Vụ bắt nữ sinh đeo biển “ăn trộm”: Chỉ nghĩ làm cho vui (!)
Chiều 14/4, bà Nguyễn Thị Thu Ba, chủ siêu thị xảy ra vụ bắt nữ sinh đeo biển “Tôi là người ăn trộm” cho biết, khi xảy ra sự việc, bà không ở siêu thị nên không hề biết. Bảo vệ trói, bắt nữ sinh đeo biển thì nói chỉ nghĩ làm vậy cho… vui!
Bà Ba – chủ siêu thị Vĩ Yên (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) – cho biết, lúc xảy ra sự việc là trưa ngày 10/4; hôm đó bà chỉ có mặt ở siêu thị một lúc buổi sáng rồi bà ra chợ Chư Sê để quản lý tiệm vàng và thuốc tây. Người quản lý trực tiếp siêu thị là con trai bà nhưng anh này cũng đang đi công tác ở dưới huyện Krông Pa từ ngày hôm trước (9/4) và đến ngày 11/4 mới về. Sự việc nhân viên trong siêu thị bắt cô bé đeo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” và trói tay cô bé này vào lan can cầu thang, bà và con trai không hề biết, cũng không nghe nhân viên lúc đó báo cáo gì.
Đến khoảng 19h chiều cùng ngày, con gái bà Ba đang học trong TPHCM gọi điện về cho mẹ nói có sự việc trên, bà mới biết và gọi cho anh An – bảo vệ siêu thị trực tại thời điểm xảy ra sự việc thì được anh An xác nhận có sự việc bảo vệ siêu thị trói tay cô bé và treo tấm biển trên vào cổ. Theo đó, nhân viên trói tay nữ sinh là Phan Văn Hải (SN 1989, trú thôn Mỹ Thạch 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) làm bảo vệ ở tầng 1 siêu thị. Hải cũng xác nhận chính mình là người đưa bức ảnh làm nhục nữ sinh lên facebook.
Sự việc được nhân viên siêu thị kể lại với bà Ba như sau: Khoảng 11h ngày 10/4, anh An phát hiện em S. cầm 2 quyển truyện và chưa trả tiền nên tra hỏi bé học trường nào, nhà ở đâu… Thấy cô bé ngang bướng, Hải liền lấy băng keo dán chặt 2 tay cô bé vào lan can cầu thang rồi lấy tấm biển in dòng chữ “Tôi là người ăn trộm” treo lên cổ S. Sự việc kéo dài khoảng 5 phút rồi S. mới được thả ra. Khi S. thấy bảo vệ tên An cầm cây gậy sắt trên tay, S. nói: “Chú ơi cho cháu mượn cây roi”. Anh An hỏi mượn làm gì thì cô bé nói “cứ đưa cho cháu mượn” nên anh An đã đưa cho S. mượn cây gậy sắt. Khi lấy được gậy sắt, S. tự đập gậy vào đầu mình một cái (?!) Thấy vậy, anh An lấy lại gậy thì S. lại hỏi mượn dao để được chết. Rồi S. lại đòi nhảy lầu tự tử…
Bà Ba cho biết, siêu thị của bà có 32 nhân viên, khi xảy ra sự việc, không có ai đến can ngăn vì ở đây mỗi người phụ trách mảng công việc riêng, phần việc của bảo vệ thì bảo vệ tự xử lý. Sau khi xảy ra sự việc, bà Ba đã gọi Hải lên và Hải đã thừa nhận việc mình làm. Bảo vệ này giải thích: “Cháu chỉ nghĩ làm cho vui thôi chứ không nghĩ sự việc như vậy”. Ngay ngày hôm sau (11/4) Hải đã tự động nghỉ việc.
Siêu thị – nơi có hàng chục con người chứng kiến vụ việc nhưng không có ai can ngăn
Cũng theo bà Ba, trong siêu thị có camera nhưng bà chưa xem lại sự việc đúng sai thế nào vì bà… rất bận (!). Bản thân bà cũng chưa biết nhà cháu S. ở đâu, chưa liên lạc gì với nhà cháu S., chỉ có gia đình S. liên lạc với bà và đến tận nơi để xin lỗi bà về việc làm của S. “Cô nghe sự việc cô cũng giật mình và thấy đau lòng. Quy định của siêu thị là nếu có trường hợp mất trộm thì sẽ phạt 1 gấp 10 lần”, bà Ba cho biết.
Chiều cùng ngày, PV liên lạc qua điện thoại với bảo vệ Hải để tìm hiểu rõ hơn về sự việc thì anh này nói đang đi công việc xa, không ở Chư Sê, rồi tắt máy.
Video đang HOT
Là người giúp cha mẹ S. lên nộp phạt cho siêu thị, ông Nguyễn Ích Khánh – bạn của cha mẹ S. – cho biết, trưa ngày xảy ra sự việc ông có nhận được điện thoại của cha mẹ S. nhờ lên siêu thị nộp phạt 200 nghìn đồng để cứu S. ra; vì nhà ông Khánh nằm gần siêu thị trên, còn cha mẹ S. đang ở rẫy chưa về kịp. Khi ông Khánh lên thì thấy S. đang bị nhốt trong một căn phòng và ông đưa 200 nghìn đồng cho siêu thị rồi chở S. về nhà. Khi đưa S. về nhà, tâm lý của cô bé rất hoảng sợ, run lập cập, khóc lóc và đòi chết.
Bà Phạm Thị Lan vợ ông Khánh thấy 2 cổ tay S. bị lằn đỏ nên gặng hỏi thì S. nói bị bảo vệ trói tay. S. nói cháu chỉ cầm 2 quyển sách trên tay và không biết cổng bảo vệ sẽ báo động. Chiều cùng ngày, S. được gia đình chở đến trường đi học, một lúc sau, S. đi bộ về nhà bà Lan khóc lóc, run sợ và đòi chết chứ không chịu đi học vì bị một số bạn trên trường trêu chọc. Và S. cũng đòi bỏ học.
“Dù sao thì con tôi cũng sai, vợ chồng tôi cả ngày làm rẫy nhưng không bao giờ dạy con đi ăn cắp. Gia đình tôi rất xấu hổ với mọi người, con bé đi học thì bị các bạn trường khác trêu chọc nên gia đình luôn động viên, giám sát cháu vì sợ điều không hay xảy ra. Bản thân nhà tôi không muốn làm to chuyện lên làm gì, về phía siêu thị họ cũng chưa nói gì với nhà tôi”, gia đình cháu S. cho biết.
Chiều ngày 14/4, PV Dân trí liên lạc với ông Trung – Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra trật tự xã hội công an huyện Chư Sê; ông này cho biết chưa nhận được tin báo và cũng chưa nhận được đơn thư của gia đình.
Thiên Thư
Theo Dantri
Doanh nghiệp dùng "luật rừng" quỵt lương, đòi công nhân trả lại thưởng Tết
"Việc hàng chục công nhân Công ty TNHH MTV S&S Vina (Bắc Giang) gửi đơn kêu cứu về việc bị doanh nghiệp này lấy lí do đã thưởng Tết để quỵt lương thể hiện doanh nghiệp này đã dùng "luật rừng" và vi phạm đạo đức doanh nghiệp", luật sư Vi Văn Diện khẳng định.
Liên quan đến sự việc, hàng chục công nhân công ty Công Ty TNHH MTV S&S Vina tại khu Đồi Chè - Dĩnh Kế - TP Bắc Giang (Bắc Giang) gửi đơn kêu cứu tới báo Dân trí bức xúc về việc bị công ty này lấy lí do đã thưởng Tết để quỵt lương, đồng thời đe dọa ai thắc mắc sẽ đòi lại tiền thưởng Tết, PV Dân trí đã có trao đổi với luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Diện khẳng định: "Hành xử của Công ty TNHH MTV S&S Vina là cách hành xử kiểu "luật rừng" vi phạm pháp luật về lao động.
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh: Doanh nghiệp đã dùng "luật rừng" quỵt lương, đòi thưởng Tết công nhân.
Chúng ta cần xác định rõ tiền lương cơ bản và tiền thưởng không giống nhau. Trường hợp Công ty TNHH MTV S&S Vina đã có mức lương cơ bản mà người lao động được hưởng bình quân hàng tháng thì người lao động sẽđược hưởng đủ lương đối với số ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định tại Bộ luật lao động. Công ty này đã sử dụng mức lương cơ bản để tính toán bảo hiểm cho người lao động, nếu Công ty không thanh toán tiền lương cho công nhân trong những ngày nghỉ lễ, Tết là trái luật".
Theo luật sư Diện, thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Giang cần vào cuộc ngay xem xét hành vi và trách nhiệm của đơn vị này đối với người lao động, có sai phạm cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người công nhân.
Bộ luật lao động đã quy định tại Điều 115: "Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày...
Đơn khiếu nại của công nhân Công ty TNHH MTV S&S Vina gửi Phòng LĐ&TBXH TP Bắc Giang.
"Công ty TNHH MTV S&S Vina lập luận rằng đã thưởng Tết nên không thanh toán đủ lương những ngày nghỉ lễ, tết cho người lao động đồng thời cấn trừ tiền thưởng qua tiền lương về mặt pháp lý là không đúng chưa nóiđến đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, làm như vậy không khác gì Công ty này đã "quỵt" tiền của người lao động.
Họ phải hiểu tiền thưởng khác tiền lương. Bảng lương đã ghi rõ tiền thưởng thì không có lý do gì Công ty có quyền "ăn bớt" tiền lương của người lao động, nghĩa vụ về tiền lương họ phải thanh toán đủ, còn tiền thưởng là do tự nguyện, không thể thưởng xong rồi, giao dịch về thưởng đã hoàn thành người lao động lại bị đòi lại theo hình thức trừ vào lương nên người lao động yêu cầu trả đủ lương là có cơ sở.
Đây là một trong những tranh chấp về lao động mà cần thiết phải có sự can thiệp của Hội đồng hoà giải cơ sở, tổ chức Công đoàn, Phòng LĐ&TBXH thành phố Bắc Giang, Thanh tra sở LĐ&TBXH tỉnh Bắc Giang vào cuộc giải quyết dứt điểm, bảo vệ quyền lợi của người lao động tránh tiền lệ xấu khi Doanh nghiệp là chủ sử dụng lao động vì lợi ích vật chất mà bằng cách này, cách khác bóc lột sức lao động của công nhân", luật sư Diện phân tích.
Sáng 13/2, hàng chục công nhân vẫn "bủa vây" Công ty TNHH MTV S&S Vina để đòi tiền lương và thưởng Tết.
Theo cập nhật của PV Dân trí, đến sáng ngày hôm nay 13/2, hàng chục công nhân vẫn chưa được giải quyết trả lại lương và tiền thưởng Tết từ Công ty TNHH MTV S&S Vina. Chính vì vậy, hàng chục công nhân đã kéo đến "bủa vây""trụ sở Công ty này đòi hỏi phải được trả lại tiền công.
Chị Nguyễn Thị Minh T., một công nhân bị quỵt lương và đòi thưởng Tết bức xúc: "Cũng trong buổi sáng ngày hôm nay, anh chị em công nhân trong công ty TNHH MTV S&S Vina đã đến tận trụ sở Phòng LĐ&TBXH TP Bắc Giang gửi đơn khiếu nại đề nghị cơ quan này phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho anh chị em công nhân chúng tôi. Chúng tôi kiên quyết sẽ tranh đấu đến cùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng và công sức của mình".
Trước đó, trả lời PV Dân trí, lãnh đạo Phòng LĐ&TBXH TP Bắc Giang khẳng định đã tiếp nhận thông tin sự việc, đồng thời yêu cầu phía Công ty TNHH MTV S&S Vina phải trả lại tiền thưởng Tết và tiền lương cho công nhân. Quan điểm của Phòng LĐTBXH là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn: Nguyên tắc suy đoán vô tội bị xem nhẹ Sau phiên tòa xét xử 5 công an ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người, dư luận càng bức xúc, vì sao những dấu hiệu ép cung, nhục hình khá rõ trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa được các cơ quan chức năng khởi tố vụ án. Ông Nguyễn Thanh Chấn ngày nhận...