Vụ cha đẻ đánh đập, bắt con ăn phân: Ác nhân chưa bị xử lý
Người cha vô nhân tính mới bị bắt chưa đầy một tháng đã được thả về. Nhiều người lo lắng liệu người cha này có bị xử lý hay không và số phận của các cháu sẽ ra sao?
Căn nhà nhỏ của bà ngoại – nơi hai chị em Như và Phạm đang tá túc. Ảnh: PT
Công an xã không biết chuyện Ngữ được thả
Ông Nguyễn Xuân Liễu, Trưởng Công an xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết: Ngày 13/11 chị Phạm Thị Lư (mẹ đẻ) của cháu Như và Phạm làm đơn tố cáo đến công an huyện. Sau đó, Công an xã phối hợp cùng công an huyện điều tra sự việc. Tìm hiểu lấy lời khai từ chị Nhâm (mẹ kế), hàng xóm,… nắm tình hình mới biết nội tình câu chuyện. Công an huyện Tứ Kỳ hoàn tất hồ sơ khởi tố và gửi đến VKSND huyện Tứ Kỳ. Ngày 22/11, Công an huyện tiếp tục về lấy lời khai của chị Nhâm. Đến ngày 23/11, Viện KSND huyện Tứ Kỳ ra quyết định bắt tạm giam Nguyễn Văn Ngữ 2 tháng. 17 giờ cùng ngày, Công an xã đã phối hợp với Công an huyện đọc lệnh bắt Ngữ tại nhà.
“Điều khó hiểu là chưa đầy 1 tháng sau khi bắt tạm giam thì Ngữ được về nhà. Việc Ngữ được thả về, địa phương không nắm được, cũng không nhận được thông báo. Cho đến hôm đi qua khu vực cuối thôn, tình cờ nhìn thấy Ngữ tôi mới biết đối tượng được thả. Đến UBND xã hỏi, mọi người cũng không hay biết gì”, ông Liễu băn khoăn.
Cũng theo ông Liễu, Ngữ không phải người địa phương. Năm 2009, anh ta lấy chị Nhâm là người thôn Xuân Nẻo nên mới đăng ký tạm trú ở xã Hưng Đạo. Từ ngày về đây, Ngữ không tham gia bất kỳ hoạt động gì ở xã. Sau khi Ngữ bị bắt tam giam, chị Lư cũng chuyển hai cháu về quê ngoại để học và tiện chăm sóc.
Theo phía Công an huyện Tứ Kỳ, bị can Ngữ bị bắt là hoàn toàn tích đáng. “Không có người bố nào lại bắt con mình ăn phân, lại còn bắt con trần truồng từ đầu làng đến cuối làng đi học. Hành động đó không phải của con người nữa!” – một điều tra viên bức xúc. Tuy nhiên, ngày 15/12, Ngữ được thả về theo quyết định của VKSND huyện Tứ Kỳ. Cũng như những người dân địa phương, nhiều điều tra viên Công an huyện Tứ Kỳ tỏ thái độ băn khoăn không hiểu “vì sao bị can Ngữ được về nhà chỉ sau 22 ngày tạm giam”.
Trao đổi với chúng tôi về điều này, ông Trần Văn Hiểu, Phó Viện trưởng VKSND huyện Tứ Kỳ giải thích: “Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) về chức năng nhiệm vụ của Viện VKSND trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát, điều tra các vụ án hình sự tại các Điều 36 khoản 2, Điều 94 khoản 2 của BLTTHS; xét thấy bị can Ngữ phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, không có căn cứ bị can sẽ phạm tội mới hoặc bỏ trốn; xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can Ngữ nên VKSND huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định thay thế bằng biện pháp ngăn chặn số 01 ngày 15/12/201 (thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú) đối với bị can Nguyễn Văn Ngữ. Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn này đã được tống đạt đến bị can Ngữ theo đúng quy định của pháp luật và được bàn giao trong hồ sơ vụ án cho cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Tứ Kỳ. Việc anh Ngữ đang có mặt ở nhà chỉ là VKSND thay đổi biện pháp ngăn chặn”.
Video đang HOT
Hành vi dã man, vô nhân tính
Theo đánh giá của luật sư Hương người bố mà hành xử với con như vậy thì phải giám định xem bố có bị tâm thần hay không, vì người bình thường không bao giờ làm như vậy. Ngoài ra, bắt con ăn phân đủ yếu tố để cấu thành tội làm nhục người khác. “ Xã hội cần lên án, pháp luật cần xử lý nghiêm minh người cha vô nhân tính này”, luật sư Hương nói.
Là người theo dõi khá sát vụ việc, luật sư Nguyễn Thị Hải Hương, Giám đốc Công ty luật Khánh Minh bày tỏ quan điểm: Hành động của Nguyễn Văn Ngữ đủ yếu tố cấu thành 2 tội: “Cố ý gây thương tích” và “làm nhục người khác”. Việc bố đối xử với con như vậy kể cả về phương diện pháp luật và đạo đức đều không thể chấp nhận được. Xã hội cần lên án và pháp luật cần trừng trị nghiêm minh.
Trước hết, hành vi đánh đập dã man con đã vi phạm quy định Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Ở góc độ hình sự cũng vi phạm, vì luật này cũng có quy định về hành vi đánh người gây thương tích, đặc biệt là gây thương tích cho trẻ em. Nghiêm trọng hơn, người bị hành hạ lại là trẻ em – con ruột của Ngữ. Vì vậy, có thể xem xét xử lý theo các qui định tại Khoản 2, Điều 151 Bộ luật hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình hoặc qui định tại Điều 110 về tội hành hạ người khác. Đối với cả hai tội danh này thì mức xử phạt cao nhất đều là 3 năm tù giam.
Tuy nhiên, theo luật sư Hương, cần thiết phải đưa các cháu đi giám định để xác định tỷ lệ thương tật làm căn cứ áp dụng khung hình phạt. Do Ngữ có hành vi đánh đập các cháu Như và Phạm nhiều lần, trong khi các cháu đều là trẻ em nên nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; từ 11% – 31% sẽ bị xử phạt từ 2 – 7 năm tù; từ 31% trở lên áp dụng khoản 3 với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Theo VNExpress
Vụ cha bắt con ăn phân: Cả nhà đều bị hành hung, đánh mắng
Không chỉ vợ cũ và các con riêng của bị Nguyễn Văn Ngữ bị đánh đòn vô cớ mà cả mẹ đẻ, người vợ cưới sau cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Ngất lịm nghe chồng cũ bắt 2 con chung ăn phân
Mặc dù đang làm ăn trên Lạng Sơn nhưng hay tin chồng cũ là Nguyễn Văn Ngữ thường xuyên đánh đập, bắt con đứa chung của mình ăn phân gà, phân người, chị Phạm Thị Lư tức khắc trở về quê Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương) để thăm nắm sự việc. Ở thời điểm chị Lư được chính 2 đứa con bé bỏng của mình kể về sự việc chị đã phải khóc nấc lên vì không thể tin vào điều ấy.
Trao đổi với PV, chị Phạm Thị Lư ngậm ngùi chia sẻ: "Tôi thương các con vì từ nhỏ đã phải thiếu thốn tình cảm của người cha, hơi ấm của người mẹ rồi... Dạo trước chúng nó còn rất hòa hứng mong được đến Tết để mẹ mua quần áo mới, phát vốn. Ai ngờ bố đẻ chúng lại bắt các con cởi trần truồng, đánh đập tàn nhẫn chúng như thế. Quỷ dữ nào có ăn thịt con, nhưng cứ nghĩ đến việc các con bị bố hành hạ như vậy thì còn tâm trí đâu để làm việc nữa hả chú".
Cháu Q. và K đang phải sống trong nỗi sợ hãi của người cha "thích" bạo lực
Theo chị Lữ cho biết, từ khi lấy Ngữ, anh chị có với nhau 3 mặt con. Nhưng Ngữ có tính ghen tuông vô cớ và cứ mỗi lần đó lại mang vợ con ra xỉ vả, hành hạ. Sau 6 năm chung sống với người chồng từng tay áp má kề "thích" thượng cẳng chân hạ cẳng tay tiếp tục kéo dài nên chị Lư đã gửi đơn ly hôn ra tòa và được quyền nuôi 3 con.
"Thời gian chung sống với nhau tôi cũng đã nhiều lần bị anh ấy đánh đập rất vô cớ. Có hôm vừa nhảng chân vào nhà chưa biết chuyện gì đã làm ầm ĩ hết cả lên. Sau đó, anh còn sai tôi và các con làm toàn những việc không đâu vào đâu giữa lúc đang ngủ. Tôi bảo: Có chuyện gì để mai hãy nói để cho chúng nó ngủ mai còn đi học. Thế là anh ta bắt các cả 4 mẹ con dậy đánh đập. Không thể chịu đựng được người chồng như vậy nên chúng tôi không thể kéo dài thêm cuộc sống này được nữa" - chị Lư sụt sùi giọng đứt quãng .
Mẹ đẻ, vợ sau cũng bị Ngữ hành hung
Thế rồi, không lâu sau, anh Ngữ tái hôn với chị Nguyễn Thị Nhâm là người cùng huyện. Cùng thời điểm đó, do điều kiện khó khăn chị Lư phải đi làm ăn xa nên Ngữ đã đưa các con sống cùng mình và mẹ dì.
"Dù ở trên Lạng Sơn nhưng tôi vẫn thường gọi điện với cô giáo để hỏi tình hình học tập và đóng tiền học cho các cháu. Để tiện liên lạc, tôi có mua một chiếc điện thoại cho chị Nhâm và cháu Q. nên hai bên cũng thường xuyên trao đổi với nhau. Có chuyện gì chị Nhâm cũng kể hết cho tôi. Cuối năm 2008, chị Nhâm gọi điện cho tôi cầu cứu vì bị anh Ngữ đánh phải chạy trốn. Việc các cháu bị bố đánh chị Nhâm cũng nói nhưng lại sợ không dám tố cáo mà muốn từ từ khuyên chồng. Nhưng anh ta vẫn chứng nào tật ấy, không chịu thay đổi" - chị Lư kể lại.
Từ mẹ đẻ, vợ cũ, vợ mới, các con đều bị Ngữ hành hung
Biết chuyện đó, chị Lư thường xuyên gửi tiền về cho chị Nhâm để phụ lo cho việc học hành, ăn uống sinh hoạt của 2 con là Phạm Nguyễn Như Q. và Phạm Nguyễn K. đang ở quê. Tiền học, tiền ăn và mỗi khi các con trái nắng trở chiều, đau ốm chị Lư đều gửi về và gửi gắm con cho chị Nhâm.
"Cứ tưởng như thế là yên ổn, các con cũng không bị bố đánh nữa và chị Nhâm cũng đỡ vất vả hơn. Không ngờ các cháu bị bố hành hạ dã man như vậy mà tôi không hề hay biết" - chị Lư dưng dưng nói.
Theo chị Lư, chị thường xuyên gọi điện cho hai con nhưng vì bố dọa nên cả hai không dám nói gì với mẹ về những trận đòn roi thừa sống thiếu chết. Chỉ khi bé Ph. bị ốm ở trường, cô giáo và mẹ kế phải đưa đi viện thì sự việc mới vỡ lở. "Tôi hỏi gặn hỏi mãi, thì chị Nhâm mới dám nói chị cũng một vài lần bị chồng đánh và cái Q, thằng K. thường xuyên bị bố đánh" - chị Lư nói.
Chị Nguyễn Thị Nhâm cũng thừa nhận đã bị Nguyễn Văn Ngữ chửi bới, đánh đạp một vài lần. "Còn việc anh Ngữ đánh đập các cháu là có nhưng việc bắt các cháu ăn phân hay không thì các chú cứ hỏi các cháu vì tôi còn ở cạnh anh ấy" - chị Nhâm đưa đẩy.
Trao đổi với PV, ông Đàm Văn Hoàn, Phó Trưởng CA xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương cho biết: "Nguyễn Văn Ngữ là đối tượng được liệt vào "sổ đen" ở địa phương và đã có 3 tiền án. Vài năm trước, anh này không những có hành vi ngược đãi vợ con mà còn ngược đãi cả với mẹ đẻ. Có lần cả bà mẹ, vợ và các con đều bị Ngữ đánh đuổi phải lánh ra đây (từ UBND xã Kỳ Sơn - PV) xin ngủ qua đêm để tránh bị đánh đấy".
Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục thông tin này đến bạn đọc...
Theo Giáo Dục VN
Vụ cha bắt con ăn phân: Không ai dám tố cáo vì sợ bị trả thù Người cha đẻ không những thường xuyên đánh con bằng gậy inox mà còn nhẫn tâm, mất tính người bắt 2 con ăn phân, gây ra sự phẫn nộ tại Hải Dương. Những ngày qua, người dân thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương) không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ trước những hành động quái dị, mất...