Vụ “chết đứng” trong dự án treo: Chủ đầu tư “đổ lỗi” do… hoàn cảnh
Liên quan đến bài viết “Chết đứng trong dự án treo, sống trong khu đô thị tỷ đô, ra Quốc lộ phải đi bằng… ghe”, phía chủ đầu tư đã lên tiếng cam kết sẽ sớm triển khai dự án vì đây là… thời điểm thích hợp nhất.
Trước đây, ngày 1/7/2008, Công ty Berjaya Land được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận cho phép đầu tư vào Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) thuộc địa bàn xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TPHCM. Đến ngày 17/8/2011, chủ đầu tư đã hoàn thành công tác cải tạo đường phục vụ công tác quản lí đất đai và giải phóng mặt bằng. Đó là chưa kể, trong giai đoạn từ năm 2009 – 2010, đơn vị này tiếp tục hoàn thành việc rà phá bom mìn trên diện tích 500 ha (hơn 50% tổng diện tích) của dự án VIUT.
Ông Phương Anh Phát, Phó Tổng Giám đốc Công ty Berjaya Land cho biết, có những “cái khó” khiến dự án “bất động”
Dù bước đầu thực hiện xong những công tác nói trên nhưng chủ đầu tư vẫn chưa giải quyết đền bù cho tất cả những hộ dân có đất trong dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế. Mặt khác, việc triển khai dự án bỗng “dậm chân tại chỗ” từ năm 2013 đến nay. Điều đáng nói là trong suốt khoảng thời gian dự án này “bất động”, chủ đầu tư vẫn không có thông báo gì cho người dân về việc thực hiện dự án của mình.
Lý giải về nguyên nhân dự án bị “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt một thập kỷ qua, đại diện chủ đầu tư, ông Phương Anh Phát, Phó Tổng Giám đốc Công ty Berjaya Land cho biết, có những “cái khó” khiến dự án “bất động”.
Ông Phát cho hay, vào năm 2013 do ảnh hưởng sự khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, công ty Berjaya Land cũng gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Hơn nữa, trước sự suy thoái kinh tế, không chỉ công ty này mà nhiều “ông lớn” khác cũng không dám mạnh tay “rót vốn” cho các dự án của mình.
Hàng trăm hộ dân phải tạm trú trong những ngôi nhà rách nát, tạm bợ
Video đang HOT
Riêng về dự án VIUT, do chủ đầu tư rụt rè trong việc chi tiền đầu tư nên dự án này đã bị “đóng đinh” trong một thời gian dài. Mặc dù vậy, chủ đầu tư cũng đã hoàn tất việc bồi thường cho khu đất có diện tích 116 ha (đất thuộc dự án VIUT) vào ngày 2/4/2009.
Ngoài ra, theo ông Phát, áp dụng Luật Đất đai năm 2013 cùng với việc thực hiện chỉ đạo của Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM vào năm 2014, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn đã phải làm lại phương án đền bù đất đai trong dự án VIUT. Theo đó, đơn vị này phải quy hoạch lại số hộ được hưởng tái định cư, xác định lại mức đền bù và đối tượng được đền bù đất đai… nên việc dự án chậm tiến độ là điều khó tránh khỏi.
Đường giao thông trong khu đô thị này đọng nước, lầy lội
Cuối cùng, ông Phát “chốt lại”, hiện nay là thời điểm thích hợp để Tập đoàn Berjaya đẩy mạnh việc triển khai thực hiện dự án VIUT. Theo đó, chủ đầu tư sẽ đề nghị UBND TPHCM và BQL Khu đô thị Tây Bắc xem xét tách và giao trước 250 ha đất trong dự án cho chủ đầu tư để phát triển dự án.
“Ngay sau khi được giao đất, chúng tôi sẽ triển khai thực hiện ngay Khu tái định cư của dự án, nhằm ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực dự án cùng với hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch. Dự kiến sẽ triển khai vào quý I/2017. Đối với những hộ dân có đất trong dự án, sau khi giải quyết đền bù chúng tôi sẽ tăng mức hỗ trợ theo đúng luật định nhằm bù đắp thiệt hại cho họ. Chúng tôi cũng cam kết sẽ nhanh chóng triển khai dự án Khu đô thị đại học Quốc tế”, ông Phát nói.
Người dân phải dùng ghe để băng qua kênh An Hạ nhằm tiết kiệm thời gian
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, sau nhiều năm được khởi công thì hiện nay dự án VIUT gần như đã trở thành một “ốc đảo” của TPHCM. Hiện tại, nhiều khu đất trong dự án vẫn là những bãi đất cỏ mọc hoang. Giao thông trong khu vực này cũng không hề được nâng cấp và tạo mới. Trong đó, đường giao thông nông thôn song song với đường Đặng Công Bỉnh thì chỉ được đổ một lớp đá lót sơ sài, nhiều chỗ trên tuyến đường này trở thành những vũng nước lớn, bùn đất lầy lội. Việc lưu thông trong khu vực này rất khó khăn, nhất là khi bị ngăn cách với đường Đặng Công Bỉnh, con đường duy nhất có thể thông ra Quốc lộ 22 bởi kênh An Hạ.
Được biết, sự chậm trễ trong khi triển khai dự án này của chủ đầu tư đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trong khu đô thị này phải “sống dở chết dở” vì “đi không được, ở không xong”. Bởi lẽ, nhiều người dân có đất nhưng không thể sử dụng cũng không thể bán. Thậm chí nhà cửa dột nát cũng không thể xây mới mà phải “che chắn” tạm thời để sống qua ngày.
Công Quang
Theo Dantri
Quảng Ninh: Bí thư đối thoại xong, người dân bảo 'không giải quyết được việc gì'
Cam kết "đưa lợi ích của người dân lên hàng đầu" của Bí thư Quảng Ninh có vẻ thực hiện chưa tới nên người dân ở khu tập thể 3 tầng lại tiếp tục kêu cứu.
Chất lượng Việt Nam vừa nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Xuân Khang, bà Nguyễn Thị Dịu, ông Ngô Ngọc Qũy, ông Nguyễn Trọng Khâm, ông Vũ Quốc Thịnh - đại diện cho hơn 200 hộ dân ở khu tập thể 3 tầng (phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ sự không đồng thuận với chính sách hỗ trợ, bồi thường, bố trí tái định cư để triển khai Dự án hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp phố mua sắm tại khu 6, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long).
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đối thoại với đại diện các hộ dân khu tập thể 3 tầng.
Khi chuyển sang nhà tái định cư mới, người dân sẽ được hoàn trả diện tích nhà ở mới rộng hơn so với hiện tại với hệ số 1,2 lần. Trường hợp diện tích này nhỏ hơn so với diện tích tiêu chuẩn nhà ở đô thị thì người dân sẽ được nhận nhà có diện tích rộng hơn nhưng sẽ phải trả thêm phần chênh lệch giá, giá này sẽ do tỉnh quy định với mức ưu đãi, có lợi cho dân nhất. Cùng với đó, trong thời gian chờ dự án hoàn thành, 6 tháng một lần, các hộ dân sẽ nhận tiền hỗ trợ tạm cư (mức 2 triệu đồng/tháng)...
Với chính sách như vậy, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Đọc đề nghị các hộ dân đồng thuận với chính quyền. Đến ngày 10/9, người dân và các cơ quan chức năng sẽ bàn bạc phương án thực hiện di dời khỏi chung cư cũ. Đồng thời ông Đọc cũng yêu cầu cấp ngay lại điện, nước cho người dân.
Qua cuộc đối thoại giữa Bí thư và đại diện cư dân, phóng viên đã gặp gỡ, trao đổi với một số người dân tham dự và nhận thấy sự đồng thuận, tin tưởng cao của họ khi nghe kết luận của ông Bí thư Tỉnh uỷ. Tuy nhiên, gần đến ngày bàn giao nhà (dự kiến ngày 12/9) người dân lại gửi đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan báo chí với lí do "đối thoại xong không giải quyết được việc gì".
Theo đại diện hộ dân, sau buổi đối thoại với Bí thư Đọc, ngày 24/8/2016 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện ra quyết định 2732 - 24/8/2016 phê duyệt chính sách bồi thường.
"Nhưng trong quyết định này lại không rõ ràng như những gì mà Bí thư Đọc đã từng nói. Cụ thể trong phương án bổ sung chỉ nói rõ diện tích được sang nhà tái định cư mới nhân hệ số 1,2 còn không xác định là diện tích quy đổi này có phải là được thanh lý cho dân hay vẫn phải thuê nhà theo sở hữu nhà nước khi sang nhà tái định cư", đại diện cư dân nói.
Bên cạnh đó, đại diện cư dân cũng phản ánh trong quyết định phê duyệt chính sách bồi thường không có giá thanh lý nhà, chưa xác định dân phải trả tiền thanh lý nhà là bao nhiêu cũng không có trong phương án; Phần chênh lệch diện tích nhà phải trả thêm là bao nhiêu tiền cũng chưa có giá cụ thể; Chi phí quản lý vận hành cho tòa nhà tái định cư cũng chưa có;...
Ngoài ra, các hộ dân cũng đang lo lắng bởi việc giải phóng mặt bằng đồng loạt, cùng một lúc hàng trăm hộ phải thuê nhà tạm nên việc tìm nhà để thuê trong phạm vi số tiền 2 triệu đồng một tháng trên địa bàn phường Bạch Đằng và các phường lân cận rất khó thực hiện.
Cư dân cũng kiến nghị, hiện các hộ ở tầng 1 tập thể 3 tầng và một số hộ ở nhà cấp 4 ngoài ở còn kết hợp sử dụng kinh doanh dịch vụ cũng chỉ được hỗ trợ 2 triệu đồng tháng tiền thuê nhà tạm thì không thể đủ tiền để thuê điểm kinh doanh tạm trong lúc xây nhà tái định cư (dự kiến là 21 tháng). Trong thời gian này, họ sẽ bị thất nghiệp, không có thu nhập trong khi số tiền hỗ trợ ổn định kinh doanh chỉ bằng 75% của 3 tháng lương tối thiểu (tổng số khoảng 6 triệu đồng).
"Số tiền này có đủ cho các hộ sinh sống trong 21 tháng hay không? Trong trường hợp này, quyền lợi của người dân đã được đặt lên hàng đầu hay chưa?", đại diện cư dân đặt câu hỏi.
VIẾT CƯỜNG
Theo NTD
Bản vẽ sân bay Long Thành sẽ để cho người dân góp ý Cho rằng bản vẽ kiến trúc sân bay Long Thành trong tương lai mang hình ảnh quốc gia, rất quan trọng nên Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT phải lấy ý kiến người dân. Sáng 9/7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có chuyến thị sát thực tế khu vực xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long...