
Ông Hoàng Đức Minh phát biểu
Đây cũng là bài toán đặt ra với chương trình phổ thông mới. Theo đó, việc đào tạo giáo viên kiểu này sẽ chấm dứt.
"Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng tập trong cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở trung ương được chọn lọc theo chuẩn nghề nghiệp và các tiêu chí cần thiết, các bài dạy được cung cấp trực tiếp theo dạng số hóa. Cùng với đó sẽ là bồi dưỡng đại trà, cuốn chiếu ở địa phương thông qua quản lý trên mạng internet", ông Minh nói.
Theo ông Minh, ưu việt của cách đào tạo này chính là đột ngũ giáo viên cốt cán sẽ thay vì cầm tay chỉ việc, sẽ trực tiếp trao đổi, thảo luận, tháo gỡ và kết nối với giáo viên ở cấp địa phương.
Giáo viên chủ yếu tự học qua mạng internet với các gói bài giảng trên mạng chứ không còn đào tạo theo kiểu F1, F2, F3. Với đồng bào khó khăn, lực lượng cốt cán sẽ được tính kỹ hơn, hỗ trợ trực tiếp nhiều hơn với đội ngũ cốt cán thuộc vùng khó khăn, cùng với đó là mạng internet nên các thầy cô có thể kết nối bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
"Mô hình trường học kết nối thi trước nay giáo viên đã được làm quen rồi và cho thấy hiệu quả tốt. Việc sử dụng mạng internet để tự bồi dưỡng và được hỗ trợ đã được làm 5 năm nay thậm chí trước đó. Cùng với sự hoàn thiện khả năng tương tác qua mạng, chúng tôi chắc chắn giáo viên đủ cơ sở và nền tảng để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kịp thời khi có nhu cầu", ông Minh cho hay.
Ảnh minh họa
Cũng theo ông Minh, "từ năm 2020 mới bắt đầu áp dụng chương trình lớp 1 nên Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch chọn lọc giáo viên kinh nghiệm nhất để có thể dạy được lớp cuốn chiếu ban đầu, phải là giáo viên tốt nhất cho các khối".
Liên quan đến việc sắp xếp giáo viên tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ, ông Minh cho biết, Bộ GD&ĐT đã rà soát quy hoạch lại hệ thống sư phạm để việc đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, rà soát với Bộ Nội vụ để bổ sung kịp thời giáo viên đang thiếu. "Nguồn cung giáo viên không thiếu, trường sư phạm cũng đã xây dựng mã ngành đào tạo mới theo khung chương trình mới nên không lo việc thiếu giáo viên có chuyên môn", ông Minh khẳng định.
Theo phunuvietnam
Bộ Giáo dục Đào tạo đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm Theo Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT), nhu cầu thị trường lao động đã thay đổi, sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề gây lãng phí. Bởi vậy, cần thiết phải bỏ quy định miễn học phí đối với sinh viên ngành này. Sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ...