Vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Tiết lộ gây sốc của dân buôn gỗ
Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt.
Trong khi chưa ngã ngũ đơn vị thi công đã chặt 500 cây hay 2.000 cây thì dư luận lại càng thắc mắc và băn khoăn tại sao Sở Xây dựng không công khai thông tin về đơn vị mua số cây bị chặt hạ và giá bán là bao nhiêu để người dân được biết?
Hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích.
Cây xà cừ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi
Anh Trần Văn Đoàn, chủ một xưởng mộc trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Giá gỗ xà cừ trong hai năm nay tăng từ 8,5 triệu/m3 gỗ lên 9 triệu/m3. Nguyên nhân chính là do các gỗ cao su và một số gỗ nhập khẩu có giá cao trong một thời gian dài, vì vậy những người làm gỗ như chúng tôi đã chọn gỗ xà cừ để giảm giá đầu vào, mà vẫn chiếm được thị trường”.
Anh Đoàn cho biết thêm: “Khi Hà Nội khai thác một loạt cây xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm trên tuyến đường từ Ngã Tư Sở tới cầu Trắng tôi cũng tìm đến điểm khai thác để hỏi mua nhưng không mua được. Nguyên liệu xưởng tôi chủ yếu qua các chủ hàng ở Bắc Ninh hay các tỉnh lân cận”.
Cũng như anh Đoàn, anh Nguyễn Mạnh Hưng, một người chuyên buôn bán các loại gỗ chia sẻ: Ngoài các loại gỗ cao cấp như gỗ xưa, gỗ trắc, giáng hương… thì thị trường Trung Quốc hiện nay họ đang có nhu cầu nhập các sản phẩm nội thất, thớt, ván gỗ sản xuất từ gỗ xã cừ. Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Bản thân tôi cũng lần mò tìm cách để mua nhưng không sao mua
được, hình như họ (đơn vị khai thác) đã có mối hết rồi.
Qua tìm hiểu được biết, đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 trên địa bàn Hà Nội cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1/2015, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.
Để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc. Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Như tin đã đưa, sau khi có lệnh dừng chặt hạ cây xanh để rà soát lại từ Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, ngày 20/3, UBND TP Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp báo, với sự tham gia của hàng trăm cơ quan báo chí, với 21 câu hỏi được đưa ra xoay quanh việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh đang được chính quyền Hà Nội thực hiện. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng đã ra văn bản, giao Giám đốc Sở Xây dựng phải trả lời công khai toàn bộ 21 câu hỏi đã nêu ra tại buổi
họp báo trước ngày 25/3.
Đến ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ra quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh.
Một gốc cây xà cừ đường kính 120 cm có công đào là 10 triệu đồng, công cưa chặt là 25 triệu đồng đã khiến nhân dân bất bình về cách chi tiền quá “thoáng” của cơ quan công quyền Hà Nội. Nhưng điều khiến bạn đọc và nhân dân quan tâm hơn cả ở thời điểm này là thông tin chính thức về số lượng gỗ được chặt hạ xuống từ các con phố hiện giờ đang ở đâu ngoài các điểm tập kết tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm); làng Chuông, xã Phương Trung (Thanh Oai).
Theo Người Đưa Tin
21 câu hỏi về chặt cây xanh HN khiến "quan" tắc họng
21 câu hỏi mà đáng lẽ quan chức Hà Nội phải nắm rõ như lòng bàn tay, nhưng lại không được trả lời trong cuộc họp báo về vụ chặt cây xanh.
Vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận khi vội vàng ra tay "trảm" 6.700 cây xanh mà không cần hỏi ý kiến người dân, Hà Nội nhanh chóng sửa sai bằng một cuộc họp báo. Tuy nhiên, đây là cuộc họp báo "kỳ lạ" nhất từ trước đến nay khi hàng loạt câu hỏi của các phóng viên, nhà báo đều không được trả lời.
21 câu hỏi về chặt cây xanh HN khiến "quan" tắc họng.
Kiến Thức điểm lại những câu hỏi "khó" của các nhà báo khiến "quan" Hà Nội vội vã bỏ đi:
Báo Người Hà Nội: Cho đến thời điểm này đã chặt bao nhiêu cây, kinh phí tốn bao nhiêu, ai sẽ bị kỷ luật chính sau khi chặt cây này? Chỉnh trang đô thị là một chủ trương đúng đắn nhưng cần làm từ từ và có nghiên cứu. Hạ 6.700 cây mà xã hội hóa thì hơi phản cảm?
Tuổi Trẻ TP.HCM: Việc dừng này như thế nào, bao lâu, có tiếp tục chặt hạ, bao nhiêu cây? Trong văn bản, ông Chánh văn phòng nói hầu hết việc chặt cây được người dân đồng thuận thì điều này khảo sát như thế nào?
Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm DN nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?
VnMedia: Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt. Tôi được biết việc thẩm định cây có sâu mọt không rất khó. Ngay TP.HCM quyết định đầu tư 2 tỷ khoan thăm dò thì cũng rất khó khăn. Vậy ai quyết định việc này?
Những cây xanh chặt đi đưa về đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
Tiền Phong: Nhữngcây xanh đã chặt thì đưa về đâu, đã bán chưa, bán bao nhiêu tiền, những cây trồng mới thì mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
Đất Việt: Hà Nội đã chặt bao nhiêu cây và đã bán chưa, bán đấu giá bao nhiêu tiền, nếu chưa bán thì để ở đâu?
Người đưa tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lí hay không?
Người tiêu dùng: Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ thì sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?
Một thế giới: Đánh giá tác động môi trường như thế nào khi chặt hạ cây? Việc chặt này đích thân ông Hùng cho phép, cá nhân ông có nhận khuyết điểm gì trong việc này? Sở Xây dựng có mặt ở đây tôi từng hỏi nhưng các anh hứa mà chưa trả lời, đó là việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên các tuyến phố?
Pháp luật TP.HCM: TP cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?
Thanh Niên: Bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?
VnMedia: Ông Hùng cảm thấy thế nào khi đi qua tuyến phố trước đây rợp bóng cây nay thay cây trơ trụi không tán lá?
Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?
VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?
Đất Việt: Những cây trồng thời Pháp thuộc thì liệu quy hoạch đã sai rồi không?
An ninh Thủ đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như vậy?
VietNamNet: Quyết định sáng nay là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?
Một phóng viên: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây tầm bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?
Bí thư Hà Nội yêu cầu trả lời 21 câu hỏi về vụ chặt cây
Chiều 23/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp và chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến việc thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh đang được dư luận quan tâm.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng trả lời 21 câu hỏi được nêu ra trong cuộc họp báo vừa qua, để gửi từng cơ quan báo chí. Nội dung trả lời phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, không được bao biện, quanh co.
Theo Kiến Thức
Hé lộ nguồn gốc cây xanh trồng mới ở Hà Nội Xung quanh đề án chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội, PV tiếp tục hỏi các tổ chức, cá nhân liên quan về nguồn gốc cây xanh được trồng mới trên các tuyến phố, nhưng chỉ nhận được những câu trả lời thiếu rõ ràng. Số cây tập kết trên đường Nguyễn Chí Thanh có nguồn gốc từ Yên Bái? Ngày 23/3,...