Vụ bị cáo tự tử tại tòa: Kháng nghị hủy hai bản án của các cấp tòa tỉnh Bình Phước
Cho rằng mình bị oan nên ngay sau khi có phán quyết của phiên phúc thẩm, bị cáo Lương Hữu Phước đã đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước lao đầu từ tầng hai xuống đất tự tử.
Tối 5/6, Chánh án TAND cấp cao đã ra quyết định kháng nghị, đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP HCM hủy hai bản án của các cấp tòa tỉnh Bình Phước.
Đã 1 tuần trôi qua, cái chết của ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, trú tại phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài, Bình Phước) vẫn ám ảnh nhiều người dân địa phương. Theo đó, sáng 29/5, TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Phước về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 (BLHS 2015). Mặc dù tại tòa, luật sư của bị cáo Phước đã chỉ ra nhiều điểm thiếu sót của vụ án.
Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm đã bác mọi quan điểm bào chữa của luật sư, tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù giam đối với bị cáo Phước. Cho rằng mình bị oan, khiếu nại nhiều nơi nhưng không được xem xét một cách thấu đáo, chiều cùng ngày bị cáo này đã đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước. Tại đây, bị cáo đã nhảy từ trên tầng hai của TAND tỉnh xuống đất dẫn đến tử vong.
Bị cáo Phước tại phiên tòa phúc thẩm sáng 29/5/2020 (ảnh Tuổi trẻ)
Bình luận về vụ việc đau lòng này, luật sư Vũ Anh Tuấn (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, việc ông tìm đến cái chết như trên là một cách phản ứng tiêu cực, không nên khuyến khích. “Có thể sau cái chết của bị cáo, các cơ quan tố tụng Trung ương sẽ có những ý kiến chỉ đạo xem xét lại bản án sơ thẩm và phúc thẩm của các cấp tòa tỉnh Bình Phước”, luật sư Tuấn nhận định.
Theo luật sư Tuấn, để xem xét lại vụ án có oan hay không thì căn cứ khoản 3 (Điều 373, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) quy định về việc những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Video đang HOT
“Như vậy, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh có quyền kháng nghị, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao xem xét lại hai bản án của các cấp tòa tỉnh Bình Phước. Nếu 2 bản án này được xác định là sai phạm, bị hủy bỏ thì những người liên quan sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật hành chính hoặc sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật”, luật sư Tuấn nói.
Được biết, hoàn cảnh của ông Phước rất đáng thương. Nhiều năm trước, gia đình ông Phước sinh sống ở Long An. Tại đây, con gái đầu của Phước bị một thanh niên trong xóm hãm hiếp, sát hại. Cuộc sống bế tắc, chán nản, gia đình ông Phước rời Long An lên Bình Phước lập nghiệp. Tại đây, ông Phước mua được mấy mẫu đất ở suối Bàu Năng nhưng sau đó cũng bị thu hồi giải tỏa khiến cuộc sống gia đình ông càng rơi vào cảnh bế tắc, kinh tế kiệt quệ.
Tối 5/6, tin từ TAND tối cao cho biết, Chánh án TAND cấp cao tại TP HCM đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án sơ, phúc thẩm để điều tra lại.
Theo cáo buộc, khoảng 13h ngày 15/1/2017, ông Trần Hữu Quý rủ ông Phước đi hát karaoke. Đi một đoạn, thấy ông Quý không đội mũ bảo hiểm nên ông Phước chở ông Quý đi về nhà ông Quý để lấy mũ bảo hiểm. Khi đi đến gần trước nhà ông Quý thì ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của mình để ông Quý vào nhà lấy mũ bảo hiểm nhưng ông Quý không chịu xuống xe.
Lúc này, ông Phước lái xe rẽ trái đi qua đường. Khi xe của ông Phước tới phần đường dành cho xe đi ngược chiều thì bị xe máy do anh Lâm Tươi lái, chở anh Tiếp Trị đụng vào gây tai nạn, khiến ông Lương Hữu Phước và ông Trần Hữu Quý bị thương. Đến ngày 17/1/2017, ông Quý tử vong.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Phước 3 năm tù giam. Ông Phước kháng cáo và tại phiên xử phúc thẩm lần 1, án sơ thẩm bị hủy… Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2, Hội đồng xét xử vẫn tuyên án với ông Phước 3 năm tù giam. Sáng 29/5/2020, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần 2 và tuyên y án sơ thẩm. Có lẽ do quá bức xúc nên chiều cùng ngày, ông Phước đã tìm đến trụ sở TAND để tự tử.
Dư luận Bình Phước xôn xao về thẩm phán tham gia xét xử 2 vụ án, có 2 người tự sát
Cách nhau 5 năm, hai vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm và đều xảy ra các vụ tự tử sau khi nhận bản án. Ở cả hai vụ án này, HĐXX đều có tên thẩm phán Lê Viết Hoa, người vừa được bổ nhiệm làm Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Phước.
Một vụ việc gây chấn động dư luận tỉnh Bình Phước 2 ngày qua khi một bị cáo nhảy lầu tại trụ sở TAND tỉnh này, sau khi nhận bản án 3 năm tù liên quan đến vụ tai nạn giao thông.
Theo nội dung vụ án, ngày 15/1/2017 ông Lương Hữu Phước điều khiển xe máy chở ông Trần Hữu Quý về nhà ở đường Nguyễn Huệ thuộc KP Suối Đá, phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Khi ông Phước rẽ trái sang đường thì bị xe máy do ông Lâm Tươi điều khiển chở theo ông Trị Tiếp lưu thông cùng chiều bên phải theo hướng đường ĐT 741 đi đến đường ĐT 753 đụng vào, gây tai nạn giao thông.
Bị cáo Phước để lại đôi dép rồi nhảy lầu tại tòa án tự tử
Vụ tai nạn làm ông Quý và ông Phước bị thương được đưa đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, đến ngày 17/1/2017 ông Quý tử vong.
Ông Phước bị khởi tố nhưng cho tại ngoại. Sau 3 lần xử sơ thẩm và phúc thẩm, sáng 29/5/2020 TAND tỉnh Bình Phước mở phiên xử phúc thẩm và tuyên y án sơ 3 năm tù. Chiều cùng ngày, bị cáo Phước đến TAND tỉnh Bình Phước, sau đó đi lên lầu 2, nhảy xuống đất và tử vong tại chỗ.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc và biết tin thẩm phán Lê Viết Hòa có mặt trong HĐXX này, dư luận Bình Phước và cộng đồng mạng đồng loạt chia sẻ hình ảnh chân dung vị thẩm phán này.
Khi có phóng viên nhắc lại một vụ án trước đây ông cũng có mặt trong HĐXX và một người cũng tự tử khi nhận bản án, thẩm phán Lê Viết Hòa nói, đó là sự trùng hợp và sự nhìn nhận bi quan của đương sự.
Theo tìm hiểu của PV, lý do ông Hòa bị chú ý vì trước đó, năm 2015 ông cũng có tên trong HĐXX một phiên tòa phúc thẩm và cũng có người tự sát vì cho rằng oan ức.
Đó là vụ án tranh chấp đất giữa ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh.
Ngày 25/9/2014, TAND TX.Đồng Xoài đưa vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất" ra xét xử sơ thẩm và tuyên vợ chồng ông Chánh phải trả cho vợ chồng ông Dinh diện tích 39,5 m2. Không chấp nhận án sơ thẩm, ông Chánh kháng cáo.
Đến ngày 21/7/2015, TAND tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm, HĐXX gồm 3 thẩm phán: Hoàng Minh Thịnh, Lê Viết Hòa và Nguyễn Văn Khương tuyên y án sơ thẩm.
Ngày 26/7/2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh, sau đó được phát hiện nằm chết trên vũng máu. Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác định ông Chánh dùng dao tự sát.
Thẩm phán Lê Viết Hòa cũng có mặt tại buổi họp báo sáng 30/5.
Tại buổi họp báo sáng 30/5, ông Lê Viết Hòa nói các thành viên trong HĐXX với tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ hồ sơ và đã đánh giá vụ án khách quan, công tâm.
Khi có phóng viên nhắc lại một vụ án trước đây ông cũng có mặt trong HĐXX và một người cũng tự tử sau khi nhận bản án, thẩm phán Lê Viết Hòa nói, đó là sự trùng hợp và sự nhìn nhận bi quan của đương sự.
Được biết, vào tháng 3/2019, Thẩm phán trung cấp Lê Viết Hòa, Chánh án TAND huyện Phú Riềng được bổ nhiệm giữ chức Phó chánh án TAND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 5 năm.
Vụ ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tử vong tại trụ sở TAND tỉnh: Tòa khẳng định xử không oan Tỉnh Bình Phước sáng 30/5 tổ chức họp báo để thông tin về vụ ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tử vong tại trụ sở TAND tỉnh sau khi bị tuyên án 3 năm tù. Sáng 30/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Phước cùng đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, TAND tỉnh, Công an TP.Đồng Xoài tổ chức họp báo,...