Vụ cấm sóng, cấm diễn với nghệ sĩ vi phạm pháp luật: “Lệnh phong sát là đúng”
“Tôi cho rằng, cần phải đưa ra khung phạt rõ ràng. Ví dụ, chửi thề, phát ngôn trái thuần phong mỹ tục thì cấm sóng bao lâu. Ăn mặc hở hang, phản cảm thì cấm sóng bao lâu. Làm tiểu tam thì cấm sóng bao lâu”, Hoàng Mập bày tỏ quan điểm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – ông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành quyết định về việc cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 – 2025.
Trong đó, kế hoạch hành động cập nhật thực thi chiến lược này nêu rõ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xây dựng quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, KOLs (người có tầm ảnh hưởng) có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.
Dự kiến quy trình này sẽ được hoàn thành vào tháng 10-2023. Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của một số nghệ sĩ về quyết định này.
Ca sĩ Đoan Trường: “Quy định này lẽ ra nên ban hành từ lâu rồi”
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này khi đưa thêm những người có tầm ảnh hưởng lớn (KOLs) vào, bao gồm các Youtuber, TikToker, Blogger chứ không phải chỉ riêng nghệ sĩ.
Các nghệ sĩ, KOLs giờ mà vi phạm về phát ngôn hay quảng cáo sai sự thật, ngoài xử phạt hành chính và bị chế tài theo pháp luật, sẽ còn có nguy cơ bị khóa kênh, cắt quảng cáo và tới đây sẽ là cắt sóng, cấm biểu diễn nhằm mục đích từng bước làm lành mạnh không gian mạng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, nhất là đối với giới trẻ, vị thành niên.
Lẽ ra điều này nên thực hiện từ sớm khi các nước lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc đã thực hiện “phong sát” từ khá lâu, còn mạnh hơn là xóa luôn tài khoản của các nghệ sĩ này trên toàn bộ không gian mạng xã hội.
Giờ đây khi viết dòng trạng thái, ý kiến, đôi co, chửi bới fan, nghệ sĩ và KOLs đều phải suy nghĩ chín chắn và đắn đo cẩn thận về nội dung mà mình chia sẻ hay tranh luận.
Sống lành mạnh, phát ngôn chuẩn mực không phải là điều gì to tát lắm mà đơn giản chỉ là phù hợp với đạo đức, xã hội. Tuy nhiên tôi cũng mong muốn phải có các quy định cụ thể cho từng tiêu chí để không cấm một cách oan uổng.
Ca sĩ Đoan Trường cho rằng: sống lành mạnh, phát ngôn chuẩn mực không phải là điều gì to tát lắm, mà đơn giản chỉ là phù hợp với đạo đức, xã hội (ảnh trong bài do nhân vật cung cấp)
Video đang HOT
Khái niệm “KOLs” cũng cần được làm rõ là người có tầm ảnh hưởng ở mức độ nào, lượt theo dõi là bao nhiêu, các vi phạm dựa theo tiêu chuẩn nào.
Ví dụ thế nào là quảng cáo sai sự thật? Thế nào được cho là phản cảm, dung tục, lệch chuẩn? Thế nào là trái với thuần phong mỹ tục, thước đo nào có thể ảnh hưởng đến công chúng, tới xã hội? Thời hạn cấm là bao lâu hay vĩnh viễn? Thế nào là mất thể diện, hình ảnh quốc gia… Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạt theo từng lỗi từ nhẹ đến nặng.
Đạo diễn Hoàng Mập: “Phải phạt thật nghiêm, thật nặng để răn đe”
Theo tôi, lệnh “phong sát” là đúng. Người Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam thì phải tuân theo luật pháp Việt Nam. Nhờ có sự nghiêm minh của luật pháp mà con người sống tốt hơn, không riêng gì nghệ sĩ mà cả Youtuber, Tiktoker và tất cả người dân.
Ngay cả những trang mạng đặt điều, vu khống cũng cần phải phạt thật nặng hoặc có biện pháp ngăn chặn thông tin dơ bẩn.
Tôi cho rằng, cần phải đưa ra khung phạt rõ ràng. Ví dụ, chửi thề, phát ngôn trái thuần phong mỹ tục thì cấm sóng bao lâu. Ăn mặc hở hang, phản cảm thì cấm sóng bao lâu. Làm tiểu tam thì cấm sóng bao lâu.
Nói chung phải có khung hình phạt, cấm sóng rõ ràng 3 năm, 7 năm hay 10 năm. Làm gì thì cấm sóng vĩnh viễn chứ không thể nói chung chung.
Nghệ sĩ Hoàng Mập cho rằng, cần có quy định cụ thể và rõ ràng từng khung hình phạt với từng vi phạm và nên phạt thật nặng để răn đe (ảnh do nhân vật cung cấp)
Và cũng cần quy định rõ ràng, nghệ sĩ vi phạm từ thời điểm nào thì tất cả các tác phẩm họ làm từ thời điểm đó trở đi mới bị cấm sóng. Trước thời điểm đó, họ đã tham gia nhiều chương trình game show, talk show, phim thì phải cho phát sóng những chương trình đã làm trước thời điểm họ vi phạm.
Bởi vì nếu cấm phát cả những chương trình trước đó thì nhà sản xuất và nhà đài sẽ cực kỳ khó khăn. Có những phim quay 1, 2 năm sau mới phát sóng.
Sau khi quay xong 6 tháng 1 năm mà người nghệ sĩ đó vi phạm pháp luật thì không lẽ cấm phát phim trước đó họ tham gia? Khi mời những nghệ sĩ đó, nhà sản xuất, nhà đài đâu thể quản lý được chuyện họ vi phạm sau đó. Và theo tôi, đã phạt là phải phạt thật nghiêm, thật nặng để răn đe.
Sao Việt ủng hộ hạn chế biểu diễn, phát sóng với nghệ sĩ sai phạm
Nhiều nghệ sĩ ủng hộ Bộ TT&TT đặt việc quản lý người nổi tiếng trên mạng là 1 trong 19 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ TT&TT vừa ra quyết định về việc ban hành kế hoạch hành động, cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, quản lý người nổi tiếng trên mạng là 1 trong 19 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Trước đó, tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động thông tin điện tử và định hướng nhiệm vụ năm 2022, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết Bộ TT&TT đã chủ động đề xuất phối hợp với Bộ VHTT&DL để xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử, vi phạm đạo đức xã hội theo hướng hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên các đài PTTH và môi trường mạng.
Quy trình xử lý, cụ thể là sẽ hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo với các nghệ sĩ, KOL có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 10 năm nay.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Hướng Dương - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT&DL) cho biết Cục đang phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng quy trình xử lý theo hướng hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên các đài PTTH và môi trường mạng.
Thời gian qua, nhiều người nổi tiếng bị chỉ trích vì tham gia quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng.
"Chúng tôi đang xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, sau đó sẽ tổng hợp, tiếp thu và thống nhất với các bộ, ngành phối hợp để từ đó hạn chế tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật", ông Dương nói.
Nghệ sĩ ủng hộ chấn chỉnh hành vi, lối sống của giới văn nghệ
Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu cho biết trước đó Bộ VHTT&DL ban hành dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ. Văn bản này dựa trên tinh thần kêu gọi ý thức từ nghệ sĩ là chính, không có chế tài xử phạt. Điều này dẫn đến thiếu tính răn đe trong quá trình áp dụng.
Do đó, theo ông, "việc Bộ TT&TT hướng tới biện pháp xử lý rõ ràng, cụ thể như hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh là kịp thời và cần thiết".
Ông cho rằng đã đến lúc những cá nhân, tập thể hoạt động trong showbiz cần có ý thức, trách nhiệm hơn với công việc của mình.
"Một nghệ sĩ, dù nổi tiếng đến đâu vẫn là một công dân. Họ cần làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như bao người khác. Nhưng là người nổi tiếng, họ còn phải sống đúng, sống đẹp với chính những gì được thụ hưởng từ nghề nghiệp, xã hội. Khán giả không chỉ xem sự lao động nghề mà còn quan sát cả đời tư nghệ sĩ", NSND Trần Ngọc Giàu nêu quan điểm.
Cũng theo ông Giàu, quy định mới là hành lang pháp lý để các nghệ sĩ trẻ cẩn trọng với lối sống, ứng xử, các mối quan hệ xã hội... đồng thời góp phần thanh lọc những cá nhân tiêu cực ra khỏi đời sống văn hóa - nghệ thuật.
"Ở khía cạnh nghệ sĩ, tôi thấy khá buồn. Hiện tượng nhiều cá nhân vi phạm thời gian qua ở cả khía cạnh pháp luật và đạo đức cho thấy công chúng đang mất dần niềm tin với một bộ phận người nổi tiếng. Khi áp dụng luật pháp cũng đồng nghĩa ý thức của nghệ sĩ hiện nay không cao", ông nói.
Ở vai trò quản lý, ông Trần Ngọc Giàu cho rằng quy định mới cần cụ thể hóa và áp dụng rộng rãi khi ban hành, dựa trên tinh thần nhân văn, phù hợp và không gò bó; qua đó giúp nghệ sĩ có thể nhận ra sai sót, phản tỉnh bản thân nhưng không kìm hãm tính sáng tạo và cảm xúc nghệ thuật của họ.
Hành vi quảng cáo của người nổi tiếng ngày càng tinh vi.
NSND Kim Cương luôn đau đáu việc chấn chỉnh hành vi, lối sống của nghệ sĩ đương thời.
Từ khi giải nghệ cách đây hơn 20 năm đến nay, Kim Cương tập trung vào hoạt động xã hội, đồng thời là diễn giả uy tín tại nhiều chương trình, talkshow văn hóa - nghệ thuật.
Chương trình nào, đặc biệt là các buổi trò chuyện với diễn viên trẻ, sinh viên trường sân khấu, bà cũng dành thời lượng nói về vai trò và sứ mệnh người nghệ sĩ đối với lĩnh vực văn hóa.
Theo bà, nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. "Bác sĩ tồi có thể làm chết một người. Thầy giáo tồi có thể dạy hư hàng trăm học sinh. Nhưng nghệ sĩ tồi sẽ làm hư cả một thế hệ", bà nói.
Là con gái của NSND Bảy Nam, bà chứng kiến rõ nhất mẹ mình, nghệ sĩ Năm Phỉ, NSND Năm Châu, NSND Phùng Há... đã đi tiên phong trong nghề vào thập niên 1930, đổ máu và nước mắt để đưa nghệ sĩ từ "xướng ca vô loài" thành nghề được xã hội tôn trọng.
Vì vậy, NSND Kim Cương rất buồn, giận khi một số nghệ sĩ ngày nay tận hưởng thành quả đó lại sống không đúng chuẩn mực đạo đức, khiến nghề này mang điều tiếng.
Bà kể có lần vận động quyên góp từ thiện làm chương trình Nghệ sĩ tri âm, một doanh nhân nói thẳng với bà: "Chị có vận động tiền mổ mắt, mổ tim thì em góp. Chứ em không góp tiền cho nghệ sĩ ăn chơi, đánh bạc, đánh đề".
Bà luôn đau đáu, gặp ai cũng đem chuyện này ra nói, mong tìm được giải pháp chấn chỉnh hành vi, lối sống của nghệ sĩ ngày nay.
"Tôi rất buồn, như chuyện nghệ sĩ lên sóng truyền hình tấu hài tục tĩu. Lần nào gặp các anh quản lý, tôi cũng kêu. Nghệ sĩ ngoài giỏi chuyên môn, dùng tài năng làm đẹp cho đời cũng cần lưu ý lối sống nề nếp, tử tế.
Bạn làm gì, dù nổi tiếng hay chưa, hãy nhớ mình mang danh nghệ sĩ", Kim Cương nói.
Xuân Bắc xin lỗi khán giả về ồn ào "bánh chưng" nhưng không gỡ bài NSƯT Xuân Bắc đã gửi lời xin lỗi ngắn gọn về ồn ào liên quan đến việc đăng tải bài viết "Cái tát của mẹ" trên trang Fangapge của mình. Tuy nhiên tại thời điểm đưa ra lời xin lỗi, anh vẫn giữ nguyên bài viết, không có động thái gỡ. Trước sức ép của dư luận và sự vào cuộc của cơ...