Vụ Bianfishco: Tòa bác đơn Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) kiện đòi SHB 1.215 tỷ đồng
Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa có quyết định bác đơn kháng cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong vụ kiện đòi Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội số tiền hơn 1.215 tỷ đồng.
VDB đòi ngân hàng bạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Sở dĩ VDB khởi kiện là vì SHB có chứng thư bảo lãnh cho CTCP Thủy sản Bình An ( Bianfishco) của bà Diệu Hiền.
Theo đó, VDB có ký 17 hợp đồng tín dụng cho vay đối với CTCP Thủy sản Bình An. Hạn mức cho vay từ 15 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng tùy từng hợp đồng. Việc cho vay diễn ra từ năm 2009 – 2011.
Sau đó, VDB đã giải ngân cho Công ty Thủy sản Bình An và Công ty đã trả được một phần nợ thì mất khả năng thanh toán.
Đến năm 2012, SHB phát hành Thư bảo lãnh không hủy ngang, bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ của CTCP Thủy sản Bình An, giá trị bảo lãnh bao gồm toàn bộ nợ gốc, nợ lãi còn lại, lãi phát sinh và các nghĩa vụ tài chính khác. Số nợ tính tại thời điểm đó là 421 tỷ đồng.
Theo trình bày của VDB, để có được Thư bảo lãnh nêu trên, ngày 26/7/2012, ba bên gồm VDB, SHB, Công ty Thủy sản Bình An đã có buổi làm việc, có biên bản thống nhất các nội dung SHB đồng ý phát hành chứng thư bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ của Công ty Thủy sản Bình An, VDB cam kết giải chấp tài sản bảo đảm cho Công ty Thủy sản Bình An, bàn giao cổ phần của bà Diệu Hiền, bàn giao hồ sơ pháp lý các tài sản đảm bảo tiền vay.
Sau đó, các bên đã thực hiện thủ tục pháp lý, ghi nhận SHB là cổ đông nắm giữ 25 triệu cổ phần (50% vốn điều lệ) của Công ty Thủy sản Bình An thay cho bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Do Công ty Thủy sản Bình An không trả nợ nên VDB khởi kiện yêu cầu Toà án buộc SHB thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay theo Thư bảo lãnh với tổng số nợ gốc và lãi đến thời điểm xét xử sơ thẩm là 1.215 tỷ đồng.
SHB tố VDB có nhiều sai phạm trong quá trình cho vay
SHB trình bày rằng, năm 2012, “với tinh thần trách nhiệm cùng xã hội và hành động đẹp đầy nhân văn trong kinh doanh, SHB nhận nhiệm vụ tái cấu trúc toàn diện Công ty Thủy sản Bình An bao gồm nợ xấu tại VDB và các ngân hàng khác”.
Để thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc, SHB buộc phải sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn pháp lý và đủ thẩm quyền. Khi đó, bà Diệu Hiền đang sở hữu 50% cổ phần của Công ty Thủy sản Bình An và được sử dụng làm một trong nhiều tài sản bảo đảm tại VDB.
SHB phát hiện HĐQT Công ty phát hành khống 2 giấy chứng nhận cổ phần cho bà Diệu Hiền. Để có thể sở hữu cổ phần và làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, SHB buộc phải phát hành chứng thư bảo lãnh.
Giờ đây, khi VDB yêu cầu SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng này không đồng ý vì quá trình cho vay, VDB có sai phạm, lập khống các chứng từ. Việc để chứng từ khống lọt qua quá trình thẩm định cho thấy VDB có nhiều sai phạm cần làm rõ.
Trước khi ký chứng thư bảo lãnh, 3 bên đã cùng ngồi lại và có biên bản. Biên bản này do ông Trần Văn Trí – chồng bà Diệu Hiền, ký. Ông Trí không phải là nhân viên công ty, không phải là thành viên HĐQT. Công ty Thủy sản Bình An phủ nhận tư cách của ông Trí trong biên bản.
Vì lý do này, SHB đề nghị Tòa án xác định chứng thư bảo lãnh không có hiệu lực pháp luật.
Video đang HOT
VDB mất hơn 1 tỷ đồng án phí
Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm xác định Chứng thư bảo lãnh chưa phát sinh hiệu lực, bác toàn bộ đơn khởi kiện của VDB.
Không chấp nhận kết quả này, VDB đã kháng cáo. Tại cấp phúc thẩm, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét biên bản cuộc họp 3 bên trong đó ghi nhận ông Trần Văn Trí là Giám đốc Công ty Thủy sản Bình An.
Bà Hiền có ủy quyền cho ông Trí một số phạm vi nhất định nhưng việc ủy quyền điều hành Công ty là trái quy định Luật Doanh nghiệp do ông Trí không phải là thành viên HĐQT.
Khi đó ông Trí đang là viên chức Nhà nước, không được phép tham gia quản lý, điều hành Công ty.
Tòa án xác định, quá trình cho vay của VDB có một số sai phạm trong hồ sơ vay vốn của Công ty Thủy sản Bình An: hợp đồng mua cá của người dân không có thật, không kiểm tra, xác minh tài sản bảo đảm, thế chấp hàng hóa hình thành trong tương lai cho nhiều ngân hàng…
Vì thế, Tòa án cho rằng Thư bảo lãnh của SHB chưa phát sinh hiệu lực, bác đơn kháng cáo của VDB.
Với phán quyết này, SHB không phải trả hơn 1.215 tỷ đồng. Do thua kiện, VDB phải chịu mất hơn 1,3 tỷ đồng án phí.
CTCP Thủy sản Bình An (Bianfishco) từng là thương hiệu lớn về sản phẩm cá tra, cá basa và gắn với đại gia Diệu Hiền.
Từ năm 2011, Công ty gặp khó khăn về dòng tiền, không thanh toán tiền cá dẫn đến người dân quây nhà máy, quây kín nhà bà Diệu Hiền đòi nợ. Công ty còn nợ nhiều ngân hàng, số nợ lên đến hàng nghìn tỷ. Sau đó, SHB tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp này.
Tổng giám đốc CII: 'Tôi khá lo lắng cho kế hoạch 2020 nhưng tin tưởng làm được'
Trong kịch bản thận trọng, doanh thu mục tiêu 5.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 808 tỷ đồng. Phương án khả quan lần lượt là 6.600 tỷ đồng và 1.608 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Bình bày tỏ lo lắng cho kế hoạch này vì nhiều hồ sơ pháp lý liên quan các dự án đều bị chậm triển khai.
CII dự kiến tiếp tục phát hành khoảng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, sau khi thành công 4.500 tỷ đồng.
Sáng nay (2/6), CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020. Tại thời điểm tổ chức, Đại hội có sự tham dự của 85 cổ đông, đại diện cho 167,7 triệu cổ phần, tương ứng 67,7% vốn điều lệ. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, Đại hội đủ điều kiện tiến hành.
CII họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 trong sáng nay (2/6). Ảnh: Khổng Chiêm
Tổng giám đốc CII lo lắng cho kế hoạch 2020
Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII cho biết, năm 2019 khởi đầu lạc quan với kế hoạch kinh doanh thuận lợi nhưng thực tế lại khó khăn. Thực tế này kéo qua năm 2020, thêm Covid-19 khiến khởi đầu không thuận lợi. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh 2019 cũng kinh doanh khả quan với lợi nhuận công ty mẹ tăng 19% năm trước, tổng tài sản hơn 29.300 tỷ đồng, tăng gần 10.000 tỷ đồng. Đây là con số đột biến, tăng từ M&A Năm Bảy Bảy (NBB), đầu tư vào công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận. Ngoài ra, công ty còn có một đặc thù mà phải tranh luận với công ty kiểm toán rất nhiều.
Năm 2020, công ty có nhiều thông tin tích cực liên quan đến các dự án trọng điểm đang triển khai như bắt đầu thu hoàn vốn Xa lộ Hà Nội, đưa vào sử dụng từ tháng 1 dự án Quốc lộ 60, dự án Trung Lương - Mỹ Thuận đã được khơi thông nguồn vốn tín dụng và hỗ trợ từ ngân sách. Một số dự án bất động sản đã có tín hiệu tốt, dự kiến đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu nhưng 2 năm vừa qua đóng băng.
Trong giai đoạn 2020 - 2021, việc nhanh chóng giải quyết dứt điểm khó khăn vướng mắc các thủ tục pháp lý dự án bất động sản và hạ tầng giao thông sẽ là yếu tố then chốt, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh. CII dự kiến sẽ phối hợp với các Sở ngành hoàn thiện phương án thu phí trên Xa lộ Hà Nội, trình UBND TP HCM phê duyệt và quyết định cụ thể thời điểm bắt đầu thu phí; hoàn thiện thủ tục cần thiết cho việc thanh toán các hợp đồng BT; chấp thuận đầu tư, tính tiền sử dụng đất... để phát triển quỹ đất tại khu vực ngoại ô TP HCM và các tỉnh.
Đối với mảng hạ tầng cầu đường và thu phí giao thông, CII dự kiến tập trung 7 dự án. Trong đó, dự án BT Thủ Thiêm dự kiến tiếp tục thi công các hạng mục còn dang dở sau khi được bàn giao mặt bằng, dự kiến thi công vào quý III. Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận đặt mục tiêu hoàn thành thi công xây dựng trong năm 2020 để thu phí từ quý II/2021. Đồng thời, công ty dự kiến thực hiện thu phí tự động không dừng ở dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội, BOT Cầu Rạch Miễu và mở rộng Quốc lộ 60, dự án Ninh Thuận 1 và 2, DT741, cầu Cổ Chiên.
Với mảng bất động sản, ông Bình cho biết năm nay phải khai thác được các quỹ đất của NBB và Thủ Thiêm, tạo tiền đề cho việc hạch toán lợi nhuận từ 2021. CII dự kiến đẩy nhanh tiến độ các dự án căn hộ trong khu đô thị Thủ Thiêm, triển khai thi công dự án 152 Điện Biên Phủ, hoàn thành và bàn giao Diamond Riverside, hoàn tất công tác đền bù dự án Sơn Tịnh và De Lagi.
Ông Bình thay mặt ban điều hành trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2019 với phương án thận trọng và phương án khả quan. Trong kịch bản thận trọng, doanh thu mục tiêu 5.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 808 tỷ đồng. Với phương án khả quan, con số này lần lượt là 6.600 tỷ đồng và 1.608 tỷ đồng.
Ông Bình cho biết 2 phương án với 2 con số chênh lệch lớn do ảnh hưởng từ việc phê duyệt pháp lý hồ sơ các dự án. Tổng giám đốc CII bày tỏ kế hoạch này được xây dựng cuối năm 2019 với kỳ vọng 5 tháng đầu năm xử lý được nhiều hồ sơ pháp lý. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm diễn ra Covid-19, hồ sơ bị chậm giải quyết. Thậm chí, nhiều hồ sơ dự kiến nói hoàn thành từ họp ĐHCĐ năm 2019 nhưng hiện vẫn chưa xử lý.
"Tôi khá lo lắng cho kế hoạch 2020, khi tình hình xử lý hồ sơ ì ạch thì tình hình của năm nay cũng khá vất vả. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng làm được và đạt được mức lợi nhuận sau thuế 808 tỷ đồng", ông Bình khẳng định.
HĐQT trình cổ đông phương án chia cổ tức 12% bằng tiền năm 2019 và 16% cho năm 2020.
Sắp có 3 đợt phát hành trái phiếu mới, tổng giá trị khoảng 4.000 tỷ đồng
Về công tác huy động vốn, ông Bình cho biết CII triển khai nhiều hoạt động như phát hành trái phiếu trong năm 2019. Điều này đảm bảo an toàn tài chính cho công ty. Ông Bình cho biết CII sẽ phát hành các thương vụ lớn, ví dụ đợt 1 và 2 đã phát hành 4.500 tỷ đồng. Sắp tới, công ty còn 3 đợt phát hành khối lượng lớn khác với tổng giá trị khoảng 4.000 tỷ đồng.
Theo tờ trình Đại hội, trong năm nay, công ty dự kiến dòng tiền chi 8.100 tỷ đồng và dòng tiền thu 8.140 tỷ đồng. Tiền thu từ phát hành trái phiếu và nợ vay, thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, cổ tức được chia. Đến hết quý I, công ty đã thu về 4.440 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm. Như vậy 9 tháng còn lại, công ty dự kiến thu về 3.700 tỷ đồng.
HĐQT cũng trình cổ đông phương án phát hành trái phiếu kèm chứng quyền cho cổ đông hiện hữu có giá trị 1.194 tỷ đồng, tỷ lệ thực hiện 200:1 . Công ty dự kiến thực hiện trong quý II và III với lãi suất 11%/năm. Mỗi trái phiếu trị giá 1 triệu đồng tương ứng 1 chứng quyền, cổ đông được quyền mua 38 cổ phần CII, tương ứng giá mua hơn 26.000 đồng/cp, cao hơn 35% thị giá. Như vậy, với 1.194 tỷ đồng trái phiếu, CII dự kiến phát hành tối đa 46,3 triệu cổ phiếu theo chứng quyền.
Nếu việc phát hành thu về ít hơn 800 tỷ đồng, CII sẽ có phương án 2 là phát hành tiếp 1.600 tỷ đồng cho các quỹ đầu tư, ngân hàng, nhà đầu tư chiến lược. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, dự kiến lãi suất 11%/năm và dự kiến phát hành tối đa 62 triệu cổ phiếu theo chứng quyền.
Nhằm dự phòng nguồn trả nợ trái phiếu, HĐQT cũng trình phát hành tối đa 160 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cp.
Tờ trình cũng nêu CII có chủ trương mua tối đa 53 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, được thực hiện trong 5 năm kể từ ngày phát hành thành công trái phiếu. Công ty có thể mua làm một hoặc nhiều đợt nhằm giảm cổ phiếu đang lưu hành để nhà đầu tư thực hiện chứng quyền của trái phiếu.
Thảo luận:
ĐHĐCĐ hôm 27/3 có tờ trình chia cổ tức 16% cho năm 2019 nhưng hôm nay chỉ còn 12% bằng tiền?
Ông Lê Quốc Bình: Cổ tức thực hiện chi trả dựa trên kết quả kinh doanh của công ty. Nhưng số liệu trước kiểm toán và sau kiểm toán chênh lệch giảm hơn 500 tỷ đồng lợi nhuận, thêm hơn 80 tỷ đồng chi phí. Do đó, với lợi nhuận 430 tỷ đồng sau kiểm toán thì chỉ trả được cổ tức 12%.
Cổ tức 2019 dự kiến khi nào chi trả, 2020 có phương án chia cổ tức tiền hay cổ phiếu chưa?
Ông Lê Quốc Bình: CII phấn đấu trong quý III trả cổ tức 2019 còn 2020 dự kiến bằng tiền. Công ty chưa bao giờ trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Kế hoạch kinh doanh 2020 có từ các nguồn thu nào?
Ông Lê Quốc Bình: Kế hoạch lợi nhuận 2020 chủ yếu từ bất động sản, gồm dự án Sơn Tịnh Quảng Ngãi của Công ty Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng. CII nắm 80% NBB nên sẽ thu khoảng 800 tỷ đồng. Đồng thời, NBB sẽ bán 2 miếng đất. CII có thể có 850 tỷ đồng doanh số từ dự án 152 Điện Biên Phủ.
Mảng nước năm nay hòa vốn, không lỗ.
Mảng cầu đường như năm trước, ghi nhận khoảng 300 tỷ đồng lợi nhuận.
2 dự án BOT dự kiến thu bao nhiêu tiền mỗi năm?
Ông Lê Quốc Bình: Doanh số ước tính năm đầu tiên, thu phí BOT Xa Lộ Hà Nội khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, BOT Trung Lương - Mỹ Thuận 1.400 tỷ đồng/năm cho năm thu phí đầu tiên. Qua mỗi năm, thu phí tăng giá thêm 10%, riêng với BOT Trung Lương - Mỹ Thuận qua 3 năm tăng giá 18%.
CII thường huy động vốn bằng phát hành trái phiếu đổi và đã thực hiện nhiều lần, nhưng năm nay có phương án chuyển đổi kèm chứng quyền. Vì sao lại như vậy và có sự khác nhau gì về hai phương án này?
Ông Lê Quốc Bình: Tôi nhận thấy HoSE chưa có giao dịch trái phiếu kèm chứng quyền, tức sẽ có rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân vì tính thanh khoản không có. Còn nhà đầu tư tổ chức thường giao dịch lô lớn thông qua thoả thuận sẽ không bị ảnh hưởng. Theo đó, cũng là một cổ đông của CII, tôi có kiến nghị nên thay đổi phần phát hành kèm chứng quyền cho cổ đông hiện hữu thành trái phiếu chuyển đổi. Còn phần phát hành cho tổ chức thì kèm chứng quyền.
Việc phát hành trái phiếu kèm chứng quyền cho tổ chức giá bao nhiêu? 2 thời điểm phát hành cho cổ đông hiện hữu và tổ chức khác nhau, sử dụng cùng công thức, thì giá cổ phiếu đi xuống sẽ được xử lý ra sao?
Ông Lê Quốc Bình: Theo tờ trình hiện nay, giá phát hành cho cổ đông hiện hữu bằng 110% bình quân 10 phiên giao dịch trước ngày nộp hồ sơ phát hành trái phiếu đến UBCKNN. Việc phát hành ở thời điểm khác nhau nên giá sẽ khác nhau. Trong trường hợp giá xuống, cổ đông hiện hữu sẽ thiệt thòi hơn. Do đó, tôi kiến nghị chủ tọa đoàn sửa lại điều kiện phát hành trái phiếu kèm chứng quyền cho cổ đông chiến lược, là giá phát hành bằng 110% bình quân 10 phiên giao dịch trước ngày nộp hồ sơ phát hành trái phiếu đến UBCKNN và không thấp hơn giá phát hành cho cổ đông hiện hữu, tối đa 26.000 đồng/cổ phiếu.
Do ảnh hưởng của Covid-19, CII đã từng tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2020 vào ngày 27/3 và chỉ bàn về 2 nội dung là báo cáo về số lượng chứng khoán niêm yết HoSE khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu CII41401 và thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đáo hạn; tờ trình phương án phát hành thêm cổ phiếu để dự phòng nguồn trả nợ trái phiếu.
CII dự kiến phát hành 200 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu. Nếu cổ đông hiện hữu không mua hết thì công ty được quyền chào bán cho trái chủ với giá bán bằng giá bán cho cổ đông hiện hữu. Phương án tăng vốn này được đưa ra nhằm phục vụ cho điều khoản dự phòng trái chủ yêu cầu với lô trái phiếu 2.000 tỷ đồng doanh nghiệp mới huy động được trong tháng 2.
Xuất khẩu cá tra bao giờ thoát tăng trưởng âm? Khi mà các thị trường đến nay vẫn còn bị ảnh hưởng của Covid-19 thì tăng trưởng âm của xuất khẩu cá tra là khó tránh khỏi. Nhưng ít ra các doanh nghiệp trong ngành hàng cá tra cũng cần soi lại điểm yếu của mình nhằm phục hồi tốt hơn. Đánh giá từ chuyên viên phân tích thuỷ sản cho thấy giá...