Vụ chạy thận 8 người chết:BS Hoàng Công Lương có 4 luật sư bào chữa
Theo quyết định của Tòa án Nhân dân (TAND) TP.Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), từ ngày 7-11.5, Tòa sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự liên quan vụ 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình ngày 29.5.2017. Được biết bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ có 4 luật sư tham gia bào chữa.
Ngày 23.4, TAND TP.Hòa Bình đã ra quyết định số 28/2018/QĐXXST-HS, đưa vụ án liên quan tới 8 người chết tại BVĐK tỉnh Hòa Bình ra xét xử sơ thẩm.
Các bị cáo gồm: Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh); Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ của BVĐK tỉnh Hòa Bình); bác sĩ Hoàng Công Lương (công tác tại đơn nguyên thận, BVĐK tỉnh Hòa Bình). Trong đó, bị cáo Quốc bị Viện KSND tỉnh Hòa Bình truy tố về tội Vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 2, điều 98 của Bộ luật Hình sự. Bị cáo Sơn và bác sĩ Lương bị Viện KSND truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định khoản 2 điều 285 của Bộ luật Hình sự.
Thời gian mở phiên tòa từ ngày 7-11.5.
Sau gần 1 năm xảy ra vụ việc, cơ quan tố tụng tỉnh Hòa Bình đã đưa vụ việc tai tiếng tại BVĐK tỉnh Hòa Bình ra xét xử.
Video đang HOT
Theo TAND TP.Hòa Bình, vụ án được xét xử công khai. Thẩm phán phiên tòa là ông Vũ Duy Tuấn.
Bác sĩ Hoàng Công Lương có 4 luật sư bào chữa, riêng bị cáo Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn, mỗi người có 2 luật sư tham gia bào chữa. Ngoài ra còn có sự tham gia của các gia đình của 8 nạn nhân và nhiều cá nhân liên quan.
Trước đó, báo Dân Việt đã nhiều lần đưa tin về vụ việc 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại đơn nguyên thận, BVĐK tỉnh Hòa Bình tử vong ngày 29.5.2017. Sau gần 1 năm điều tra, cơ quan tố tụng của tỉnh Hòa Bình mới đưa phiên tòa này ra xét xử.
Theo Danviet
Người nhà 8 nạn nhân tử vong khi chạy thận sẽ theo kiện đến cùng
Sau nhiều lần thương nghị không thành công trong việc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình đền bù cho gia đình 8 nạn nhân tử vong tại BV này, hai bên quyết định đưa vụ việc ra tòa và các gia đình nạn nhân cho biết, họ quyết theo kiện đến cùng.
Sự cố chạy thận xảy ra ngày 29.5, tại Đơn nguyên thận, Khoa Thận, BVĐK tỉnh Hòa Bình, khiến 8 người tử vong đã để lại nhiều hệ lụy cho các gia đình nạn nhân. Suốt nửa năm qua, BVĐK tỉnh Hòa Bình và gia đình các nạn nhân đã nhiều lần gặp mặt, trao đổi thỏa thuận mức đền bù. Tuy nhiên, đến nay các bên chưa thống nhất được mức đền bù. Các gia đình nạn nhân yêu cầu bệnh viện chi trả 250 triệu đồng/nạn nhân. Nhưng phía BV "thoái thác" và "đòi" các gia đình phải xuất trình được hóa đơn đỏ cùng giấy tờ hợp pháp của các khoản chi phí.
Đến nay, đã nửa năm sau sự cố y khoa tại BVĐK tỉnh Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong, các gia đình nạn nhận vẫn chưa thỏa thuận được mức đền bù với BV.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người nhà của nạn nhân Nguyễn Thị Minh (TP.Hòa Bình), các gia đình đã nộp đơn khởi kiện vào ngày 11.12. "Cùng lắm chúng tôi mới phải đưa ra tòa do BV yêu cầu chúng tôi phải có hóa đơn đỏ, chứng minh các chi phí như mai táng phí... mới thanh toán", bà Tuyết nói.
Sau nhiều lần đối thoại, cuối cùng các gia đình nạn nhân đã viết đơn khởi kiện lên Tòa án Nhân dân (TAND) TP.Hòa Bình.
Cùng quan điểm với bà Tuyết, gia đình của 7 nạn nhân còn lại cũng quyết theo kiện đến cùng.
Hiện TAND TP. Hòa Bình đã thụ lý vụ án.
Theo luật sư Nguyễn Hoàng Trung (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), BVĐK tỉnh Hòa Bình và Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng đang hiểu sai về quy định pháp luật, bởi trách nhiệm đền bù thuộc về BV, chứ không phải do các cá nhân. Điều này quy định rõ trong điều 86, 87 của Luật khám bệnh, chữa bệnh và Bộ luật Dân sự.
Giữa BVĐK tỉnh Hòa Bình và các gia đình nạn nhân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Luật sư Trung phân tích: "Do cả 8 bệnh nhân đều tử vong trong BV, nên theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm đền bù thuộc về BVĐK tỉnh Hòa Bình và trách nhiệm hình sự thuộc về những cá nhân liên quan trực tiếp đến sự cố. Còn những cá nhân đó chịu trách nhiệm với BV như thế nào, còn tùy theo mức độ. Trong khi đó, BV lại cho rằng, những cá nhân trực tiếp liên quan đến sự cố mới phải bồi thường. Vì BV hiểu như vậy nên hai bên mới không thỏa thuận được".
Theo Danviet
20 bệnh nhân vụ tai biến chạy thận 8 người chết đã về địa phương Sau hơn 3 tháng điều trị tại Bệnh viện Thận Hà Nội, 20 bệnh nhân chạy thận tỉnh Hòa Bình đã được chuyển về điều trị tại địa phương. Đây là những bệnh nhân đã thoát nạn trong sự cố y khoa khiến 8 người chết ngày 29.5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Chiều nay (11.9), Bệnh viện Thận Hà...