Vụ cả nhà gặp nạn, khí ga là nguyên nhân ngộ độc tử vong hàng đầu
Vụ cả nhà gặp nạn trong đêm ở Phú Quốc, Kiên Giang khiến nhiều người không khỏi xót xa, thông tin ban đầu được cho có thể do ngộ độc khí…
Ngày 12.5, hàng xóm thấy nhà ông Nguyễn Văn Bình (43 tuổi, ngụ xã Thổ Châu, H.Phú Quốc, Kiên Giang) không thức dậy nên đập cửa xông vào thì thấy bé trai Nguyễn Trường Yên (10 tuổi, con út) đã tử vong, ông Bình và vợ là bà Trang cùng cháu Khang (15 tuổi, con lớn ông Bình) nằm hôn mê. Cả 3 người được đi cấp cứu. Đến sáng 31.5, vợ ông Bình là bà Lê Thị Trang đã qua đời vào lúc 7 giờ 45 phút.
Hiện, ông Bình đã tỉnh và sức khỏe dần hồi phục. Bà Nguyễn Hồng Thắm (chị ruột ông Bình) cho hay người thân vẫn chưa dám cho ông Bình biết toàn bộ sự thật. Mà ông Bình chỉ đang biết rằng gia đình gặp nạn vì bị ngộ độc khí. Hiệ cháu Nguyễn Văn Khang vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Bác sĩ khẩn trương cấp cứu cho gia đình ông Bình
Nhiều trường hợp ngộ độc khí thương tâm
Ngộ độc khí là nguyên nhân gây ra không ít cái chết thương tâm, thực tế từng có nhiều trường hợp rơi vào trạng thái nguy kịch do ngộ độc khí CO. Đầu năm 2016, một bé gái 18 tháng tuổi tại Nghệ An tử vong do người nhà dùng than củi để sưởi ấm. Bốn thành viên khác trong gia đình này bị khó thở, sùi bọt mép, lơ mơ, rối loạn ý thức. Trước đó, tại Thanh Hóa, một gia đình đốt than đặt trong nhà đóng kín cửa. Hậu quả, ba người chết ngạt, hai người nguy kịch, phải cấp cứu tại bệnh viện vì ngộ độc do khói, khí than không thoát được ra ngoài.
Đầu năm 2017, cũng có 3 người trong 1 gia đình tại Q.7, TP.HCM bị ngộ độc khí than. Hai nạn nhân tử vong là ông Phan Hoàng L và vợ là bà Phạm Thị L. Con gái Phan Ngọc N (sinh năm 2.000) cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Được biết, trong nhà bà L. có trữ nhiều than đá để phục vụ việc buôn bán của gia đình. Có thể, do nấu than trong nhà đóng kín cửa nên dẫn tới sự việc thương tâm trên.
Video đang HOT
Tháng 1/2017, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cũng cấp cứu 3 người trong một gia đình bị ngạt khí than gồm anh Lê Văn L. (22 tuổi), vợ là chị Nguyễn Thị T. (21 tuổi) và con gái mới một tháng tuổi (cùng trú thôn Hà An, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn). Trước đó, cả 3 người ngủ trong một phòng đóng kín và sưởi ấm bằng than do trời lạnh.
Hai vợ chồng thấy mệt, buồn nôn, nhức đầu, chân tay co rút. Rất may người hàng xóm phát hiện đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ sau khi khám, xét nghiệm đã kết luận hai vợ chồng bị ngộ độc khí CO do đốt than trong phòng kín.
Nguyên nhân ngộ độc tử vong hàng đầu
Giáo sư Nguyễn Văn Khôi – Viện Hóa học Việt Nam cho biết, tiếp xúc với quá nhiều CO (carbon monoxide) có thể gây nên hiện tượng ngộ độc khí. Carbon monoxide là một nguyên nhân ngộ độc tử vong hàng đầu từ các chất độc không chủ ý.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp CO trong đời sống từ nguồn khí thải khí từ các động cơ chạy bằng xăng, dầu như ôtô, xe máy (động cơ đốt trong), lò sưởi, bếp than và có một lượng đáng kể trong khói thuốc lá,…
Hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% carbon monoxide trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy hiểm hơn, CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên khó cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi, CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO. Vì vậy máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong. Rất nhiều trường hợp đã bỏ mạng khi nằm ngủ trong ôtô bật máy lạnh đậu trong nhà kín, đốt lò than sưởi trong nhà…
Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp thiết bị hoạt động trong không lưu không tốt hoặc nếu đang sử dụng trong một không gian đóng hoặc đóng một phần. Chẳng hạn như sử dụng một lò than trong nhà hoặc chạy xe trong một tầng hầm quá đông trong khi hệ thống thoát khí kém, những khí carbon monoxide có thể sẽ gây nguy hiểm cho con người.
An Lê
Theo kienthuc
Cứu sống bệnh nhân bị vỡ tim, máu phun xối xả do tai nạn giao thông
Sau tai nạn, nạn nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, kích thích, da xanh, huyết áp tụt, đau ngực dữ dội, khó thở... và được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện E.
Các bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngày 21/5, các bác sỹ Bệnh viện E đã cứu sống một bệnh nhân nam (30 tuổi, ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) bị vỡ tim, máu phun xối xả do tai nạn giao thông.
Giáo sư Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E cho hay, bệnh nhân đã được đưa vào cấp cứu trong ngưỡng "thời gian vàng" để cứu sống. Chỉ cần chậm hơn vài giây, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao do mất máu ồ ạt.
Vào 2 giờ sáng 21/5, nạn nhân bị tai nạn giao thông do đâm vào phía sau xe tải trên đường Võ Chí Công (theo hướng Hà Nội đi sân bay Nội Bài), gây vỡ túi khí trong xe.
Sau tai nạn, nạn nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, kích thích, da xanh, huyết áp tụt, đau ngực dữ dội, khó thở... và được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện E.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng: đau vùng thành ngực trước, cảm giác khó thở, đồng tử giãn, đa chấn thương vùng ngực, xuất hiện bầm tím trước thân xương ức... Các bác sỹ đã nghĩ ngay đến chấn thương ngực kín, không loại trừ khả năng bệnh nhân bị vỡ tim.
Các bác sỹ đã chỉ định chụp cắt lớp vi tính 64 dãy lồng ngực, phát hiện trong lồng ngực bệnh nhân có dịch ngoài màng tim, gây ép tim, làm tim ngừng đập và quyết định mổ tối cấp cứu cho bệnh nhân.
Sau khi gây mê nội khí quản, các bác sỹ phẫu thuật đã mở ngực dọc đường giữa xương ức toàn bộ, mở màng ngoài tim giải phóng ép tim. Khi các bác sỹ mở màng ngoài tim, trong lồng ngực có rất nhiều dịch và máu nên đã phải hút hơn 3 lít máu tươi và máu cục.
Các bác sỹ tiến hành kiểm tra, xác định vết thương thấu ngực gây thủng phễu thất phải ngay dưới động mạch phổi với đường kính 2cm, đang phun máu xối xả... Bệnh nhân lập tức được khâu vết thương tim và bổ sung 10 đơn vị hồng cầu khối (tương đương với 3.500ml) và 1.200ml plasma (yếu tố đông máu) cho bệnh nhân. Thực tế, một người bình thường có 5.000-6.5000ml máu thì để cứu sống bệnh nhân này, các bác sỹ đã phải truyền 4.200ml máu cho bệnh nhân.
Thạc sỹ Ngô Thành Hưng - người tham gia cấp cứu trực tiếp cho bệnh nhân cho biết, vị trí tim vỡ của bệnh nhân là ca hiếm gặp, đa phần bệnh nhân sẽ tử vong trước khi kịp cấp cứu vào bệnh viện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời. Đến nay, tình trạng bệnh nhân đã dần ổn định./.
Thuỳ Giang
Theo Vietnamplus
Thêm 1 ngư dân tử vong do ngộ độc khí trong khoang thuyền Ngày 18/5, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho biết, mặc dù đã được các y bác sỹ của Bệnh viện điều trị và chăm sóc đặc biệt nhưng vì tình trạng bệnh nhân ngạt khí nặng nên vào tối ngày 17/5, ngư dân V.V.H. (36 tuổi), ở xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng...