Vụ cán bộ sai, dân bị vạ lây ở Phú Yên: Giá trị tài sản hơn 230 tỉ đồng bị ‘đóng băng’
Vụ việc kéo dài hơn 2 năm nhưng những quyền lợi của người dân về quyền sử dụng đất trong vụ sai phạm đất đai xảy ra tại TX.Đông Hòa và TX.Sông Cầu ( Phú Yên) vẫn chưa giải quyết xong.
Chiều 8.12, trong phiên chất vấn HĐND tỉnh Phú Yên tại kỳ họp thứ 5 (nhiệm kỳ 2021 – 2025), đại biểu Lê Trung Hưng, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Phú Yên, chất vấn Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên xung quanh việc giải quyết quyền lợi của người dân trong vụ sai phạm đất đai xảy tại TX.Đông Hòa và TX.Sông Cầu.
Vì dừng đăng ký biến động đất đai nên người dân không thể thế chấp “sổ đỏ” để vay ngân hàng, hay thực hiện các giao dịch dân sự khác. Ảnh ĐỨC HUY
Đừng hứa nữa!
Ông Hưng cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất (QSDD) của người dân. Để có được GCNQSDĐ này, người dân phải thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục hành chính và nghĩa vụ tài chính bắt buộc.
Theo ông Hưng, cho đến thời điểm này, với kết quả điều tra thu thập được thì người dân không có lỗi trong việc thực hiện quy trình đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với 1.156 thửa đất trong vụ án vi phạm quy định về quản lý đất đai.
“Cái sai ở đây thuộc về người thực thi công vụ đã cấp GCNQSDĐ không đúng trình tự pháp luật quy định. Vì lẽ đó, tại kỳ họp HĐND tỉnh Phú Yên cuối năm 2020, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên đã có kết luận chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm trong tháng 3.2021. Tại kỳ họp HĐND tỉnh Phú Yên giữa năm 2021, trong thảo luận tổ tôi đã đặt vấn đề này thì được Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên hứa sẽ giải quyết xong trước kỳ họp cuối năm 2021″, ông Hưng nói và cho biết thêm, khi tiếp xúc cử tri thì hầu hết các ý kiến cử tri đều hỏi về nội dung này với thái độ hết sức gay gắt, bức xúc và đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh đừng hứa nữa, nếu các vị thương dân, vì dân, lo cho dân thì trả lại đầy đủ giá trị pháp lý GCNQSDĐ để người dân được cất nhà ở, vay ngân hàng và các giao dịch dân sự khác.
Video đang HOT
Đại biểu Lê Trung Hưng, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Yên, chất vấn. Ảnh ĐỨC HUY
Cũng theo ông Hưng, việc dừng đăng ký biến động 1.156 thửa đất tại TX.Đông Hòa đã làm đóng băng giá trị tài sản hơn 230 tỉ đồng. Ông Hưng nói tiếp: “Qua nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy ngoài việc chưa thống nhất quan điểm xử lý nên đến giờ cũng chỉ dừng lại ở các văn bản trao đổi quan điểm xử lý. Bác Hồ kính yêu chúng ta nói, việc gì có lợi cho dân thì chúng ta làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Trong vụ việc cụ thể này, chúng ta không sớm quyết định và không dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình là gây thiệt hại lớn cho dân”.
Dự kiến thời gian hoàn thành trong tháng 5.2022
Ông Hưng đã đề nghị Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên trả lời rõ đến thời gian nào thì người dân mới thực hiện đầy đủ giá trị pháp lý QSDĐ của tổng số 1.156 thửa đất đã được cấp giấy cho người dân.
Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên, đã giải trình và cho biết Sở TN-MT tỉnh Phú Yên đã phối hợp với các ngành chức năng và địa phương thống nhất đề xuất hướng giải quyết việc UBND TX.Đông Hòa và TX.Sông Cầu chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ) và cấp giấy chứng nhận (GCN) sai quy định. Theo đó, đối với những trường hợp cấp GCN sai quy định, đề nghị thu hồi GCN đã cấp (trừ trường hợp người được cấp GCN đó đã thực hiện chuyển quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên, giải trình. Ảnh ĐỨC HUY
Đối với những trường hợp đã cho phép chuyển mục đích SDĐ mà không phù hợp quy hoạch và kế hoạch SDĐ; không phù hợp quy hoạch nhưng có trong kế hoạch SDĐ (trừ trường hợp người được cấp GCN đó đã thực hiện chuyển quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) đã chỉnh lý biến động trên GCN hoặc cấp mới GCN do thực hiện việc chuyển mục đích SDĐ mà UBND cấp huyện đã hủy quyết định chuyển mục đích SDĐ và Nhà nước đã hoàn trả số tiền đã nộp cho người dân, thì thực hiện thủ tục thu hồi GCN và cấp lại GCN như mục đích SDĐ trước khi chuyển mục đích.
Đối với các trường hợp như trên mà GCN đang thế chấp tại các ngân hàng, thì UBND TX.Đông Hòa và TX.Sông Cầu phải làm việc với các ngân hàng trước khi thực hiện các nội dung nói trên.
Đối với những trường hợp cho phép chuyển mục đích SDĐ chỉ phù hợp với quy hoạch SDĐ nhưng không có trong kế hoạch SDĐ, xin phép cấp thẩm quyền cho phép tồn tại đối với những trường hợp cho phép chuyển mục đích SDĐ chỉ phù hợp với quy hoạch SDĐ nhưng không có trong kế hoạch SDĐ và giao UBND cấp huyện rà soát, đăng ký bổ sung vào kế hoạch SDĐ hàng năm.
Theo ông Anh, đề xuất của Sở TN-MT đã được UBND tỉnh Phú Yên thống nhất hướng giải quyết và trình HĐND tỉnh Phú Yên. “Căn cứ trên chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên, nếu như sau khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý, Sở TN-MT sẽ khẩn trương thông báo đến TX.Đông Hòa giải quyết theo thẩm quyền để các hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ giá trị pháp lý quyền và nghĩa vụ của người SDĐ và dự kiến thời gian hoàn thành trong tháng 5.2022″, ông Anh nói.
Bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết thống nhất với tiến độ mà Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên có dự kiến và đã xin ý kiến UBND tỉnh. Sau khi xong quy hoạch, kế hoạch đảm bảo các yêu cầu thì UBND tỉnh Phú Yên sẽ chỉ đạo Sở TN-MT tỉnh Phú Yên hướng dẫn cụ thể cho UBND TX.Sông Cầu và TX.Đông Hòa để triển khai các bước để giải quyết cho dân.
Phú Yên lên kịch bản ứng phó khi có 3.000 ca bệnh
Ngành y tế tỉnh Phú Yên đang mở rộng bệnh viện dã chiến, bổ sung phương tiện, thiết bị để sẵn sàng ứng phó nếu số người nhiễm nCoV tăng cao.
Trước việc số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nhanh, ngày 13/7, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ký công điện khẩn yêu cầu các sở ngành, địa phương tăng cường triển khai nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Tỉnh này sẽ chuẩn bị các khu cách ly tập trung, bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, cách ly người tiếp xúc gần với ca bệnh và người từ vùng dịch trở về địa phương.
Người đứng đầu UBND tỉnh giao Sở Y tế xây dựng kịch bản đáp ứng các cấp độ dịch, tăng cường số lượng, mở rộng quy mô các bệnh viện dã chiến, bổ sung phương tiện, trang thiết bị y tế, sẵn sàng cho các tình huống 1.000, 1.000-3.000 và hơn 3.000 ca bệnh.
Các đơn vị liên quan cần đào tạo, bổ sung trang thiết bị để thiết lập thêm các cơ sở xét nghiệm SARS-CoV-2 mới, nâng cao năng suất xét nghiệm, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch.
Cơ quan chức năng truy vết, lấy mẫu cán bộ, người dân ở các khu vực liên quan ca mắc Covid-19. Ảnh: M.H.
Công an tỉnh Phú Yên được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương thiết lập các chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ để kiểm soát người từ vùng dịch, không để lọt người từ vùng dịch về mà không khai báo y tế, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Các cơ quan, đơn vị yêu cầu cán bộ công chức, viên chức và người lao động cài đặt và luôn bật Bluezone; đồng thời vận động người thân và gia đình hưởng ứng sử dụng Bluezone để truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh.
Các địa phương phát huy hiệu quả hoạt động của tổ phòng, chống Covid cộng đồng với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng"; giám sát từng hộ gia đình, kịp thời phát hiện người từ vùng dịch về để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và giám sát cách ly tại nhà; hướng dẫn khai báo y tế toàn dân; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch.
Thống kê của Sở Y tế Phú Yên, từ ngày 23/6 đến nay, địa phương ghi nhận 603 mắc Covid-19, trong đó có 599 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện. Số ca mắc bệnh tập trung ở TP Tuy Hòa, ngoài ra xuất hiện ở các huyện: Sơn Hòa, thị xã Đông Hòa, Tuy An, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa và thị xã Sông Cầu.
Tổng Công ty Phát điện 2 hỗ trợ Phú Yên khắc phục hậu quả lũ, lụt Ngày 7/12, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Tổng Công ty Phát điện 2 - Công ty Cổ phần thủy điện sông Ba Hạ (đóng chân trên địa bàn) đã trao tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh này khắc phục hậu quả đợt mưa lũ cuối tháng 11 vừa qua. Lãnh đạo Tổng công ty Phát điện 2 trao kinh...