Vụ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Các bị cáo nói lời sau cùng trong nước mắt
Trình bày lời nói sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án, nhiều bị cáo trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi không cầm được nước mắt, xin lỗi gia đình, đồng nghiệp.
Phiên xử sơ thẩm 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sáng 2/12 kết thúc phần tranh luận. Trước khi Hội đồng xét xử (HĐXX) vào nghị án, các bị cáo được phép nói lời sau cùng.
Các bị cáo vụ án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: CTV).
Trình bày đầu tiên, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng – cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) – nói: “Chúng tôi sinh ra lựa chọn nghề cầu đường, ban đầu do mưu sinh, song để trụ lại với nghề 25 năm, đó không phải là mưu sinh nữa, mà đó là yêu nghề. Chúng tôi sẵn sàng xách ba lô đến những vùng đất mới, xây dựng con đường, cây cầu mới…
Sự việc đau lòng, đau xót tại dự án mà chúng tôi tự hào, hân hoan khi nó được đưa vào sử dụng trên trục đường Bắc Nam, là ngoài ý muốn của chúng tôi. Chúng tôi ăn năn, hối lỗi sự việc xảy ra”.
Cựu Phó Tổng Giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh: CTV).
Tại phiên tòa, chúng tôi đã nói rõ sự việc đã làm. Chúng tôi mong quý tòa, tin tưởng quý tòa công tâm, ghi nhận sự thành khẩn để chúng tôi được nhận sự khoan hồng của Nhà nước. Chúng tôi không hề có động cơ mục đích vụ lợi. Xin HĐXX áp dụng mức hình phạt nhẹ nhất với tôi và 35 bị cáo còn lại!”.
Được nói lời sau cùng, bị cáo Lê Quang Hào – cựu Phó Tổng Giám đốc VEC – trình bày, tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, ông chỉ vô tình phạm tội vì kiến thức hiểu biết pháp luật còn nông cạn, chỉ hiểu rằng người nào trực tiếp gây thiệt hại thì mới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vì vậy, quá trình nghiệm thu, bị cáo mới chỉ nghiệm thu để đưa vào sử dụng tạm chứ chưa phải chính thức, còn phải tiếp tục theo dõi và kiểm soát chất lượng.
“Bị cáo luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao để sớm đưa tuyến đường vào thông xe, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Bị cáo mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật để sớm trở về với gia đình, nuôi dạy con cái!” – cựu Phó Tổng Giám đốc VEC nói, đồng thời xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo còn lại.
Nói lời sau cùng trước tòa, các bị cáo đều tỏ ra năn năn, hối lỗi, mong được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Nhiều bị cáo không cầm được nước mắt khi nói lời xin lỗi gia đình, đồng nghiệp.
HĐXX tuyên bố nghị án kéo dài. 14h ngày 6/12, tòa sẽ tuyên án.
Chưa hoàn thành vẫn nghiệm thu
Video đang HOT
Trước đó, tại phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội (VKSND) đã đưa ra quan điểm đối đáp với các luận điểm bào chữa của luật sư.
Một số luật sư băn khoăn về việc ban hành kết luận giám định có đảm bảo nội dung, hình thức. Đại diện VKS cho hay, việc giám định được thực hiện theo Luật giám định tư pháp. Những người tham gia giám định gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, kĩ sư… có đầy đủ chứng chỉ thí nghiệm.
Trước băn khoăn về việc đoạn đường đưa vào khai thác sau đó mới giám định có khách quan, VKS thấy, thời điểm giám định là tháng 4/2019, đoạn từ km 00 đến km 65 đã đưa vào khai thác khoảng một năm 7 tháng (từ ngày 2/8/2017).
“Đo độ mô-đun đàn hồi không thay đổi, các số liệu về bề dày, chỉ tiêu cơ lý, các lớp kết cấu thay đổi không đáng kể… Do đó, các số liệu giám định là đảm bảo công bằng” – VKS nêu quan điểm.
Mặt khác, theo VKS, việc xác định hậu quả thiệt hại, cơ quan tố tụng đã xác định giá trị lớp vật liệu không đảm bảo thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra trong dự án này.
Trong dự án này, đoạn đường 65 km chủ đầu tư đã thanh toán với giá trị 12.000 tỷ đồng, song cơ quan tố tụng xác định trên cơ sở kết luận giám định, xác định các hạng mục không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, công trình không được nghiệm thu thì không được thanh toán. Việc thanh toán hơn 811 tỷ đồng đã gây hậu quả.
Như vậy, cơ quan tố tụng đã sử dụng các hạng mục không đảm bảo chất lượng và các hạng mục này là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thiệt hại. Điều này thể hiện hành vi đó đã trái quy định Luật Xây dựng và văn bản của dự án này sử dụng để thi công.
Đại diện Tổng Công ty Sông Đà nêu ý kiến, VEC thanh toán cho các hạng mục không đảm bảo số tiền 811 tỷ đồng, nếu cộng lên thì số tiền sẽ hơn rất nhiều.
Đại diện VKS khẳng định, cơ quan công tố không thực hiện việc cộng cơ học như vậy. Số tiền quy kết cho các bị cáo chỉ là giá trị các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng xảy ra trong quá trình các bị cáo thực hiện thi công, quản lý thực hiện dự án này.
Trong Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, với tư cách Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng phải tổ chức nghiệm thu rồi mới chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.
Tuy nhiên, tại một số gói thầu không có hồ sơ thi công thử; tại một số phân đoạn của gói thầu không thực hiện nghiệm thu chuyển giai đoạn sau khi thi công xong lớp đất K98; đối với các gói thầu cho chuyển sang công nghệ thi công Novachip khi VEC và các đơn vị liên quan chưa nghiên cứu, thử nghiệm hiệu quả của công nghệ này, không thông qua đơn vị Tư vấn thiết kế kỹ thuật, Bộ Giao thông Vận tải để điều chỉnh khung pháp lý áp dụng công nghệ khác đối với dự án đang triển khai, thậm chí chưa có Chỉ dẫn kỹ thuật hướng dẫn, quy định thực hiện thi công, nghiệm thu lớp vật liệu này nhưng vẫn chấp nhận nghiệm thu.
VKS cho rằng, hành vi này của bị cáo Hùng là cố ý, biết là sai, biết là không đúng nhưng vẫn nghiệm thu trái quy định.
Đối với bị cáo Lê Quang Hào, VKS thấy, quá trình nghiệm thu cơ sở có thấy 5/7 gói thầu chưa hoàn thành nhưng bị cáo này vẫn nghiệm thu. Thực tế, các gói thầu này đều không đảm bảo chất lượng.
Khi báo cáo lên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, bị cáo đã không nêu lên những tồn tại đó, nên không đánh giá được thiệt hại, hỏng hóc của các đoạn thi công.
Đặc biệt, trong thời gian phụ trách dự án, bị cáo Hào đã cho chuyển đổi thi công từ lớp VTO sang Novachip và đã không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Điều này cho thấy bị cáo có vi phạm.
Cựu Phó Tổng Giám đốc VEC bị đề nghị tuyên phạt đến 8 năm tù
Cựu Phó Tổng Giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt đến 7 và 8 năm tù.
Sáng 29/11, phiên xử vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bước vào phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng - cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - bị đề nghị tuyên phạt từ 7-8 năm tù. Cựu Phó Tổng Giám đốc VEC Lê Quang Hào bị đề nghị tuyên phạt từ 6-7 năm tù.
33 bị cáo khác trong vụ án bị đề nghị tuyên phạt từ 24 tháng tù (hưởng án treo) đến 10 năm tù.
Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên xử vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Ảnh: CTV).
Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKS đề nghị HĐXX buộc các nhà thầu liên đới bồi thường cho VEC số tiền hơn 810 tỷ đồng; đồng thời dành quyền khởi kiện bồi thường cho các nhà thầu trong vụ án khác.
Gây thiệt hại hơn 810 tỷ đồng
Theo đại diện VKS, từ tài liệu điều tra, kết quả thẩm tra công khai tại tòa, có đủ căn cứ xác định, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Dự án) do VEC làm Chủ đầu tư, có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 139 km, từ TP Đà Nẵng đến TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Giai đoạn I của dự án dài 65 km, từ TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, gồm 8 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 7 gói thầu thi công đường và một gói thầu chủ yếu thi công cầu.
Dự án khởi công ngày 19/5/2013, đến ngày 01/8/2017 hoàn thành thông xe, đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn I; ngày 02/9/2018 hoàn thành thông xe, đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn II.
Mặc dù mới được đưa vào khai thác, đoạn đường 65 km đã xảy ra rất nhiều điểm hỏng biểu hiện trên mặt đường bê-tông nhựa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông.
Các bị cáo tại tòa sơ thẩm (Ảnh: CTV).
Kết quả giám định xác định, chất lượng công trình xây dựng hoàn thành đối với 7/7 gói thầu thuộc giai đoạn I của Dự án không đảm bảo chất lượng đúng như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án.
Quá trình thi công, nghiệm thu, các đơn vị liên quan đã không thực hiện đo nghiệm thu cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, đo hệ số thấm của lớp bê-tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình xây dựng sau khi thi công, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng, nhưng đã ký nghiệm thu, đề nghị đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Đặc biệt, đối với hạng mục công trình có sử dụng vật liệu đá, Bộ Giao thông vận tải đã có cảnh báo về chất lượng kém đối với nguồn vật liệu đá của các mỏ đá. Tuy nhiên, VEC, Ban QLDA và các đơn vị liên quan không có phương án, biện pháp chỉ đạo cụ thể để rà soát, kiểm tra, loại bỏ vật liệu không đảm bảo chất lượng, dẫn đến cả 7/7 gói thầu đều sử dụng đá tại các mỏ này làm vật liệu sản xuất các lớp cấp phối đá dăm và bê-tông nhựa các loại.
Cơ quan giám định tư pháp xác định, chất lượng tại các mỏ đá đều không đảm bảo theo yêu cầu quy định.
Mặc dù các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng nhưng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiệm thu, thanh toán hơn 811 tỷ đồng cho các đơn vị thi công dự án. Số tiền này được xác định là thiệt hại của vụ án.
Luận vai trò của 2 cựu Phó Tổng Giám đốc VEC
Theo đại diện VKS, để xảy ra sai phạm và hậu quả thiệt hại trên có hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, dẫn đến tổ chức thi công, nghiệm thu các hạng mục công trình, nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành không đảm bảo chất lượng của các bị cáo tại VEC, Ban QLDA, các đơn vị thi công tại các gói thầu và tại đơn vị nhà thầu tư vấn giám sát thi công dự án.
Đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng, VKS thấy, trong thời gian giữ chức vụ Phó TGĐ VEC phụ trách dự án, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở (NTCS) Dự án giai đoạn từ đầu năm 2015 đến ngày 25/4/2017, ông Hùng đã có nhiều sai phạm.
Cụ thể, ông Hùng không có hồ sơ chấp thuận vật liệu nguồn của chủ đầu tư cho kết quả thí nghiệm mỏ đất tại 7 gói thầu; tại một số gói thầu không có hồ sơ thi công thử, không có hồ sơ chấp thuận nguồn đá làm vật liệu cấp phối. Đặc biệt, có những phân đoạn, một số nhà thầu thi công đã thi công trước khi có kết quả chấp thuận cho thi công thử của nhà thầu tư vấn giám sát.
Tại một số phân đoạn của gói thầu (1,2,4,7), ông Hùng không thực hiện nghiệm thu chuyển giai đoạn sau khi thi công xong lớp đất K98; đối với các gói thầu (1,2,3B,4) cho chuyển sang công nghệ thi công Novachip khi VEC và các đơn vị liên quan chưa nghiên cứu, thử nghiệm hiệu quả của công nghệ này, không thông qua đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật, Bộ GTVT để điều chỉnh khung pháp lý áp dụng công nghệ khác đối với dự án đang triển khai, thậm chí chưa có chỉ dẫn kỹ thuật hướng dẫn, quy định thực hiện thi công, nghiệm thu lớp vật liệu này nhưng vẫn chấp nhận nghiệm thu.
Đặc biệt, đối với các lớp có sử dụng vật liệu đá, dù Bộ GTVT đã cảnh báo về chất lượng kém đối với nguồn vật liệu đá của các mỏ đá nhưng Nguyễn Mạnh Hùng không có biện pháp chỉ đạo cụ thể để các gói thầu của dự án đều sử dụng đá tại các mỏ này làm nguyên liệu cấp phối.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng và đồng phạm gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm với số tiền hơn 420 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Lê Quang Hào, quá trình làm Phó Tổng Giám đốc VEC phụ trách dự án, Chủ tịch Hội đồng NTCS, trong các ngày 20-21/7/2017, ông Hào đã nghiệm thu công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không đúng quy định của pháp luật, trong khi còn 5/7 gói thầu chưa hoàn thành thi công lớp bê-tông nhựa tạo nhám VTO/Novachip, thậm chí cả lớp bê-tông nhựa hạt mịn và bê-tông nhựa hạt trung.
Khi nghiệm thu, Hội đồng NTCS phải căn cứ vào tài liệu nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình hoàn thành nhưng tại một số phân đoạn đã thi công không thực hiện nghiệm thu chuyển giai đoạn sau khi thi công xong lớp đá dăm gia cố nhựa, đá dăm gia cố xi-măng; không có hồ sơ nghiệm thu cơ sở lớp đất nền K98 và không tổ chức nghiệm thu cơ sở lớp bê tông nhựa tạo nhám Novachip/VTO nhưng Hội đồng NTCS vẫn chấp nhận nghiệm thu.
Ngoài ra, bị cáo Lê Quang Hào còn cho áp dụng công nghệ thi công lớp bê-tông nhựa tạo nhám VTO sang công nghệ thi công Novachip trong điều kiện VEC và các đơn vị liên quan chưa nghiên cứu, thử nghiệm hiệu quả của công nghệ này, không thông qua đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật, Bộ GTVT để điều chỉnh khung pháp lý áp dụng công nghệ mới đối với dự án đang triển khai.
Chỉ dẫn kỹ thuật được ông Hào cho áp dụng không quy định rõ ràng về việc kiểm tra khả năng chịu lực, độ thấm thoát nước của lớp vật liệu này, thậm chí tại các gói thầu đã thi công, nghiệm thu theo công nghệ này khi chưa có chỉ dẫn kỹ thuật hướng dẫn, quy định thực hiện.
Kết quả giám định cho thấy lớp bê-tông nhựa tạo nhám thi công, nghiệm thu theo công nghệ Novachip tại các gói thầu nêu trên không đảm bảo chất lượng, gây hư hỏng tuyến đường khi vận hành khai thác.
Hành vi của Lê Quang Hào cùng đồng phạm đã gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm đối với số tiền gần 390 tỷ đồng.
Xét xử vụ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Nhiều luật sư bị tòa nhắc nhở Ngày 26/11, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần thẩm vấn trong phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 36 bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tham gia thẩm vấn tại phiên...