Vụ cá chết: Bộ trưởng Trần Hồng Hà gửi thông điệp cực “rắn”!
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường . Nếu cố tình vi phạm sẽ đề nghị truy tố theo những quy định của Pháp luật…
Cá chết bất thường trên vùng biển Quảng Trị ảnh: Báo Nhân dân
Sau cuộc họp vào chiều 30/4 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện khoa học và công nghệ tổ chức để tiếp tục điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt và cuộc họp khẩn của Bộ TN&MT vào tối 30/4 nhằm đẩy nhanh việc điều tra tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt… Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo cực “rắn” về vấn đề này.
Theo đó, ông Trần Hồng Hà gửi đi thông điệp: “Thượng tôn Pháp luật về Bảo vệ môi trường; Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm của tất cả các tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.”
Cụ thể, trong thời điểm sự cố môi trường dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt chưa xác định nguyên nhân, bên cạnh các nhà khoa học, Bộ Khoa học và công nghệ đang tìm nguyên nhân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ tiếp tục và quyết liệt hơn trong việc xác định nguyên nhân do hoạt động kinh tế phát thải trực tiếp ra môi trường biển, trong đó tập trung vào khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Bộ trưởng yêu cầu lập trạm quan trắc chất lượng nước thải, chất thải một cách thường xuyên đối với các nhà máy đang xả thải lớn môi trường biển cho đến khi những tồn tại liên quan đến sự cố môi trường được xác định và đảm bảo các nguồn thải của các doanh nghiệp đóng trên khu vực này trước khi xả ra môi trường phải được kiểm soát, công khai, thuận tiện cho hoạt động giám sát thường xuyên.
Bộ TN&MT sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó mời các tổ chức khoa học trong và ngoài nước tham gia và kiểm tra đánh giá độc lập đối với các doanh nghiệp có nguồn thải ra môi trường biển nói trên, kiểm toán một cách khoa học tất cả các nguồn chất thải.
Video đang HOT
Bộ trưởng yêu cầu việc kiểm tra phải tiến hành toàn diện, bài bản từ việc thực hiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), việc xây dựng các trạm xử lý nước thải rác thải ra sao và công tác vận hành, giám sát môi trường đối với các trạm này như thế nào…
Đoàn kiểm tra liên ngành bắt đầu hoạt động từ ngày 5/5/2016 và duy trì đến khi kết thúc công tác kiểm tra này.
Bộ trưởng yêu cầu, kết quả kiểm tra cần phải được thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân được biết.
Ông Trần Hồng Hà cũng cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường, từ việc xử lý nghiêm các vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động và các biện pháp bắt buộc khác để khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp luật. “Nếu cố tình vi phạm sẽ đề nghị truy tố theo những quy định của Pháp luật” – Bộ trưởng đưa ra thông điệp “rắn” chưa từng có.
Cuối cùng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, sau khi kiểm tra, số liệu quan trắc của các trạm xử lý chất thải, nước thải trong khu vực này sẽ được công khai minh bạch, tạo điều kiện để chính quyền các cấp, các hiệp hội nghề cá và đặc biệt là nhân dân đều có thể tiếp cận và giám sát công tác bảo vệ môi trường.
Liên quan đến vụ việc, trước đó, chiều tối 29/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để có kết luận về nguyên nhân cá chết trong thời gian sớm nhất, thuê thêm tư vấn nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm để có kết luận độc lập, tìm rõ nguyên nhân.
Trong khoảng thời gian từ ngày 06 đến ngày 18/4/2016, tại khu vực ven biển thuộc địa phận các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã xảy ra hiện tượng thuỷ sản nuôi trồng và thuỷ, hải sản tự nhiên chết bất thường, không rõ nguyên nhân, gây thiệt hại về kinh tế, môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thuỷ, hải sản, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Theo_VnMedia
Tổng thống Obama: TQ như "đứa trẻ to xác" ở Biển Đông
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã không hành xử theo các luật lệ và các chuẩn mực quốc tế.
Ngày 26/4, trả lời phỏng vấn hãng tin CBS News, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu quan điểm về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo đó, người đứng đầu nước Mỹ chia sẻ: "Kể từ khi làm tổng thống, tôi luôn tin rằng một mối quan hệ Mỹ-Trung thẳng thắn, hiệu quả là vô cùng cần thiết, không chỉ cho hai nước mà cho cả hòa bình và an ninh của thế giới... Về vấn đề Biển Đông, thay vì hành xử theo các luật lệ, chuẩn mực quốc tế thì thái độ của họ (Trung Quốc) là "Chúng tôi là những đứa trẻ lớn nhất quanh đây và chúng tôi sẽ gạt Philippines và Việt Nam sang một bên".
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Dù vậy, ông Obama cũng nhấn mạnh: "Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đang cố chống lại Trung Quốc. Chúng tôi chỉ muốn họ trở thành đối tác của chúng tôi. Còn nếu họ phá vỡ luật lệ quốc tế ở đâu, chúng tôi sẽ buộc họ phải chấn chỉnh".
Những phát biểu thẳng thắn của Tổng thống Barack Obama một lần nữa cho thấy thái độ của Mỹ trước những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mới đây nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 25/4 cho biết quân đội nước này đã điều tàu và chiến đấu cơ nhằm thách thức cái được gọi là "những tuyên bố trên biển vô lý" của Trung Quốc và 11 quốc gia khác trong tài khoá 2015.
Trong báo cáo đề ngày 19/4, Lầu Năm Góc chỉ rõ quân đội Mỹ trong tài khoá 2015 đã tăng cường các hoạt động Tự do Hàng hải, trong bối cảnh Washington nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về việc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Báo cáo trên chỉ rõ những tuyên bố (chủ quyền) trên biển quá đáng của Trung Quốc gồm các đường ranh giới vô lý, quyền tài phán đối với không phận ở phía trên Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ), vốn rộng hơn nhiều so với lãnh hải của Trung Quốc và hạn chế máy bay nước ngoài bay qua Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đơn phương thiết lập trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong buổi họp báo ngày 26/4 cho biết, phía Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và an ninh của các nước khác, cũng như cần phải thực hiện thêm nhiều hành động chính đáng nhằm góp phần bảo vệ trật tự hàng hải thế giới, hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên về thách thức của Mỹ đối với quyền quản lý của Trung Quốc tại vùng trời phía trên EEZ và lệnh cấm máy bay nước ngoài bay qua ADIZ ở Biển Hoa Đông, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng cái gọi là "tự do hàng hải" của Mỹ thực chất là dựa vào lực lượng hải quân và không quân mạnh, dựa vào thủ đoạn vũ lực và sự uy hiếp nhằm thúc đẩy chủ trương đơn phương của nước này.
Năm 1979, Mỹ đưa ra "Chương trình tự do hàng hải" ngay trước lễ ký "Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển" (UNCLOS) nhằm bảo vệ tối đa quyền tự do ra vào và hoạt động của quân đội Mỹ ở các đại dương với tư cách của một bên không tham gia UNCLOS.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng "phản pháo" rằng nước Mỹ nên hành động nhiều hơn với tinh thần xây dựng thực sự để bảo vệ trật tự hàng hải toàn cầu cũng như hoà bình và ổn định trong khu vực.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Bộ trưởng Arập Xê út bị sa thải vì điện nước tăng giá Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud của Arập Xê út đã sa thải Bộ trưởng Điện và nước của quốc gia này trong bối cảnh gia tăng giận dữ của người dân vì giá năng lượng leo thang. Vua Salman đã ban hành quyết định này vào cuối tuần qua, sa thải Bộ trưởng Abdullah al-Hussayen, hãng thông tấn SPA đưa tin. Ông...