Vụ cháy 13 người chết, 25 người bị thương: Đề nghị 5 mức án từ 4-12 năm
Sáng 31.7, ngày thứ 2 xét xử sơ thẩm vụ cháy khiến 13 người chết, 25 người bị thương ở Hải Phòng, tại phần tranh tụng, các bị cáo đều tỏ ra hối hận, thành khẩn nhận tội.
Buổi sáng, Hội đồng xét xử tiến hành phần tranh tụng, các bị cáo đều tỏ ra hối hận, thành khẩn nhận tội. Cả năm bị cáo đều cho rằng sự việc xảy ra ngoài mong muốn chứ không phải chủ ý. Về phía các bị hại, chủ yếu vẫn là yêu cầu mức bồi thường về thương tật, về tổn hại cho cuộc sống sau này…
Trước đó, tại phần luận tội, đại diện Viện KSND thực hiện quyền công tố tại phiên tòa đã khẳng định, các bị cáo đều biết rõ nhà xưởng không có cửa thoát hiểm, không đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn làm ngơ. Đặc biệt, bị cáo Nhiếp Thiếu Phong (chủ xưởng) mặc dù đã làm quản lý nhiều năm cho các công ty da giày, hiểu rõ quy định về phòng cháy chữa cháy nhưng trước thực trạng nhà xưởng như vậy cũng phó mặc.
Vị đại diện Viện KSND cũng nhấn mạnh, UBND xã Tân Dân cũng phải có trách nhiệm khi để xảy ra vụ cháy, nên cần phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân.
Viện KSND đã đề nghị 5 mức án từ 4-12 năm đối với 5 bị cáo.
Video đang HOT
Chiều nay, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.
Theo Thanh Niên
Vì lợi nhuận, ông chủ bất chấp tính mạng công nhân
Nhiều cô gái tuổi đôi mươi mặt biến dạng vì bị bỏng đau đớn khóc khi ông chủ người Trung Quốc khai biết xưởng may ngột ngạt như cái lò khi chỉ có cửa duy nhất nhưng không sửa lại, vẫn đưa công nhân tới làm việc.
Chiều 30/7, đại diện VKSND Hải Phòng đề nghị mức án với 5 người bị kết tội vi phạm quy định phòng cháy cháy chữa cháy để xảy ra hỏa hoạn làm 13 công nhân thiệt mạng, 25 người bị bỏng nặng. Cụ thể, Nhiếp Thiếu Phong (42 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị đề nghị 11-12 năm, Bùi Thị Hiền (vợ không hôn thú của Phong) 10-11 năm, Bùi Thị Sự 7-8 năm, Lê Văn Bảy 9-10 năm, Nguyễn Văn Linh 4-5 năm.
Phần thẩm vấn hôm nay, HĐXX tập trung làm rõ việc xây dựng xưởng gia công giày da không hợp lý khiến khi có hoả hoạn, người lao động đổ dồn về cửa duy nhất nên rất khó thoát hiểm.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Việt Dũng
Bị cáo Hiền khai, sau khi đặt vấn đề thuê mảnh đất 150m2 của bà Sự đã nhờ chủ đất này xây dựng xưởng. Hôm xảy ra vụ việc, Hiền thấy Bảy, Linh mang theo đồ nghề đến hàn cột thu lôi. Cô không đồng ý cho họ trèo lên mái tôn để làm việc.
Thấy những vảy hàn bắn xuống đất, Hiền bảo đã nhắc họ ngừng tay. "Bị cáo còn nói khi nào công nhân về hết mới được làm việc. Tuy nhiên nhắc đến lần thứ 3, các vảy hàn rơi xuống bén vào vật liệu của xưởng, cháy lớn xảy ra", Hiền nói và cho biết khi nhắc như vậy đã bị chửi lại.
Khi lửa bốc lên ngùn ngụt, công nhân bên trong nhào nhào tìm đường chạy ra ngoài nhưng xưởng không có cửa thoát hiểm, Hiền và Phong không giúp họ mà bỏ chạy về nhà. Hai thợ hàn gây cháy là Bảy và Linh cũng rời hiện trường.
"Bị cáo hoảng loạn, sợ bị người dân đánh nên đã cùng chồng lánh nạn", Hiền khai. Chủ tọa công bố bằng chứng cho thấy, thực chất là Hiền bỏ trốn và bị bắt ở Móng Cái, Quảng Ninh. "Nếu bị cáo trốn trót lọt sang Trung Quốc thì vụ án đã gặp không ít khó khăn", vị thẩm phán nhận định.
Bị cáo Phong khai khi thuê đất có vẽ qua sơ đồ của xưởng, trong đó có một cửa thoát hiểm. Tuy nhiên khi xây dựng, "chủ thầu" Sự đã không làm theo. "Khi xây xong, bị cáo đã không đồng ý về việc không có cửa thoát hiểm và độ cao của xưởng. Nhưng vì khách hàng giục gấp quá, bị cáo không để ý mà cho công nhân làm việc ngay", bị cáo trả lời thông qua người phiên dịch.
Phiên tòa chật cứng người đến dự. Ảnh: V.D
Trong khi đó, bị cáo Sự cho rằng, việc xây dựng được làm đúng theo yêu cầu của vợ chồng Hiền. "Bị cáo Phong có đưa cho tôi bản vẽ nào đâu. Ngay cả khi tôi làm thêm một cửa thông gió, Hiền cũng bảo hàn lại vì sợ trộm cắp", bà Sự đối đáp.
Hôm Bảy đến hàn cột thu lôi, bà Sự bảo không hề hay biết. "Bị cáo chỉ nhắn qua mẹ của Bảy khi nào rảnh thì qua làm chứ không hẹn cụ thể. Ngay cả khi thấy Bảy đến hàn, bị cáo cũng bảo đợi công nhân nghỉ làm đã", bà Sự khai.
Nghe các bị cáo đổ lỗi cho nhau, ngồi phía dưới, nhiều nữ nạn nhân mặt bị biến dạng vì bỏng cho biết, điều mong mỏi là được quan tâm, bồi thường chi phí chữa trị. Đa phần họ có gia cảnh khó khăn. Có người vừa vào làm chưa được nhận lương thì đã bị nạn.
Theo VNExpress
Bi kịch đẫm nước mắt của hội đánh ghen thuê Khi dịch vụ đánh ghen thuê ra đời, nó không những không có hiệu quả mà chính những người đánh ghen thuê lại gặp những tình huống bi hài, trớ trêu khi chồng của mình lại chính là nạn nhân của vụ đánh ghen. Xã hội ngày càng phát triển, những mối quan hệ cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Muốn...