Vụ “chóng mặt” vì tòa chuyển đơn lòng vòng: Tòa án nào giải quyết vụ việc là đúng?
Báo Lao Động (số ra ngày 3.4) có đăng bài “Chóng mặt” vì tòa chuyển đơn lòng vòng, phản ánh việc anh Nguyễn Văn Sơn – nguyên là kỹ sư làm việc cho Cty TNHH Air Liquide (Lô I -2A, Khu công nghệ cao Sài Gòn, Q.9, TPHCM) – bị Cty sa thải nên đã khởi kiện. Kể từ ngày anh Sơn khởi kiện (tháng 5.2011), đến nay, vụ việc vẫn chưa được xét xử vì TAND nhiều nơi chuyển hồ sơ vụ án lòng vòng. Câu hỏi đặt ra lúc này là TAND nào phải thụ lý và xét xử vụ kiện là đúng?
Sau 3 năm, vụ án anh Sơn khởi kiện vẫn chưa được xét xử.
“Đẩy” bằng được
Do hiện nay, pháp luật chưa có quy định riêng về tố tụng lao động (LĐ), nên các vụ kiện về LĐ đều được quy định chung trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Theo điểm a, khoản 1, Điều 31, BLTTDS thì: Tranh chấp về xử lý kỷ luật LĐ theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Điểm a, khoản 1, Điều 35 BLTTDS quy định: Toà án nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về LĐ quy định tại Điều 31 của bộ luật này. Do Cty Air Liquide không có trụ sở và chi nhánh tại Q.9, mà trụ sở đóng tại TP.Bắc Ninh, nên TAND Q.9 căn cứ các điều 35, 36, khoản 1, Điều 37, BLTTDS chuyển đơn cho TAND TP.Bắc Ninh giải quyết mà quên đi một căn cứ pháp luật để thụ lý vụ án.
Sau khi thông báo về việc thụ lý vụ án, ngày 21.9.2012, TAND TP.Bắc Ninh “xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND Q.9, TPHCM” đồng thời căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 36; khoản 1, Điều 37 BLTTDS và đơn đề nghị chuyển vụ án của nguyên đơn, đã quyết định chuyển vụ án trả lại cho TAND Q.9. Nhưng vì xác định Cty Air Liquide không có trụ sở hay chi nhánh đặt tại Q.9, nên TAND Q.9 đã tiếp tục “đẩy” vụ việc cho TAND huyện Tân Thành, tỉnh BRVT, nơi Cty Air Liquide có chi nhánh, để giải quyết và cũng căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 36; khoản 1, Điều 37 BLTTDS. TAND huyện Tân Thành sau 3 lần mời ông Sơn đến lấy lời khai để hòa giải vụ việc lại… chuyển hồ sơ vụ án về TAND TP.Bắc Ninh giải quyết.
Không thể thoái thác trách nhiệm
Video đang HOT
Như vậy, nếu anh Sơn chọn TAND TP.Bắc Ninh để khởi kiện thì không có vấn đề gì phải bàn. Nhưng do điều kiện xa xôi (anh Sơn cư ngụ tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) nên đã xin chuyển vụ án về TAND Q.9 để giải quyết. Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc do NLĐ làm việc một nơi, mà trụ sở Cty ở rất xa nơi làm việc. Nếu khi có tranh chấp mà phải đến tận nơi Cty đóng trụ sở để kiện tụng thì NLĐ không thể theo đuổi được do tốn kém về thời gian, tiền bạc.
Do lường trước những tình huống trên, nên tại điểm đ, khoản 1, Điều 36 BLTTDS về thẩm quyền của toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đã quy định: “Nguyên đơn có quyền lựa chọn toà án giải quyết tranh chấp về LĐ trong các trường hợp: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng LĐ, BHXH, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện LĐ khác đối với NLĐ thì nguyên đơn là NLĐ có thể yêu cầu toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”.
Đối chiếu với quy định này thì TAND Q.9 phải là nơi thụ lý giải quyết vụ việc, vừa đúng quy định lại vừa thuận lợi cho NLĐ. Thế nhưng, không hiểu vì sao, TAND Q.9 lại cứ “đẩy” vụ án cho nơi khác giải quyết. Và cả TAND TP.Bắc Ninh và TAND huyện Tân Thành không viện dẫn quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 36 BLTTDS để TAND Q.9 thụ lý, khiến vụ việc rơi vào vòng luẩn quẩn, kéo dài suốt 3 năm qua.
Theo Laodong
Thụ lý, điều tra trách nhiệm đơn vị, cá nhân vụ lật cầu Chu Va 6
Ban giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã chính thức đồng ý chuyển hồ sơ vụ lật cầu treo Chu Va 6 xẩy ra tại huyện Tam Đường vào ngày 24/2 sang Phòng PC46 thụ lý, điều tra sau khi PC45 đã cơ bản hoàn tất hồ sơ liên quan.
Liên quan đến việc điều tra làm rõ vụ lật cầu Chu Va 6, ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng PC45, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, Cơ quan CSĐT đã hoàn tất các thủ tục giám định ban đầu và cơ bản thực hiện xong công tác khám nghiệm hiện trường vụ lật cầu treo Chu Va 6.
Theo đó, Cơ quan điều tra đã tiến hành ghi nhận lời khai của những người liên quan đến vụ việc và cơ bản hoàn thành hồ sơ ban đầu chuyển sang phòng PC46 tiếp tục thụ lý vụ việc để xem xét việc khởi tố vụ án trong thời gian tới nhằm làm rõ hành vi, tội trạng của những đối tượng có liên quan đến vụ việc này.
Công an tỉnh Lai Châu cho biết, dự kiến vào đầu tháng 5 tới sẽ tiến hành khởi tố vụ lật cầu trao Chu Va 6 để điều tra trách nhiệm đơn vị, cá nhân có liên quan
Cùng diễn biến vụ việc, ông Bùi Tấn Huỳnh - Trưởng phòng PC46 Công an tỉnh Lai Châu đã thông báo, cơ quan này vừa tiếp nhận hồ sơ vụ lật cầu treo Chu Va 6 do phòng PC45 chuyển đến.
Tuy nhiên, theo lời ông Huỳnh thì vào thời điểm hiện tại, Cơ quan điều tra phòng PC46 chưa thể tiến hành đề nghị ký quyết định khởi tố vụ án lật cầu Chu Va 6 do đang còn chờ hoàn tất các thủ tục, chứng cứ cùng lời khai của nhân chứng và người có nghĩa vụ liên quan.
Theo Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu thì nguyên nhân cụ thể của vụ tai nạn được Viện KHHS Bộ Công an kết luận là cây cầu không được thực hiện theo đúng thiết kế và bản vẽ của ban đầu.
Theo nhận định của ông Duân, sai phạm trong vụ việc này bắt nguồn từ việc đơn vị sản xuất ốc neo tăng đơ đã làm không đúng thiết kế về kích cỡ cũng như hình dáng, kết cấu thiết bị. "Đây là một nguyên nhân cụ thể, cùng với việc cây cầu được thi công không đúng thiết kế cộng với tải trọng thực tế vượt qui định nên sự cố lật cầu đã xảy ra" - ông Duân cho biết.
Ông Duân cũng cho rằng, trong thời gian sớm nhất tới đây, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự để xem xét trách nhiệm liên quan đến vụ án này của các cá nhân tại đơn vị sản xuất ốc neo tăng đơ. Liên quan đến vụ án, cơ quan công an sẽ khởi tố, làm rõ trách nhiệm của đơn vị thi công công trình và đơn vị giám sát cầu treo Chu Va 6.
Liên quan đến thông tin dư luận bàn tán về trách nhiệm của ông Đỗ Chiến Thắng - Trưởng Ban quản lý dự án huyện Tam Đường trong vụ lật cầu thương tâm khiến 46 người thương vong, ông Duân nhận định, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của cá nhân ông Thắng sau khi vụ án được khởi tố cũng như trách nhiệm chung của Ban quản lý dự án.
Cũng theo ông Duân, Cơ quan điều tra sẽ xem xét mức độ sai phạm cụ thể của từng đơn vị, cá nhân. Tuy nhiên, vai trò của Ban quản lý là điều hành chung, không trực tiếp làm cây cầu nên đơn vị này có thể chỉ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Lý giải việc Cơ quan điều tra có dấu hiệu chậm trễ khởi tố vụ án, ông Duân cho rằng, vụ án đã có đủ căn cứ để Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố vụ án nhưng mọi việc cũng cần được thụ lý, điều tra cẩn trọng.
Ông Duân dự kiến rằng, vụ án sẽ được khởi tố điều tra vào đầu tháng 5 tới vì vào thời điểm này địa phương đang thực hiện nhiều việc, trong đó có việc tỉnh Lai Châu đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập tỉnh và công bố quyết định lên thành phố Lai Châu vào dịp 25/4 này.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, vụ lật cầu Chu Va 6 thương tâm xảy ra vào ngày 24/2 tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu khi đoàn đưa tang đang đi qua làm hàng chục người bị rơi xuống lòng suối ở độ cao 9m. Kết quả, có 38 người bị thương và 8 người tử vong sau đó.
Gần đây nhất, tại một cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc gây ra sự cố lật mặt cầu treo Chu Va 6. Theo đó, Phó thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 4 này.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo Dantri
Giáo viên tiểu học đi lừa đảo Ngày 3-4, Văn phòng cơ quan CSĐT CATP Hà Nội cho biết, đơn vị đã tiếp nhận và đang thụ lý điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do CAH Từ Liêm (cũ) chuyển đến. Đối tượng đã bị CQĐT ra quyết định khởi tố bị can là Trần Văn Lập (SN 1968, tên gọi khác là Tuấn), giáo viên...