Vụ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên: ‘Ủng hộ nhưng…’
Theo ông Nhĩ, việc xếp hạng để giáo viên có sự phấn đấu vươn lên là tốt nhưng cần kiểm soát chặt chẽ, chi tiết các tiêu chí khi cấp chứng chỉ.
Các thông tư mới của Bộ GD-ĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp hạng viên chức đang khiến dư luận xôn xao.
Có nhiều ý kiến cho rằng, đây là quy định bất hợp lý, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, không giúp ích được cho công tác chuyên môn.
Bình luận về việc này, sáng ngày 22/3, trao đổi với PV, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, việc Bộ GD-ĐT ban hành các thông tư mới như đã phản ánh là chủ trương tốt.
“Trước đây giáo viên sau khi ra trường, đi làm lâu năm là được xét tăng lương theo các cấp bậc. Tuy nhiên, thời buổi ngày nay đã thay đổi nên điều kiện cần là giáo viên phải tiếp tục đi học để bồi dưỡng kiến thức.
Bởi vậy việc xếp hạng hay đánh giá cá tiêu chuẩn chức danh giáo viên từ bậc 1, bậc 2, bậc 3 cần rõ ràng như nào là tôi ủng hộ. Còn vấn đề đáng được lưu ý đó là phải đi sâu vào những chi tiết để được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Đừng để tình trạng các giáo viên đổ xô đi học để lấy chứng chỉ vì sợ ảnh hưởng tới thu nhập mà không phải vì mục đích nâng cao trình độ chuyên môn. Như vậy, việc học các lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ sẽ không hiệu quả mà lại gây lãng phí”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết.
Quy định chức danh nghề nghiệp, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục gây nhiều lo lắng cho giáo viên. Ảnh: Dân Việt
Mặt khác, theo ông Nhĩ, cần kiểm soát chặt chẽ, đưa ra vấn đề cảnh báo để tránh tình trạng chạy chọt lấy chứng chỉ. Chạy theo giấy chứng chỉ mà vấn đề cơ bản là trình độ chuyên môn thì lại không để ý tới là rất nguy hiểm.
Video đang HOT
“Yêu cầu đặt ra ở đây là cần phải giám sát để tất cả các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ đi vào chất lượng chứ không phải hình thức”, ông Nhĩ nhấn mạnh.
Cũng theo vị nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, không riêng nghề giáo mà tất cả các ngành nghề đều đòi hỏi người lao động phải nâng cao tay nghề, từ lúc mới vào nghề cho đến lúc về hưu họ phải đạt được trình độ tay nghề cao nhất. Đó là yêu cầu cơ bản của người lao động.
Điều này đồng nghĩa với nghĩa vụ của người lao động là học tập suốt đời để nâng cao trình độ.
Về việc này, trước đó, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017.
Trong đó, Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng.
Còn Nghị định số 101/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN là quy định chung đối với viên chức của tất cả ngành, lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục.
Do đó, quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong các thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông trước đây và hiện tại bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm tính thống nhất trong quy định về quản lý viên chức.
Bức tranh chung về yêu cầu chứng chỉ với giáo viên
Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, nếu nói về số lượng chứng chỉ thì hiện nay với giáo viên cũng không phải nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc học để lấy chứng chỉ cần thực chất, thiết thực.
Ảnh minh họa/internet
Vướng nhất là chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã được tháo gỡ
Theo ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, trước đây, khi tuyển dụng mới hoặc xét thăng hạng, vướng nhất với giáo viên là cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được Bộ GD&ĐT tháo gỡ trong các Thông tư số 01, 02, 03, 03 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Cụ thể, các Thông tư trên đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ 2 và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Đưa quy định về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, khi giữ hạng và thăng hạng, hiện giáo viên chỉ cần duy nhất chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo quy định mới, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định ở cả hạng thấp nhất để bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thống nhất với quy định đối với công chức (có chứng chỉ: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp).
Cụ thể, với giáo viên mầm non, tiểu học có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với: giáo viên tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021; giáo viên hạng III cũ nay được bổ nhiệm hạng III mới. Giáo viên THCS và THPT có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với GV tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021.
"Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chỉ cần khi giáo viên giữ hoặc nâng hạng. Nếu không có nhu cầu nâng hạng thì thầy cô chỉ cần học một lần duy nhất để lấy chứng chỉ này. Ngoài ra, hằng năm giáo viên còn được cấp chứng chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho đối tượng muốn làm giáo viên nhưng không tốt nghiệp các trường sư phạm tôi nghĩ không tính vào đây, vì đó là yêu cầu chứng chỉ trước khi đối tượng trở thành giáo viên". - Ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.
2 chứng chỉ quan trọng
Ông Lê Xuân Hòa, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết: Theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Với giáo viên, Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Cụ thể, chương trình bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông. Với chương trình này, Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Với chương trình này, Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Chương trình bồi dưỡng 3: Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Với chương trình này, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Với cán bộ quản lý giáo dục, Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung cũng khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo đúng quy định thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Ngoài chứng chỉ trên, cán bộ quản lý giáo dục khi được bổ nhiệm thì phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Ông Lê Xuân Hòa thông tin thêm: Với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trước đây có yêu cầu, nay không quy định trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD&ĐT.
Riêng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Nên chậm mà chắc Theo nhiều CB quản lý, giáo viên, yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần có lộ trình, đảm bảo theo yêu cầu CTGDPT mới; tránh tạo áp lực trong việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Cô, trò lớp 1 ở TP Cần Thơ trong giờ học. Đối với giáo viên, chứng chỉ bồi dưỡng theo...