Vụ bắt cóc hơn 50 năm chưa có lời giải
Buổi sáng đẹp trời năm 1966 bỗng trở thành cơn ác mộng của vợ chồng nhà Beaumont khi ba con nhỏ bất ngờ mất tích, không dấu vết.
Gia đình Beaumont có 5 thành viên là Jim, tài xế taxi, cùng vợ Nancy, và ba người con lần lượt là Jane (9 tuổi), Arnna (7 tuổi) và Grant (4 tuổi). Họ sống tại Somerton Park, vùng ngoại ô ven biển của thành phố Adelaide ở nam Australia.
Những dứa trẻ nhà Beaumont: Jane, Grant, and Arnna ( từ trái qua). Ảnh: SA Police.
Ngày 26/1/1966, như thường lệ, Jane đưa hai em ra biển tắm và hứa trở về trước 12h. Ba chị em được mẹ cho tiền đi xe buýt và ăn trưa. Nhưng Nancy không ngờ đó là lần cuối cùng gặp những đứa con thân yêu.
Đến 14h nhưng không thấy bóng dáng lũ trẻ, Nancy gọi chồng đến bãi biển tìm các con nhưng không thấy gì. Jim quay lại đón Nancy, cả hai sau đó cùng đến nhà bạn và vùng ngoại ô lân cận hỏi thăm thông tin với hy vọng các con đi chơi quá xa và bị lạc, nhưng tất cả đều vô vọng.
Sự việc được trình báo đến nhà chức trách. Cảnh sát tổ chức phong tỏa toàn bộ bãi biển và khu vực lân cận, đồng thời cho người giám sát sân bay, đường sắt và đường bộ liên bang để đề phòng trường hợp bắt cóc hoặc buôn người. Tin tức về vụ mất tích nhanh chóng được cả nước biết đến.
Khi một nhân chứng báo rằng đã nhìn thấy và nói chuyện với lũ trẻ ở gần bến du thuyền gần đó, cảnh sát tổ chức rút nước khỏi lòng hồ nhưng không tìm thấy gì. Trong 17 món đồ mà các em được cho là đã mang theo bên mình trước khi biến mất, cảnh sát không tìm thấy bất kỳ món nào trong cả cuộc tìm kiếm. Những đứa trẻ nhà Beaumont được cho là đã bị bắt cóc không để lại bất kỳ dấu vết nào, thậm chí động cơ gây án cũng vẫn là câu hỏi lớn vì gia đình Beaumont không giàu có.
Nhà chức trách mở rộng phạm vi điều tra để tìm manh mối. Tin tức thu thập được từ các cuộc phỏng vấn người dân địa phương được sàng lọc cẩn thận, trong đó lời khai từ một nữ nhân chứng được chú trọng nhiều nhất.
Video đang HOT
Theo đó, khi những đứa trẻ đang chơi trên bãi cỏ gần bãi biển khoảng 11h, cô nhìn tháy có người đàn ông ngoài 30 tuổi đứng từ xa quan sát. Sau đó, người đàn ông lân la đến làm quen và nhập bọn chơi cùng rất vui vẻ, dường như đã quen từ trước. Người đàn ông cao khoảng 1m8, tóc vàng, thân hình gọn, nước da rám nắng. Anh ta mặc đồ bơi hiệu Speedo với chiếc khăn tắm cùng màu xanh. Nhân chứng khẳng định đã thấy anh ta ở cùng bọn trẻ, thậm chí giúp bé gái mặc lại quần áo. Bọn trẻ còn đợi người đàn ông đi thay quần áo rồi mới cùng nhau rời bãi biển.
Hai phụ nữ khác cho biết đã thấy lũ trẻ vào khoảng giữa trưa, chúng đi cùng với người đàn ông có diện mạo tương tự. Tuy nhiên, không đứa trẻ nào tỏ ra sợ hãi hay đề phòng người đàn ông đi cùng.
Tiếp theo, một nhân viên tiệm bánh cho biết vào ngày mất tích, bọn trẻ có đến cửa hàng mua bánh nhân thịt và vài loại bánh ngọt, trong khi lũ trẻ chưa bao giờ mua bánh nhân thịt. Khi nhân viên hỏi, lũ trẻ nói mua “bánh cho người đàn ông”. Ngoài ra, lũ trẻ trả tiền bằng tờ một bảng Anh, trong khi Nancy xác nhận chỉ đưa tiền vài đồng AUD cho các con. Chi tiết này khiến các điều tra viên tin rằng bọn trẻ đã dùng tiền từ người đàn ông đi cùng để mua đồ.
Khoảng 9 tháng sau vụ mất tích, một phụ nữ nói với cảnh sát rằng vào đêm cùng ngày xảy ra sự việc, cô đã nhìn thấy hai bé gái và một bé trai cùng người đàn ông lạ mặt đi vào ngôi nhà trong khu phố. Bé trai sau đó chạy ra ngoài nhưng bị người đàn ông đuổi kịp và bắt trở lại. Những người này rời đi vào sáng hôm sau và không bao giờ còn xuất hiện.
Người phụ nữ này không thể giải thích tại sao chờ trong thời gian dài như vậy mới trình báo. Do biết tin quá muộn, các điều tra viên viên không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về người đàn ông và lũ trẻ trong ngôi nhà.
Trong lúc hướng điều tra của nhà chức trách dường như đi vào ngõ cụt, gia đình bà Nancy phải nhờ đến Gerard Croiset, nhà ngoại cảm người Hà Lan, để tìm kiếm các con. Croiset khảng định thi thể những đứa trẻ được chôn sâu dưới lớp bê tông trong nhà kho gần đó.
Khi được nhờ vả, chủ sở hữu các tòa nhà quanh đó đồng ý để cảnh sát khai quật khu vực nhà kho. Dù được trang bị các dụng cụ khoa học tiên tiến như máy dò sóng radar, cảnh sát vẫn không tìm được gì.
Dựa trên lời khai của các nhân chứng, cảnh sát khoanh vùng được vài nghi phạm. Kẻ bị tình nghi đầu tiên là Harry Phipps, chủ doanh nghiệp địa phương sống trong ngôi nhà chỉ cách bãi biển vài mét. Năm 2013, cậu con trai 15 tuổi của Phipps cho rằng đã nhìn thấy ba đứa trẻ trong sân nhà trước khi chúng biến mất, thậm chí Phipps được xác nhận có đặc điểm nhận dạng và trang phục hoàn toàn trùng khớp với mô tả của người đàn ông lạ mặt. Tuy nhiên, Phipps được loại khỏi diện tình nghi vì anh ta có chứng cứ ngoại phạm chắc chắn, không thể xuất hiện tại hiện trường.
Nghi phạm thứ hai là Bevan Spencer von Einem, đã lãnh án chung thân từ năm 1984 vì giết thanh niên 15 tuổi. Cảnh sát bắt đầu nghi ngờ Bevan có thể liên quan đến vụ mất tích lũ trẻ nhà Beaumont khi kẻ này khai nhận hành vi bắt cóc ba trẻ em trên bãi biển. Bevan nói đã đưa lũ trẻ về nhà để làm thí nghiệm. Một trong ba em chết trong quá trình phẫu thuật nên sát hại tất cả, phi tang xác ở đâu đó về phía nam thành phố Adelaide. Toàn bộ chứng cứ đã tiêu huỷ.
Bevan Spencer von Einem. Ảnh: News.com.au.
Nhưng bất chấp mọi nỗ lực trong việc tìm kiếm chứng cứ buộc tội, cảnh sát vẫn không thu thập đủ bằng chứng để khởi tố. Tuy nhiên, cho đến ngày nay hắn vẫn được coi là kẻ có khả năng gây án nhiều nhất do xu hướng phạm tội với trẻ em.
Trong nỗi đau đớn tuyệt vọng, gia đình nhà Beaumont vẫn nhận được những lá thư nặc danh về sự việc. Hai năm sau vụ mất tích, Nancy nhận được lá thư đề tên cô con gái lớn Jane, trong thư cho biết bị người đàn ông lạ bắt cóc và đưa đến nơi rất xa, nhưng tất cả được chăm sóc chu đáo và hiện vẫn sống hạnh phúc.
Một lá thư khác được cho là của người đàn ông bí ẩn gửi tới, trong thư yêu cầu hai vợ chồng mang tiền chuộc đến địa điểm được báo trước. Tuy nhiên, khi đến nơi hẹn cùng thám tử mặc thường phục, vợ chồng Nancy không gặp được kẻ bắt cóc. Ít lâu sau, họ tiếp tục nhận được thư cho biết vì thám tử xuất hiện nên người đàn ông sẽ giữ các em và không trao trả.
Những lá thư này một thời được tin là thật, nhưng sự phát triển của công nghệ pháp y trong vòng 25 năm sau đã cho thấy tất cả bức thư đơn giản chỉ là trò đùa nhẫn tâm của một số thiếu niên lúc bấy giờ. Do thời hiệu xử lý hình sự đã hết, việc khởi tố vụ án đánh lừa cơ quan điều tra được khép lại.
Vượt lên nỗi đau mất con, gia đình Nancy không bao giờ từ bỏ hy vọng tìm thấy con. Nancy và Jim tiếp tục trợ giúp cuộc điều tra trong nhiều năm và quyết định sống tại ngôi nhà ở Somerton Park với hy vọng rằng phép màu nào đó sẽ đưa ba đứa trẻ quay trở lại.
Sau nhiều năm sống trong nỗi nhớ và đau khổ, Nancy và Jim ly hôn và dọn đi nơi khác. Nancy trước khi chết vào năm 2019 đã luôn tâm niệm hung thủ sẽ được tìm ra vào một ngày không xa.
Hai phóng viên Australia rời Trung Quốc trong đêm
Birtles và Smith, phóng viên hai tờ báo ABC và AFR của Australia, vội vã rời Trung Quốc trong đêm sau khi cảnh sát thẩm vấn họ.
Phóng viên Bill Birtles của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia (ABC) và Michael Smith của Tạp chí Tài chính Australia (AFR) đã rời khỏi Thượng Hải, Trung Quốc hôm 7/9 và về đến Sydney rạng sáng 8/9, ABC đưa tin.
ABC cho biết thêm Birtles, làm việc tại Bắc Kinh và Smith, làm việc tại Thượng Hải, đã ở trong các cơ sở ngoại giao của Australia tại Trung Quốc vài ngày trước khi được phép rời khỏi nước này. Các quan chức ngoại giao Australia đã hộ tống họ ra sân bay Thượng Hải để về nước.
Phóng viên Bill Birtles (trái) và Michael Smith tại sân bay ở Sydney, Australia, sáng 8/9. Ảnh: AP.
Bộ Ngoại giao Australia tuần trước đã cảnh báo Birtles nên rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, hôm 2/9, một ngày trước khi Birtles dự kiến khởi hành, 7 cảnh sát Trung Quốc tới nhà anh lúc nửa đêm và nói anh bị cấm xuất cảnh.
Cảnh sát Trung Quốc cho biết họ muốn thẩm vấn Birtles về một "trường hợp liên quan an ninh quốc gia", khiến anh phải tới trú tại đại sứ quán Australia ở Bắc Kinh. Birtles sau đó bị thẩm vấn vào cuối tuần trước, với sự chứng kiến của các nhà ngoại giao Australia và lệnh cấm xuất cảnh của anh cũng được dỡ bỏ.
AFR cho biết phóng viên Smith của họ cũng bị cảnh sát Trung Quốc tìm tới nhà ở Thượng Hải tối cùng ngày và cả anh cùng Birtles đều bị thẩm vấn liên quan tới trường hợp của Cheng Lei, nhà báo Australia bị bắt ở Trung Quốc từ ngày 14/8.
"Sự việc nhắm vào hai nhà báo, những người đang thực hiện nhiệm vụ đưa tin thông thường, là hành vi vừa đáng tiếc vừa đáng lo ngại và không vì lợi ích của mối quan hệ hợp tác Australia - Trung Quốc", Tổng biên tập AFR Michael Stutchbury và biên tập viên Paul Bailey ra tuyên bố.
Quan hệ Australia - Trung Quốc gần đây suy giảm do nhiều vấn đề như thương mại và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Căng thẳng hai nước tiếp tục gia tăng sau khi Canberra kêu gọi mở điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Quan chức ngoại giao Trung Quốc tại Canberra Wang Xining đã cảnh báo Australia về "bóng đen" phủ lên quan hệ song phương, song bác cáo buộc Bắc Kinh "chèn ép kinh tế" khi nhằm vào một số mặt hàng xuất khẩu Australia.
Phá án nhờ linh cảm của phóng viên điều tra Madalyn Murray OHair là người theo chủ nghĩa vô thần và "bị ghét" nhất nước Mỹ. Bà trở nên "nổi tiếng" khi công khai phản đối những người cầu nguyện tại một trường công lập. Vào một ngày, Madalyn bất ngờ mất tích. Vụ án bế tắc Madalyn cùng con trai John Murray và cháu gái Robin đã đột ngột mất tích cùng...