Vụ bố ép con uống thuốc diệt cỏ ở Quảng Ninh: “Nghĩ đến con, đêm nào tôi cũng khóc”
Do mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, Ngô Văn Phú (SN 1990) đã nhẫn tâm pha thuốc diệt cỏ vào nước đường ép con gái uống khiến cháu bé tử vong. Hiện người cha đã bị bắt giữ, nhưng nỗi đau ấy vẫn day dứt người còn sống.
Cứ nghĩ đến cháu P, chị B lại không cầm được nước mắt. Ảnh: Đức Tùy
Người cha độc ác
Từ ngày con tử vong, chưa đêm nào chị Nguyễn Thị B (25 tuổi, trú tại xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) yên giấc ngủ. Hình ảnh đứa con bé bỏng cứ chập chờn hiện về trong ký ức của người mẹ trẻ. Càng thương con bao nhiêu thì chị càng hận người chồng bội bạc bấy nhiêu. Bởi lẽ, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, Ngô Văn Phú (SN 1990, chồng chị B) đã nhẫn tâm ép cháu Ngô Thị Thu P (SN 2011, con ruột của Phú) uống thuốc diệt cỏ.
Trong căn nhà lạnh lẽo của những ngày cuối năm khi cái Tết đang cận kề, chị Nguyễn Thị B xót xa: “Từ ngày gia đình xảy ra chuyện đến nay, tôi không muốn sống nữa. Đêm nào ngủ cũng giật mình nhớ cháu, khi tỉnh dậy biết mình đã mất con, tôi lại khóc và đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao anh Phú lại có hành động như vậy. Nếu vợ chồng có giận nhau thì không nên làm khổ con trẻ”.
Sau khi sự việc xảy ra, Phú bị Công an thị xã Đông Triều bắt và di lí lên trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Hai con trai Nguyễn Văn N (SN 2013) và Nguyễn Văn G (SN 2014) được chị B gửi về quê ngoại tại Bắc Giang ở tạm. Từ ngày cháu P mất, chị B sống trong tuyệt vọng và tưởng chừng gục ngã. Tuy nhiên, được sự động viên của họ hàng, người thân và anh em bên ngoại, chị dần lấy lại cân bằng trong cuộc sống để tiếp tục đi làm lao động nuôi con. “Nếu như không đi làm thì không có gì để cho ba mẹ con sinh sống, không có tiền cho các con ăn học. Mà đi làm về, nhìn thấy ảnh của con lại thấy nhớ thương và tôi chỉ có biết khóc một mình”, chị B nghẹn ngào.
Tiếp lời con dâu, bà Dương Thị T (mẹ chồng chị B) kể, từ nhỏ Phú rất hiền lành, chịu khó nhưng không hiểu sao càng lớn Phú càng tỏ ra ngang bướng và uống rượu. Nhiều lần, gia đình đã khuyên bảo nhưng Phú không nghe. Thậm chí, có lần uống rượu về, Phú đuổi đánh cả bà T. “Nghĩ lại, tôi vẫn thấy sợ và không hiểu nổi hành động của con trai mình. Có lẽ lúc đó Phú không làm chủ được hành động của bản thân vì bức xúc chuyện gì đó. Tuy nhiên, nếu có tức giận thì cũng không được làm chuyện tày trời như thế”, bà T cho biết.
Cũng theo lời kể của bà T, sau khi lập gia đình, bà cho vợ chồng Phú mảnh đất liền kề để hai vợ chồng xây căn nhà ở tạm. Cùng thời điểm này, Phú đi học nghề mỏ và chính từ đây, Phú hay chơi bời, dẫn đến nợ nần. Vì gia đình đông con, kinh tế khó khăn cho nên chị B đành gửi con ở nhà để sang tỉnh Hải Dương làm công nhân.
Nỗi đau không nguôi
Gạt những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt khắc khổ, chị B bật khóc khi nhớ về người con gái xấu số của mình. Chị kể, cháu P luôn ngoan ngoãn, học giỏi và vâng lời cha mẹ. Biết gia đình khó khăn nên mỗi khi vào đầu năm học mới, đặc biệt là đến Tết, cháu P không dám đòi bố mẹ mua quần áo hay đồ chơi. Tuy nhiên, dù cuộc sống khốn khó nhưng chưa khi nào chị B phải để các con của mình thiếu thốn. Bây giờ cháu P không còn nữa nhưng mọi thói quen của con gái mình, chị B không bao giờ có thể quên được.
Video đang HOT
Chị B cho biết: “Những lần bị chồng đánh, tôi chỉ mong bỏ luôn nhưng cứ nghĩ đến các con nhỏ thì tôi lại gắng gượng chịu đựng và mong chồng sớm tỉnh ngộ. Giá như hôm đó, tôi không mủi lòng nghe chồng đến xin lỗi và cho cháu P về nhà thì đâu ra nông nỗi này. Khổ thân con bé quá”.
Thời gian này năm ngoái, chị đang chuẩn bị tiền để mua sắm Tết cho các con, từ bộ quần áo đến đồ chơi. Vậy mà năm nay, cháu P không còn nữa khiến chị càng thêm đau nhói. Dù bà T không nói ra nhưng chị B hiểu mẹ chồng mình cũng đang nén nỗi đau để tiếp tục công việc làm gạch thuê ở gần nhà. “Nhiều lúc, cả gia đình nghĩ cũng thương anh ấy, nhưng khi nhớ lại những lúc tôi bị đánh và con gái đã mất thì tôi lại tức giận. Vẫn biết là tình nghĩa vợ chồng, tôi chỉ mong pháp luật giúp anh ấy sớm tỉnh ngộ. Dù sao, chồng tôi tuổi còn trẻ và tương lai vẫn ở phía trước”, chị B nói.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Văn Quý, Trưởng Công an xã Nguyễn Huệ (thị xã Đông Triều) cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, một số tổ chức đoàn thể và hàng xóm cùng người thân đã đến động viên gia đình chị B. Riêng đối với Phú vẫn đang được giam giữ tại Công an tỉnh Quảng Ninh và vụ án vẫn trong quá trình điều tra.
Do có mâu thuẫn gia đình, Phú đã mua 2 chai thuốc diệt cỏ và 1kg đường trắng hòa vào cốc nước, sau đó đưa cho con gái uống. Khi cháu P vừa uống xong thì bà nội cháu sang nhà phát hiện nên giật ra nhưng đã quá muộn. Thấy cháu có biểu hiện ngộ độc, người thân trong gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa thị xã Đông Triều cấp cứu. Do nhiễm độc quá nặng, cháu P được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (TP Uông Bí, Quảng Ninh) nhưng cháu đã tử vong. Nhận được tin, Công an thị xã Đông Triều đã xuống hiện trường và bắt giữ Phú để điều tra về hành vi giết người.
Theo Đức Tùy
Gia đinh & xã hội
Gần 150 phạm nhân được đặc xá ra tù trước thời hạn
Sáng ngày 1/12, tại 2 trại giam của Tổng cục VIII Bộ Công an đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch Nước. Có 147 phạm nhân thi hành án tại 3 cơ sở giam giữ này được đặc xá ra tù trước thời hạn trong lần này.
Sáng ngày 1/12, Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố Quyết định đặc xá năm 2016 của Chủ tịch Nước cho 12 phạm nhân có thành tích tốt trong quá trình lao động cải tạo thi hành án tại đây.
Đại tá Nguyễn Tiến Dần - Phó GĐ Công an tỉnh Nghệ An trao giấy chứng nhận đặc xá cho các phạm nhân.
Đại tá Trần Sỹ Phàng - Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh cho biết: "Công tác xét đặc xá được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Những phạm nhân được xét đặc xá đợt này đều có quá trình cải tạo tốt, chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy, quy định trong thời gian chấp hành án".
Sau khi nhận giấy chứng nhận đặc xá, các phạm nhân được Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An cấp tiền ăn, tiền đi đường, tiền hỗ trợ quần áo, giày dép và trả lại tiền lưu ký còn lại.
Niềm vui của nữ phạm nhân Phạm Thị L. trước khi được trở về với gia đình.
Chị Phạm Thị L. - phạm tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" vui mừng là 1 trong 12 phạm nhân, cũng là nữ phạm nhân duy nhất được nhận Quyết định đặc xá của Chủ tịch Nước đợt này. "Vì thiếu hiểu biết pháp luật và cả lòng tham nữa nên tôi vướng vào vòng tù tội. Trong thời gian thi hành án tại đây, tôi được Ban giám thị Trại, các cán bộ quản giáo quan tâm giúp đỡ, động viên yên tâm cải tạo.
Tôi và các phạm nhân khác được trang bị thêm kiến thức về pháp luật, được tham gia các lớp giáo dục, tư vấn kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng. Thời gian thụ án tôi đã thấm thía hành vi của mình. Được sự khoan hồng của pháp luật, chúng tôi sẽ cố gắng sớm hòa nhập với cộng đồng, làm một người công dân tốt".
Phạm nhân nhận tiền đi đường trước khi rời Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An.
Cũng trong đợt này có 101 phạm nhân thi hành án tại Trại giam số 6 - Bộ Công an (đóng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An) và 34 phạm nhân thi hành án tại Trại giam số 3 - Bộ Công an (đóng tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đặc xá tha tù trước thời hạn.
Công tác đặc xá năm 2016, một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
Gia Lai: 83 phạm nhân được đặc xá
Từ sáng sớm ngày 1/12, hàng trăm người đã có mặt tại cổng trại giam để chờ đón thân nhân đang chấp hành án tại trại giam Gia Trung, Tổng cục VIII, Bộ Công an (đóng tại huyện Mang Yang, Gia Lai) được đặc xá.
Đại tá Nguyễn Đình Ba - Giám thị trại giam Gia Trung cho biết, đợt đặc xá lần này có 83 phạm nhân được ra tù trước thời hạn. Tất cả các phạm nhân đều chấp hành tốt, đảm bảo quy định pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn đặc xá năm 2016.
Từ sáng sớm, nhiều người đứng chờ tại cổng trại giam để chờ đón thân nhân, bạn bè mình
Các phạm nhân được đặc xá trong dịp này
Ông Ba cho biết thêm, những phạm nhân nào không có thân nhân tới đón, đơn vị sẽ cử người và xe chở họ ra tận bến xe để bắt xe về. Không chỉ vậy, nhà nước còn hỗ trợ tiền xe, một chút kinh phí giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng trong những ngày mới ra tù còn nhiều khó khăn.
Những phạm nhân chấp hành tốt được tuyên dương, nhận quà
Hoàng Lam - Tuệ Mẫn
Theo Dantri
Vụ 3 bị cáo kêu oan ở Cà Mau: Đoàn tụ trong nước mắt Sau gần 13 tháng sống trong trại tạm giam, 3 thanh niên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp tài sản" đã được tại ngoại, trở về đoàn tụ gia đình trong niềm vui lẫn nước mắt. Dù chưa được tòa tuyên trắng án nhưng động thái trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ 3 và đề nghị...