Vụ BS Hoàng Công Lương: Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình lên tiếng
Sáng nay (30.5), bên hành lang Quốc hội, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có trao đổi nhanh với báo chí xung quanh vụ án xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình (Ảnh T.C).
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết: Trong quy chế đạo đức của ngành Tòa án Việt Nam và cả thế giới, không cho phép việc tác động vào Hội đồng xét xử. “Việc bằng cách này, cách kia, trực tiếp hay gián tiếp tác động vào quá trình độc lập của Hội đồng xét xử là không được phép. Cho nên nhưng phát biểu liên quan đến vụ án mang dấu ấn là không nên, nhất là đối với Chánh án”, ông Bình cho biết.
Vẫn theo Chánh án TAND Tối cao, phiên tòa xét xử vụ bác sĩ Hoàng Công Lương, với các diễn biến được phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh và người dân chứng kiến, điều đó cho thấy: Phiên tòa đã diễn ra công khai, có tranh tụng, lắng nghe ý kiến tất cả các bên, các trình tự tố tụng của phiên tòa cho đến thời điểm này được thực hiện rất tốt. “Với việc diễn biến của phiên tòa như thế này, tôi tin Hội đồng xét xử sẽ có phán quyết đúng đắn, đúng quy định của pháp luật, lắng nghe ý kiến nhiều phía trên cơ sở tranh tụng”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói và cho biết thêm đây là một niềm tin với tư cách cá nhân ông.
Video đang HOT
Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị trả hồ sơ vụ bác sĩ Hoàng Công Lương (ảnh VNE).
“Chúng ta mới chỉ nghe một bên nên rất cần phải có hồ sơ. Việc nói anh này có tội, anh kia không có tội, anh này tội này, anh kia mức án như thế này mà không trên cơ sở hồ sơ thì điều đó tôi nghĩ những người có trách nhiệm không làm”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.Trả lời câu hỏi của báo chí về việc, liệu trong vụ án này, các bằng chứng cơ quan điều tra thu thập còn thiếu nhiều so với những gì diễn biến tại phiên tòa như báo chí tường thuật không? Chánh án TAND Tối Cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng: Bây giờ, phát biểu của đại biểu, của những cá nhân khác là quyền của mỗi người và có phát biểu dựa trên phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Nhưng những người có trách nhiệm, đặc biệt, những người hiểu biết về hoạt động tư pháp có một nguyên tắc là đánh giá vụ án trên cơ sở hồ sơ. Chính vì thế nên không thể nói được việc này đủ hay thiếu.
Liên quan đến diễn biến mới của phiên tòa, với những tình tiết mới phát sinh, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, ông Nguyễn Hòa Bình nói: “cho đến giờ này, tôi cũng chưa có thông tin Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình sẽ làm gì”
Bên hành lang Quốc hội sáng 30.5, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Qua theo dõi vụ bác sĩ Hoàng Công Lương thấy đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đó là quyết định trên cơ sở đã lắng nghe ý kiến của luật sư bào chữa, của dư luận và các chuyên gia.
Theo Danviet
Chánh án TAND Tối cao: Phiên tòa ông Đinh La Thăng có nhiều thành công
Tại buổi họp báo sáng 31.1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm đã có nhiều thành công.
Sáng 31.1, TAND Tối cao đã họp báo tổng kết công tác của tòa án năm 2017 và phương án hoạt động năm 2018 do Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chủ trì.
Tại buổi họp báo, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết năm 2018, áp dụng tinh thần cải cách tư pháp, đã đổi mới về hình thức lẫn nội dung trong xét xử. Cụ thể, về mặt nội dung, Hội đồng xét xử (HĐXX) và các thẩm phán đã thực hiện các quy định của luật mới.
"Theo đó, thì đã có nhiều chức năng mới bổ sung vào, ví dụ như HĐXX có thể triệu tập Điều tra viên, trong tương lai còn triệu tập cả Kiểm soát viên và thẩm phán. Ngoài ra, HĐXX phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ mà luật đã quy định vậy nên có quyền khởi tố bị can, khởi tố vụ án tại phiên tòa, tha bị cáo ngay tại phiên tòa..."- Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi họp báo.
Về hình thức, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết TAND đã áp dụng tranh tụng xét xử mới và mô hình phòng xét xử mới. Qua đó, phiên tòa đã bỏ vành móng ngựa mà thay vào đó là bục khai báo; chỗ ngồi của cơ quan công tố và luật sư là ngang bằng nhau, dưới HĐXX; đặc biệt có phòng xét xử riêng dành cho phiên tòa hôn nhân gia đình và phiên tòa xét xử các vị thành niên...
"Việc này xuất phát từ các thực tiễn và tinh thần học hỏi kinh nghiệm tư pháp có chọn lọc trên thế giới. Ngoài ra, đảm bảo quyền con người theo đúng quy tắc của Hiến pháp là nguyên tắc suy đoán vô tội"- ông Bình nói
Nói về sự chuẩn bị của TAND Tối cao trong những vụ án tham nhũng kinh tế lớn gần đây, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết thực hiện chỉ đạo của Trung ương về phòng chống tham nhũng, TAND Tối cao đã triển khai thực hiện nghiêm tục về vấn đề này.
"Tất cả các vụ án lớn được Trung ương chỉ đạo, chúng tôi đã xây dựng những HĐXX riêng. Trong đó, có cả Hội đồng sơ thẩm và Hội đồng phúc thẩm. Để đáp ứng được các phiên tòa này, thẩm phán phải có kinh nghiệm và năng lực điều hành. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu các thẩm phán liên hệ với VKS nghiêm cứu hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời nghiên cứu làm việc theo luật tố tụng mới"- ông Bình nhấn mạnh.
Đánh giá về phiên tòa xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm vừa diễn ra, Chánh án TAND Tối cao cho rằng trước khi phiên tòa diễn ra, lãnh đạo TAND Tối cao đã đi kiểm tra phòng xét xử tại TAND TP Hà Nội. Qua đó, đánh giá phòng xét xử chưa đúng thông tư 01 nhưng trong điều kiện mới thực hiện như vậy cơ bản là chấp nhận được. "Theo tôi, phiên tòa đã có nhiều thành công"- ông Bình nhìn nhận
Đối với vụ án oan ông Trần Văn Thêm (tỉnh Bắc Ninh), đây là vụ án TAND Tối cao phát hiện sai phạm, đã dừng từ lâu nhưng chưa có kết luận cuối cùng. "Sau khi nhận báo cáo, đánh giá đây là vụ án oan rất nghiêm trọng, tôi chỉ đạo làm ngay. Đây là 1 vụ án có hậu và khẳng định ông Thêm bị oan sau quá trình tố tụng rất nghiêm túc"- Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh.
Giải thích về việc chậm bồi thường cho ông Thêm, ông Bình cho biết quy định của Bộ Tài chính về chứng từ, hóa đơn rất khó khăn, TAND Tối cao thì không giải quyết được vấn đề này. "Thẩm phán xét xử rất giỏi nhưng về mặt tài chính thì không thể giải quyết. Chúng tôi đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có liên quan, đến nay, việc thỏa thuận đôi bên đã hoàn tất. Về mặt bồi thường đã được báo cáo Bộ Tài chính, hi vọng việc này sẽ diễn ra nhanh chóng"- ông Bình nói.
Theo Nguyễn Hưởng (Người Lao động)
Xử các đại án: Sơ thẩm chưa diễn ra đã chọn hội đồng phúc thẩm Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, tất cả các đại án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo trong năm 2018 đều đã hình thành được hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Yêu cầu tuyển chọn phải là thẩm phán có kinh nghiệm, tín nhiệm về cả năng lực,...