Vụ Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo: Thủ tướng chỉ đạo xem xét lại kết luận của Thanh tra Chính phủ
Vụ tố cáo hy hữu của ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty CP Đại Nam – đối với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD) Lê Thanh Cung, tiếp tục gay cấn, khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) xem xét lại Kết luận số 1549/KL-TTCP ngày 4.7.2014, sau khi ông Dũng có đơn gửi Thủ tướng tố cáo TTCP đã sai phạm nghiêm trọng luật pháp trong quá trình xác minh, giải quyết đơn tố cáo của ông…
Một góc khu đất ở KCN Sóng Thần 3 – nguyên nhân dẫn đến tranh cãi, tố cáo giữa Chủ tịch tỉnh BD và ông Huỳnh Uy Dũng
Ngày 8.10.2014, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 7868/VPCP-V.1, gửi TTCP. Nội dung văn bản trên cho hay: Thủ tướng Chính phủ đã nhận được đơn của ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty CP Đại Nam – tố cáo, phản ánh một số nội dung liên quan đến Kết luận số 1549/KL-TTCP ngày 4.7.2014 do TTCP ban hành về việc giải quyết đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh BD. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn của ông Huỳnh Uy Dũng đến Tổng TTCP để xem xét, giải quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, hơn một tháng sau khi TTCP công bố Kết luận số 1549, giải quyết vụ kiện hy hữu, gây xôn xao công luận suốt gần một năm qua, thì nay, Kết luận 1549 cũng có… “vấn đề” và cũng bị tố cáo.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định: “Để giải quyết tố cáo của tôi, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 9329/VPCP-V.I ngày 5.11.2013 nêu rõ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao TTCP phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ TNMT đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả. Rõ ràng, Luật Tố cáo chỉ quy định Tổng TTCP có quyền kết luận nội dung xác minh. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng không giao cho TTCP trực tiếp trả lời, hoặc kết luận nội dung tố cáo. Tuy nhiên, TTCP đã ban hành Kết luận số 1549, lại tự cho mình quyền kết luận nội dung tố cáo thay Thủ tướng Chính phủ (?!). Rồi còn chỉ đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh BD “xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức vi phạm”(?). TTCP đã vượt quá thẩm quyền của một cơ quan tham mưu, hay nói cách khác TTCP đã làm thay Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết tố cáo là không phù hợp với Luật Tố cáo”.
Ngoài ra, ông Dũng còn tố ông Lê Sỹ Bảy – trưởng đoàn thanh tra – có dấu hiệu bao che sai trái của Chủ tịch tỉnh BD. Cụ thể, trong Kết luận 1549, không chỉ vượt thẩm quyền, thay Thủ tướng kết luận sai trái, TTCP còn “loại” ông Cung ra khỏi các sai phạm mà đơn tố cáo của ông Dũng tố cáo có cơ sở; trái lại, đổ tội hết cho những lãnh đạo tỉnh BD thời kỳ trước và các cơ quan tham mưu(?). Trong khi ông Cung, với vai trò là Chủ tịch UBND đã vi phạm tại các Điều 126, 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, khi không giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND.
Ngoài đơn tố cáo ông Cung “ngâm” hồ sơ, không phê duyệt quy hoạch 1/500 của dự án khu đất ở, ông Dũng còn một đơn khác, tố cáo ông Chủ tịch tỉnh BD có hành vi “vu khống”, “miệt thị, xúc phạm danh dự cá nhân người khác” khi trả lời báo chí… Nhưng trong quá trình giải quyết tố cáo, ông Lê Sỹ Bảy đã “xúi” ông Dũng rút lại đơn tố cáo trên. Trong khi đó, ông Dũng đã lập vi bằng vụ việc trên để làm bằng chứng, cùng với băng ghi âm đoạn phỏng vấn trên.
Ông Dũng cũng cho biết, tại băng ghi âm thể hiện ông Cung nói rằng, ông Cung đã chỉ đạo cơ quan chức năng “không xem xét giải quyết hồ sơ phê duyệt quy hoạch cho Cty Đại Nam. Vì vậy, ông Cung không thể đứng ngoại cuộc… Việc một thanh tra viên, trong quá trình giải quyết đơn tố cáo, lại xúi đương sự rút đơn tố cáo, cũng không đúng quy định luật pháp…
Sau khi TTCP công bố Kết luận 1549, UBND tỉnh BD đã ban hành liên tiếp nhiều văn bản nhằm thu hồi quyết định QSDĐ “lâu dài” do chính UBND tỉnh cấp cho 61,4ha khu đất ở của Cty Đại Nam, khôi phục điều tra “phân lô, bán nền” mà UBND tỉnh BD khép cho Cty Đại Nam sai phạm… Mặt khác, ông Trần Văn Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh BD – cũng vượt thẩm quyền, khi thay mặt Thủ tướng khẳng định trên báo chí là “không phúc tra” kết luận của TTCP(?). Song, trước chỉ đạo mới này từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hàng loạt vấn đề chưa rõ ràng xung quanh Kết luận 1549 của TTCP sẽ bị xem xét lại…
Theo LDO
Chủ tịch TP HCM tiếp công dân mỗi tháng một lần
Vào ngày 20 hàng tháng, người đứng đầu chính quyền TP HCM sẽ tiếp công dân để giải quyết những vướng mắc trong khiếu nại, tố cáo.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cùng các sở, ngành tiếp gia đình ông Huỳnh Văn Hồng (Q.7)
Theo kế hoạch vừa được UBND TP HCM ban hành, định kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND thành phố (hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công) sẽ tiếp công dân vào ngày 20 tại trụ sở Văn phòng Tiếp công dân Thành phố (số 15 đường Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3) hoặc tại một địa điểm khác do lãnh đạo UBND Thành phố quyết định. Nếu trùng ngày lễ, tết hoặc công tác đột xuất, lãnh đạo sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo.
Ngoài ra, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND thành phố sẽ tiếp công dân đột xuất đối với những vụ phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức... Hoặc những vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Theo UBND thành phố, kế hoạch tiếp công dân sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với lãnh đạo thành phố; cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành đối với công tác tiếp dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
Trước đó, vào ngày 25/11/2013 Quốc hội đã thông qua Luật tiếp công dân. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng. Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng, chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày/tháng, chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tuần. Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng sẽ tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng.
Theo Vnexpress
Bộ trưởng ăn bánh mì tiếp dân mãi được không? "Báo chí đã phản ánh việc Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ăn bánh mì tiếp dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều đơn thư bức xúc của người dân, các Bộ trưởng có thể ăn bánh mì liên tục mà tiếp dân được không"?... Đây là câu hỏi của một vị lão thành cách mạng...