Vụ biển thủ công quỹ chấn động Hi Lạp
Bộ trưởng du lịch Hi Lạp Olga Kefalogianni – Ảnh: spirospero.gr
Một vụ biển thủ công quỹ hàng triệu USD liên quan tới cơ quan du lịch nhà nước Hi Lạp đã giáng thêm một đòn nữa vào cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này, theo báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 3/1.
Trong tháng 12/2012, các kiểm toán viên đã được yêu cầu kiểm tra một lỗ hổng trong sổ sách kế toán của cơ quan du lịch do có nghi ngờ tham nhũng. Các kiểm toán sau đó phát hiện hàng loạt giao dịch sai phạm với tổng số tiền lên tới 12 triệu euro (15,8 triệu USD) kéo dài từ năm 2003, theo lời các quan chức chính phủ.
Video đang HOT
Vụ việc cho thấy bất chấp nhiều năm giám sát quốc tế và những nỗ lực cắt giảm chi tiêu công, Hi Lạp vẫn chưa thể giải quyết những sai lầm mà họ phạm phải trong quá khứ, mà các nhà phân tích nói có vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng hiện giờ.
Ngành du lịch ở Hi Lạp là một trong số ít ngành làm ra tiền ở đất nước bị suy thoái kinh tế tàn phá trầm trọng này, chiếm tới khoảng một phần sáu GDP. Cơ quan du lịch Hi Lạp có trách nhiệm quảng bá cho du lịch ở nước ngoài thông qua các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi.
“Nếu vụ bê bối được xác thực, tôi không hề nghi ngờ nó thậm chí có thể khiến chính phủ phải ra đi – WSJ dẫn lời ông Thanos Veremis, giáo sư lịch sử chính trị tại Đại học Athens – Công chúng tìm kiếm những kẻ có tội và chính quyền không thể ngồi yên trước vụ việc này”.
Khoản biển thủ ở cơ quan du lịch bị phát hiện vào lúc công chúng đang giận dữ bởi các chính trị gia không thể ngăn chặn tình trạng trốn thuế và những cuộc điều tra hàng nghìn người Hi Lạp có những tài khoản lên tới 2 tỉ USD ở các ngân hàng Thụy Sĩ không đi tới đâu. Một số người trong số đó bị nghi ngờ tuồn thu nhập ra nước ngoài và không hề khai báo thuế.
Chính phủ liên minh ở Hi Lạp tuần này chính thức kêu gọi quốc hội tiến hành cuộc điều tra đặc biệt với những hành vi của một cựu bộ trưởng tài chính bị cáo buộc che giấu cho những kẻ trốn thuế. Cựu bộ trưởng George Papaconstantinou phủ nhận mọi cáo buộc.
Bộ trưởng du lịch Hi Lạp Olga Kefalogianni đã ra lệnh cho mọi nhân viên có liên quan thuộc cơ quan quảng bá du lịch dưới quyền bà phải ra trình báo với các công tố viên tất cả những gì họ biết, trong khi cảnh sát đã bắt giữ một số người liên quan tới vụ việc, bao gồm Nikos Karahalios (39 tuổi) – cựu trợ lý cấp cao của tổng thư ký cơ quan này.
WSJ dẫn lời một nguồn tin từ Văn phòng tổng kiểm toán nhà nước Hi Lạp nói cuộc điều tra xem xét nhiều năm chi tiêu quá tay của cơ quan du lịch. Đảng đối lập ở Hi Lạp Syriza đã kêu gọi mở rộng cuộc điều tra.
Theo 24h
Kiến nghị xử lý 16 triệu USD và gần 3 tỉ đồng
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công khai kết luận kiểm toán dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, kiến nghị xử lý gần 3 tỉ đồng và 16 triệu USD, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm phải khắc phục.
Qua kiểm toán đơn vị này, KTNN đã chỉ ra một số sai sót, kiến nghị ban quản lý dự án điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kiến nghị ban quản lý dự án phối hợp với nhà thầu Technip kê khai nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng ban quản lý dự án phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất thủ tục, hồ sơ nghiệm thu theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với những khối lượng chưa đủ điều kiện thanh toán của các hạng mục: chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khi quyết toán dự án tổng số tiền hơn 2,7 tỉ đồng, hoàn tất hồ sơ xử lý phạt hợp đồng gói thầu EPC 1 4 và 2 3 với giá trị tiền phạt nhà thầu Technip là 16 triệu USD và điều chỉnh giảm chi phí đầu tư của giá trị quyết toán gói thầu EPC 1 4 và 2 3 khi quyết toán toàn bộ dự án.
KTNN cũng kiến nghị chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn kiểm tra rà soát các gói thầu, hạng mục còn lại chưa quyết toán để thực hiện quyết toán theo đúng quy định.
Theo Dantri
Singapore truy diệt tham nhũng, lạm quyền Báo chí chính thống ở Singapore gần đây tràn ngập thông tin các quan chức, người có thế lực đã bị bắt và truy tố trước tòa án. Straits Times, tờ báo lớn nhất và được xem như một kênh phát ngôn của chính phủ, ngày 27.6 dành nguyên trang nhất cùng 3 trang khổ lớn phần "tin quan trọng" đưa tin 2...