Vụ bầu Kiên: Các yếu tố an ninh phi truyền thống
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm cho thấy các yếu tố an ninh phi truyền thống mà Đảng ta đã nhận định…
Cac yêu tô an ninh phi truyên thông qua vu bầu Kiên
Nhiều nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã phân tích, chỉ rõ những nguy cơ đe dọa lợi ích, an ninh của đất nước, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng, những biểu hiện mơ hồ, lệch lạc về tư tưởng, kịch liệt phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới, nhất là từ trong nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, trí thức đã cho rằng trong bối cảnh tình hình hiện nay ta quá cường điệu “diễn biến hòa bình” và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và đã có những lời nói, việc làm, dù vô tình hay cố ý, tác động tiêu cực đến công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm cho thấy các yếu tố an ninh phi truyền thống mà Đảng ta đã nhận định không chỉ còn là sự đe dọa mà đang hiện hữu, ảnh hưởng xấu đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí.
Người dân thực sự phẫn nộ, bất bình khi thấy trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, được xác định là một trong những vụ án trọng điểm của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã không còn là “bị cáo” khi được thoải mái “diễn thuyết” bằng những lời lẽ lăng mạ, vu cáo các cơ quan tiến hành tố tụng, sử dụng những ngôn từ kích động với mục đích gây nghi ngờ, chia rẽ Cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát, Tòa án và cơ quan báo chí; gây hiểu lầm cho những ai không có điều kiện hiểu rõ bản chất vụ án. Rõ ràng đây là sự việc không bình thường, ảnh hưởng đến kỷ cương, sự tôn nghiêm nơi pháp đình.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo, trong đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa, nói lời sau cùng trước khi nghị án… là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và cũng là yêu cầu của cải cách tư pháp, nhưng điều đó không có nghĩa là để bị cáo lợi dụng phiên tòa xuyên tạc sự thật, kích động dư luận, coi thường pháp luật, thách thức công lý (?!).
Bên cạnh đó, nhiều người dân đã băn khoăn, bức xúc đặt câu hỏi về động cơ, mục đích của một số bài viết trên một số tờ báo, nhất là báo mạng, khi các bài viết này từ tiêu đề đến nội dung đều thể hiện rõ khuynh hướng bênh vực vô căn cứ, thiếu khách quan đối với Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, thậm chí có những bài viết còn hồ đồ cho rằng các bị cáo đã bị “oan”, để rồi quay sang chỉ trích các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra, gây hiểu lầm trong dư luận, tạo áp lực lên quá trình giải quyết đúng đắn vụ án.
Video đang HOT
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực-một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra đầy cam go, quyết liệt, những vấn đề nêu trên cho thấy các yếu tố an ninh phi truyền thống không phải là cái gì trừu tượng, khó nhận biết, mà nó đang hiện hữu hằng ngày, hằng giờ bởi sự mơ hồ, mất cảnh giác, vụ lợi, vị kỷ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và ngay trong mặt trái của quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
Nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, các yếu tố an ninh phi truyền thống cũng sẽ là mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ ta.
Chúng tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề nêu trên, bắt đầu từ việc đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân về một phán quyết công tâm, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm của Tòa án và sự vào cuộc có trách nhiệm hơn của cơ quan quản lý báo chí và cơ quan báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Theo Xahoi
Vụ án bầu Kiên: Điểm mặt đại gia hoành tráng mang tội lừa đảo
Sở hữu tài sản trị giá hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng nhưng không ít đại gia hoành tráng mang tội lừa đảo.
Truy tội "lừa đảo"
Sau 10 ngày xét xử, VKSND Tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (16-18 trong tổng hình phạt 30 năm tù) đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên, tức bầu Kiên.
Mặc dù, tại tòa Bầu Kiên mạnh miệng nói, ông chủ của nhiều DN có quy mô hàng nghìn tỷ đồng và cũng từng trong tốp những người giàu nhất trên TTCK nên không thiếu tiền để phải lừa đảo. Tội lừa đảo là điều làm cho ông buồn nhất.
Tuy nhiên, theo VKS, căn cứ vào lời khai của các bên và tài liệu thu thập được, có đủ cơ sở kết luận ông Kiên cùng 2 cấp dưới phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Kiên biết 20 triệu cổ phần bị thế chấp nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới chuyển nhượng cho Hòa Phát.
Theo kế hoạch, ngày 9/6 tới Tòa án sẽ ra phán quyết với các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên. Ông Kiên có thể phải chịu án tù lên tới cả chục năm đối với tội lừa đảo 264 tỷ bán cổ phiếu chưa được giải chấp nói trên.
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như và Bầu Kiên
Cũng thời gian diễn ra phiên tòa bầu Kiên, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Công nghiệp Thái Sơn (Hải Phòng) và các tổ chức tín dụng liên quan.
VKS xác định Phạm Văn Thụ - Tổng giám đốc công ty TNHH TM công nghiệp Thái Sơn cùng 6 đồng phạm đã có hành vi lừa đảo với tổng số tiền lên tới gần 570 tỉ đồng.
Ông Thụ và Công ty Thái Sơn là gương mặt nổi bật ở đất cảng Hải Phòng. Thái Sơn từng được vinh danh là DN tiêu biểu, là 1 trong 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam. Cho dù sở hữu một DN rất lớn, hàng đầu ở Hải Phòng, nhưng trước lúc vào trại ông Thụ đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần ở tất cả các công ty mẹ và con của mình cho 1 DN mới thành lập ở TP.HCM với giá chỉ 1 USD. Tổng số nợ đến cả nghìn tỷ đồng có lẽ đã đẩy đại gia này đến những quyết định đáng buồn.
Trong vài năm gần đây, giới đầu tư chứng kiến rất nhiều vụ đại gia vỡ nợ và có liên quan tới lừa đảo hoặc dấu hiệu lừa đảo như vụ vỡ nợ gần 400 tỷ đồng ở Lạng Sơn của vợ chồng Trung-Liên; vụ vỡ nợ 300 tỷ đồng của hiệu vàng Ý Loan ở Đồng Nai; vụ đại gia thủy sản Phương Nam Lâm Ngọc Khuân né tránh trách nhiệm nợ hàng nghìn tỷ đồng; vụ vỡ nợ lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình liên quan tới giám đốc DN Trường Phong; đại gia "Đông Nam dược Bảo Long" với "Đường đời" khúc mắc...
Trước đó nữa, thế hệ đại gia đời đầu cũng chứng kiến nhiều người vướng tội danh lừa đảo như vụ "người tình" diễn viên Việt Trinh, Trần Văn Giao dính án tù chung thân trong vụ lừa đảo của công ty Đông Phương...
Đại gia lâm nạn, nhiều người chết theo
Nhìn vào các vụ lừa đảo hoặc có dấu hiệu lừa đảo của các đại gia gần đây có thể thấy, những người có hành vi vi phạm hoặc bị truy tố vi phạm, đều là những người nổi tiếng, thực sự giàu có từ khá lâu rồi. Nhiều người có tài sản lên tới hàng nghìn tỷ, có cuộc sống vương giả, không thiếu thứ gì.
Trong trường hợp bầu Kiên, cho thấy đằng sau vụ án là sự nhốn nháo trong hoạt động trong hệ thống NH và nhiều DN. Nó cho thấy sự lỏng lẻo trong quản trị, sự thiếu vắng kỷ luật và ảnh hưởng của một số đại gia ở các tổ chức này quá lớn. Đây chính là cơ hội cho các tội phạm lơi dụng lừa đảo.
Trong trường hợp Công ty Thái Sơn của ông Phạm Văn Thụ, theo cáo trạng, có tới 9 NH đã bị lừa đảo số tiền hàng trăm tỷ đồng. Trong nhiều năm liền, ông Thụ đã chỉ đạo lập hồ sơ mua bán sắt thép khống giữa các công ty nhằm làm hồ sơ vay tiền NH.
Trên thực tế, Công ty Thái Sơn nổi tiếng khắp Hải Phòng với những kết quả kinh doanh ấn tượng trong nhiều năm. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, giá sắt thép tụt giảm thì công ty này thua lỗ nặng. Lãi suất NH ở mức cao cũng là lý do khiến ông Thụ rơi vào tình cảnh lao đao.
Khá nhiều vụ vỡ nợ, lừa đảo lớn khác trên cả nước được xác định là do các "đại gia" vướng vào nợ nần khi nền kinh tế đi xuống, thị trường BĐS lao dốc và đại gia "chết" vì đầu tư dàn trải, chịu lãi suất cao...
Có thể thấy, sai phạm rồi sẽ bị xử lý. Ai mắc lỗi lầm sẽ phải trả giá, bằng một hình thức này hay hình thức khác. Tội đến đâu xử đến đó. Rất nhiều bài học, nhiều tấm gương trong lịch sử để soi rọi. Tuy nhiên, dường như chưa từng trải qua thì chưa thể cảm nhận được chính xác, học hỏi được đúng bài học.
Tất nhiên, ở đâu đó, sai phạm của các cá nhân còn do sự sơ hở quản lý. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân là những doanh nhân, việc mất kiểm soát, tham vọng quá đà, hay lòng tham có thể khiến những con người từng rất thành công chìm xuống bùn đen, kéo theo rất nhiều người thân, bạn bè cũng như nhiều người không liên quan khác lao đao, khổ sở.
Theo VietNamNet
Các yếu tố an ninh phi truyền thống qua vụ bầu Kiên Nhận thức rõ vị trí quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo thường xuyên và chặt chẽ, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động...