Vụ bé 6 tháng tuổi tử vong vì kẹt giữa đệm và tường: Dù con ngủ chung hay riêng, bố mẹ đều phải nhớ loạt nguyên tắc này để bé không gặp nguy hiểm
Sự việc bé 6 tuổi tử vong trong lúc ngủ do bị kẹt giữa đệm và tường đang khiến không ít bậc phụ huynh có con nhỏ cảm thấy hoang mang.
Ngày 6/11 vừa qua, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM về thường hợp một bé 6 tháng tuổi tử vong do bị kẹt giữa đệm và tường trong lúc ngủ đã khiến không ít bậc phụ huynh có con nhỏ sửng sốt.
Được biết, khoảng 4h sáng ngày 3/11, bé đang nằm ngủ cạnh bố mẹ trên chiếc đệm dày 26cm đặt sát mặt đất thì tỉnh dậy và khóc. Sau đó, bé được bố cho bú sữa bằng bình rồi đi ngủ tiếp, còn mẹ của bé xuống nhà ăn sáng rồi đi chợ.
Đến 7h sáng cùng ngày, người bố tỉnh dậy thì không thấy con đâu. Anh quay sang nhìn thì thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành đệm và tường. Bệnh nhi sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nhưng đã tử vong.
Bệnh nhi 6 tháng tuổi được điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhưng đã không qua khỏi.
Việc trẻ sơ sinh tử vong do gặp tai nạn trong lúc ngủ đã từng xảy ra trước đây. Điển hình như vụ một bé trai 4 tháng tuổi tử vong vì bị mẹ ngủ say vô tình gác tay vào mặt hay một em bé 7 tháng tuổi ở Singapore tử vong do bị kẹt giữa đệm và thanh chắn giường. Sự việc lần này tiếp tục trở thành lời cảnh báo cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ.
Video đang HOT
Làm thế nào để những câu chuyện thương tâm tương tự không bao giờ xảy ra nữa, điều đó phụ thuộc vào cách bố mẹ chuẩn bị cho con một giấc ngủ an toàn.
Nên cho bé ngủ riêng trong nôi, cũi thay vì ngủ chung giường với bố mẹ
Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc cho bé ngủ chung giường là giúp đảm bảo an toàn cho trẻ vì bố mẹ có thể sớm phát hiện ra những điều bất thường của con. Tuy nhiên thực tế việc bé ngủ chung giường với bố mẹ không được khuyến khích, trong một số trường hợp nó còn trở nên nguy hiểm, ví dụ như trường hợp bố mẹ đè vào con.
Vì vậy nên cho con ngủ trong nôi, cũi riêng cùng không gian trong phòng với bố mẹ. Để đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ trong cũi, bố mẹ cần:
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: Điều này nên duy trì đến khi bé tròn 1 tuổi, việc bé nằm ngửa sẽ giúp giảm nguy cơ gặp hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
- Cho bé ngủ trên bề mặt phẳng và chắc chắn, không có khe hở giữa đệm và thành cũi: Bố mẹ nên chọn cho bé một tấm đệm cứng thay vì đệm mềm để giúp bé không bị xê dịch trong khi ngủ. Chiếc đệm cần thiết kế phù hợp với cũi để tránh tạo ra khe hở khiến bé bị mắc kẹt.
- Không để gấu bông, gối, chăn hay bất kỳ đồ vật nào trong cũi: Tất cả mọi đồ vật xuất hiện trong cũi đều có khả năng tăng nguy cơ khiến bé mắc kẹt và nghẹt thở. Bố mẹ cần để nhiệt độ phòng phù hợp để không khiến bé lạnh hoặc mặc đồ ngủ dành riêng cho trẻ sơ sinh cho bé.
Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ
Mặc dù việc cho bé ngủ riêng được khuyến khích hơn nhưng nhiều gia đình không đủ điều kiện về không gian để cho thể cho bé nằm cũi bên cạnh giường. Đồng thời, trẻ ngủ chung với bố mẹ cũng có nhiều ưu điểm như: Bố mẹ được ở cạnh, gần gũi, âu yếm con, mẹ cho bé bú dễ hơn, giúp mẹ và bé có chu kỳ ngủ hài hòa…
Để tránh vô tình gây nguy hiểm cho con trong lúc ngủ, bố mẹ cần nhớ:
- Không nên ngủ chung với con nếu bé bị nhẹ cân, sinh non, bố mẹ bị thừa cân béo phì.
- Bố mẹ hay bất kỳ ai hút thuốc cũng không nên ngủ chung với bé. Không nên để bé dưới 1 tuổi nằm cạnh các anh chị lớn.
- Nếu bố mẹ mệt mỏi hoặc đã uống bia, rượu… thì không nên ngủ cùng con vì lúc này bố mẹ thường ngủ rất say và ngủ lâu, khó kiểm soát được những hành động của bản thân trong lúc ngủ, có thể vô tình gây nguy hiểm cho bé.
- Kê sát giường, đệm vào tường để không tạo ra khe hở. Những khe hở này có thể khiến bé bị rơi xuống, nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời, em bé có thể nguy hiểm tính mạng.
Bé 6 tháng tử vong khi ngủ cùng bố mẹ: Bác sĩ cảnh báo điều ít ai để ý
Cháu bé mắc kẹt giữa thành nệm và bức tường khi ngủ cùng bố mẹ. Bé được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng khi tới nơi thì đã ngưng tim, ngưng thở. Cuộc hồi sức kéo dài 1 giờ không thể đem lại phép mầu.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi giấu tên, địa chỉ ở quận 8 (TP HCM). Cháu bé mới 6 tháng tuổi, được nhập viện vào ngày 3-11 vừa qua, đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do bị ngạt thở.
Kết quả kiểm tra cho thấy đồng tử giãn, mất phải xạ ánh sáng, trương lực cơ tương đối cứng, mất phản xạ hầu họng - là các dấu hiệu cho thấy cháu đã tử vong khá lâu. Các bác sĩ của khoa Cấp cứu vẫn cố hồi sức cho cháu khoảng 1 giờ để tìm kiếm hy vọng, nhưng phép mầu đã không xảy xa.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Ảnh mang tính chất minh họa)
Theo lời kể của phụ huynh, lần cuối cùng bố mẹ biết cháu còn sống là khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, bé khóc và được cho bú sữa. Bú xong, bé được đặt nằm ngủ cạnh bố trên giường nệm sát mặt đất, độ dày nệm khoảng 26 cm, trong khi người mẹ xuống nhà ăn sáng rồi đi chợ. Đến 7 giờ người bố thức dậy không thấy con đâu, tìm mãi mới thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường nên lập tức ẵm bé đi cấp cứu nhưng đã không còn kịp.
Qua phân tích ca tử vong, các bác sĩ đã quyết định kể lại ca bệnh để các phụ huynh có con nhỏ lưu ý và tránh tình huống đáng tiếc. Bởi lẽ, trẻ tử vong do ngủ cùng bố mẹ là dạng tai nạn được cảnh báo khắp thế giới. Trong trường hợp này, bé đã biết lật nên tự lật và mắc kẹt, nguyên nhân tai nạn được các bác sĩ đánh giá là do thiết kế giường người lớn không an toàn như nôi trẻ em.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cần tuân thủ nguyên tắc vàng ABC để trẻ nhỏ được ngủ an toàn. A là "Alone", tức "một mình", vì thế giới ghi nhận trẻ nhỏ bị người lớn nằm cùng đè ngạt. B là "back", tức "lưng" - nằm bằng lưng của mình, nghĩa là nằm ngửa, bởi nhiều bé bị đặt nằm sấp cũng bị ngạt vì không tự xoay ngửa lại được khi cần thiết. C là "Crib" - "nôi", thành nôi phải chắc chắn, khoảng hở song chắn không quá rộng và không có khả năng khiến bé bị lọt, kẹt như giường của người lớn. Nôi nên đặt cạnh giường bố mẹ.
Chuẩn bị bó bột cho cháu bé 3 tuổi bị cô giáo mầm non làm gãy chân Khi có một số bé trong lớp ăn chậm, trong đó có bé P., cô giáo viên chủ nhiệm lớp mầm đã bế bé lên và gác chân phải của bé lên cổ khiến chân bé bị gãy. Đến ngày 6-11, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết bé Đ.G.P. (3 tuổi, ngụ xã Xuân Bình, TP Long Khánh, tỉnh Đồng...