Vụ bắt bà Mạnh: Ông Tập Cận Bình ‘tiến thoái lưỡng nan’
Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.
Vu băt giư ba Manh Van Châu, Giam đôc Tai chinh (CFO) cua tâp đoan công nghê viên thông Huawei cua Trung Quôc, tai Vancouver tuân trươc (hiện bà Mạnh đã được Tòa án tại Canada cho phép tại ngoại với số tiền bảo lãnh lên tới 7,5 triệu USD), đa đanh dâu bươc leo thang mơi trong cuôc canh tranh “ngôi đâu” giưa Washington va Băc Kinh trong cac linh vưc mơi như tri tuê nhân tao, robot va sinh hoc tông hơp. Trong tâm hiên nay la cac công nghê không dây thê hê 5 (mang 5G), hưa hen biên đôi bô măt cua hê thông kêt nôi ky thuât sô trong nhiêu năm tơi.
My – nươc dân đâu vê công nghê trong thê ky 20 – giơ đang lo ngai răng Trung Quôc săp đuôi kip minh. Washington biêt răng nêu đê mât vai tro lanh đao vê công nghê vao tay Băc Kinh, đông nghia vơi viêc huy hoai vai tro chê ngư toan câu cua My trong thê ky 21. Vi vây, ho đa chon tâp đoan Huawei – đưa “con cưng” cua chinh sach “San xuât tai Trung Quôc 2025″ – lam muc tiêu mơi nhât. Vi Huawei như “con ngưa thanh Troy” phuc vu lơi ich cua Trung Quôc, Washington đa kêu goi cac đông minh – Australia, Canada, Anh va gân đây nhât la Nhât Ban – tham gia môt lênh câm toan câu đôi vơi công ty nay. Vu băt giư “công chua” Huawei Manh Van Châu cung chinh la cuôc “đôt lưa chăn” như thê.
Tuy nhiên, Washington đang phai cân nhăc tac đông cua vu băt giư trên đôi vơi cac “ga không lô” công nghê cua chinh minh, vôn không tach rơi vơi Trung Quôc. Moi nô lưc nhăm căt đưt sư phu thuôc lơn nay chăc chăn se anh hương tơi Băc Kinh, nhưng cung khiên cac công ty My “chiu trân” không nho. Chuyên gia binh luân Jim Cramer cua CNBC cho biêt: “Vu băt giư đông nghia vơi viêc moi công ty công nghê co tru sơ tai My va đang lam ăn tai Trung Quôc, như Apple hay Micron, Intel hay Skyworks, ca Qualcomm va Broadcom… tư đông giam gia tri”.
Vê phân minh, khi Băc Kinh cân nhăc tra đua vu băt giư trên, Chu tich Tâp Cân Binh cung phai đôi măt vơi môt sư “tiên thoai lương nan”. Nêu đap tra manh tay chăc chăn se lam leo thang đôi đâu vơi My, nhưng nêu nhe tay, ông Tâp se bi ngươi dân trong nươc đanh gia la nhu nhươc. Thưc tê la dư luân tai Trung Quôc, cung như cac tuyên bô chinh thưc, đa thê hiên sư tưc giân chông My. Suy nghi My tan nhân ngang chân Trung Quôc đang chiêm đa sô.
Vi không muốn gia tăng đối đầu với Mỹ trong bối c ảnh các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại đang diễn ra, Bắc Kinh đã quyết định ap dung chiên lươc “giêt ga doa khi”, quay ra “gây chiến” với Canada sau vu ba Manh bi băt tai Vancouver.
Vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu Đại sứ Canada tại Bắc Kinh John McCallum để gửi thông điệp “phản đối mạnh mẽ” và chính thức yêu cầu ngay lập tức thả bà Mạnh. Trong khi đó, truyền thông chính thức của Trung Quốc đồng loạt lên án việc Canada bắt giữ bà Mạnh, đồng thời cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng” có thể xảy ra nếu bà không được thả.
Tân Hoa xã và tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đều chỉ trích Canada và cảnh báo sẽ có hành động đáp trả Ottawa nếu bà này không được trả tự do. Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 9/12 có đoạn: “Nếu Canada định lấy lòng Mỹ bằng cách đối xử không công bằng với bà Mạnh, điều này không phục vụ cho lợi ích quốc gia của Canada”. Báo trên cảnh báo lợi ích của Canada chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu quan hệ Trung Quốc-Canada có nguy cơ trở nên căng thẳng.
Video đang HOT
David Mulroney, cưu Đai sư Canada tai Trung Quôc, nhân đinh Trung Quôc muôn “giai quyêt” vơi cac đôi thu không ngang tâm (Canada) đê “lam gương” cho môt ngươi chơi lơn hơn (la My). Lơi canh bao la: “Hay nhin nhưng gi chung tôi lam vơi môt đât nươc như Canada”. Tuy nhiên, cưu Đai sư cung cho biêt thêm răng Trung Quôc thương tim cach đe doa cac nươc khac đê co đươc cai ma ho muôn trong khi không cân phai thưc hiên nhưng đe doa đo. Trên thưc tê, Bô trương Đa dang hoa thương mai quôc tê cua Canada, ông Jim Carr cho biêt vẫn chưa co thông bao nao tư phia Trung Quôc vê viêc cac “hâu qua” ma ho canh bao se như thê nao.
Khách quan mà nói, Canada không có nhiều lựa chọn ngoài việc làm theo yêu cầu của giới chức Mỹ, bắt giữ bà Mạnh khi ba qua canh ơ sân bay Vancouver. Ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của Ottawa là ngăn chặn nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ Canada. Phat biêu tai Toronto, Ngoai trương Canada Chrystia Freeland khăng đinh viêc băt giư ba Manh không hê co đông cơ chinh tri, đông thơi cho biêt viêc nay la vi Canada phai “thưc hiên cac nghia vu quôc tê” cua minh.
Canada hiện đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến giành vị trí chi phối toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc, và nước này đang “mắc kẹt” ở giữa thương chiên Trung – My.
Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Trước đây, Huawei từng bị cáo buộc – giống như nhiều công ty Trung Quốc khác – là sao chép công nghệ do phương Tây phát triển rồi sau đó qua mặt các đối thủ nhờ khả năng cạnh tranh về giá thành. Tuy nhiên, Huawei hiện chi mạnh tay hơn so với nhiều tập đoàn hùng mạnh khác trên thế giới trong việc nghiên cứu và phát triển. Huawei từng vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính nhờ một thị trường nội địa rất mạnh tại Trung Quốc. Và thị trường ây có thể sẽ lại một lần nữa phát huy tác dụng nếu Huawei tiêp tuc mất các hợp đồng ở thị trường phương Tây./.
Diêu An
Theo Vietnamnet
"Thanh củi" Huawei hâm nóng lò lửa Mỹ - Trung
Việc Canada, theo yêu cầu của Mỹ, bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei sẽ tiếp tục thổi bùng căng thẳng và đẩy cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh sang một giai đoạn khốc liệt hơn.
Ngày 1/12, khi vừa đặt chân xuống máy bay từ Hongkong tới Vancouver, Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu đã ngay lập tức bị cảnh sát Canada bắt giữ theo yêu cầu từ phía chức trách Mỹ, song sau đó được cho tại ngoại và chờ ngày dẫn độ về xứ cờ hoa.
Nước cờ cao tay
Đáng chú ý, bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ chỉ vài giờ trước khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại Thượng đỉnh G20 với kết quả là "lệnh hưu chiến" 90 ngày trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận được thông tin, song ông đã không nêu vấn đề tại cuộc gặp nhằm tránh phức tạp. Trong khi đó, ông Trump lại khẳng định "không hề biết" về vụ việc, dù lệnh bắt bà Mạnh đã được "quyết" từ tháng Tám.
Thêm vào đó, việc lựa chọn địa điểm bắt giữ cũng thể hiện toan tính rõ ràng của nhà chức trách Mỹ. Việc yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh đã đẩy Ottawa vào thế buộc phải theo Washington. Kể từ khi nắm quyền, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có nhiều động thái cải thiện và mở rộng quan hệ kinh tế Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi thỏa thuận thương mại ký với Washington và Mexico City còn chưa ngã ngũ, Ottawa không muốn mạo hiểm và đã ngả theo Mỹ.
Huawei đang trở thành nạn nhân trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. (Nguồn: CGTN)
Ngay lập tức, Canada đã phải ăn quả đắng khi cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig, hiện là cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á của nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), vừa bị bắt giữ mà không rõ lý do tại Trung Quốc cùng thời điểm bà Mạnh bị xét xử. Đó là chưa kể đến hàng loạt trừng phạt kinh tế mà Bắc Kinh có thể dành cho Ottawa. Trót theo Mỹ trong vụ Huawei này, chắc chắn Canada còn phải điều chỉnh nhiều trong quan hệ với Trung Quốc. Và qua sự việc này, manh nha thấy được ý đồ của Mỹ muốn kéo cả một mặt trận đồng minh chống lại Trung Quốc.
Thực ra, cáo buộc bà Mạnh làm ăn với Iran chỉ là cái cớ để Mỹ "ra tay". Việc Tập đoàn Huawei nắm công ty Skycom của Hongkong (Trung Quốc) để bán máy tính Mỹ cho Iran đã dừng lại từ năm 2014 và lẽ ra Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới có thẩm quyền phán xét vụ việc.
Toan tính của Washington
Vậy tại sao Mỹ lại "ra đòn" và đi xa như thế chỉ để bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu? Trước tiên, có thể thấy ngay đây là phương cách thể hiện sức mạnh của Washington. Bắt giữ một lãnh đạo chóp bu của Huawei, lại là ái nữ của Chủ tịch một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới chứa đựng lời cảnh báo nghiêm túc tới giới doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc tiến hành nhiều hoạt động xâm hại tới lợi ích thương mại của Mỹ.
Quan trọng hơn, đặt trong bối cảnh đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, đây được coi là một "ngón đòn" gây sức ép trên bàn thương thảo.
Ngày 11/12, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ S. Mnuchin và Đại sứ Thương mại Mỹ R. Lighthizer đã thảo luận qua điện thoại và nhất trí đàm phán thương mại sẽ sớm được triển khai.
Lợi ích quan trọng nhất mà Washington theo đuổi là yêu cầu Bắc Kinh ngay lập tức dừng mọi hoạt động gián điệp kinh tế, ăn cắp công nghệ hay bắt buộc các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền được hoạt động tại thị trường tỷ dân. Sự vượt trội về khoa học công nghệ đã khiến Mỹ vượt trội với phần còn lại của thế giới và Trung Quốc đang cố gắng thay đổi điều này. Song giờ đây, khi mà giới thức tại Washington nắm giữ "lá bài" Mạnh Vãn Chu, mọi chuyện có thể sẽ khác.
Khi Bắc Kinh phản đòn
Nước đi táo bạo của Washington đã khiến Bắc Kinh bất ngờ và đẩy nước này vào tình thế buộc phải phản đòn, song thi triển ra sao vẫn là điều mà Trung Quốc, cái nôi sản sinh ra nhiều môn phái võ thuật nhất thế giới, vẫn đang loay hoay tìm kiếm.
Đầu tiên, Trung Quốc buộc phải có hành động cứng rắn nhằm giữ thể diện quốc gia, khi Mỹ bắt giữ công dân, lại là lãnh đạo tập đoàn. Khôi phục tự do cho bà Mạnh là ưu tiên trước mắt của Bắc Kinh, nhằm vãn hồi niềm tin của giới doanh nhân nước này trong việc chinh phục thị trường thế giới.
Huawei là tập đoàn viễn thông lớn nhất và nhà thầu thiết bị viễn thông chính cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Nếu không giải quyết ổn thỏa, vụ bắt giữ bà Mạnh sẽ giáng đòn chí mạng vào tập đoàn này, làm suy yếu ảnh hưởng Trung Quốc nói chung và năng lực quân sự của PLA nói riêng. Vụ việc tập đoàn ZTE suýt đứng trước bờ vực phá sản cách đây mấy tháng sau khi nhận các đòn trừng phạt là ví dụ nhãn tiền mà Bắc Kinh không muốn lặp lại.
Tuy nhiên, "điệp vụ giải cứu binh nhì Ryan" phiên bản Trung Quốc cần được thực hiện khéo léo nhằm bảo toàn thỏa thuận miệng vừa được thiết lập ngày 1/12 giữa ông Tập và ông Trump không trở thành "lời nói gió bay". Hai bên chỉ có ba tháng thương thảo và nhất cử nhất động cần được Trung Quốc tính kỹ lưỡng.
Một trong số đó là phản ứng của Bắc Kinh trước việc Mỹ sẽ đưa điều khoản chống gián điệp kinh tế, đánh cắp công nghệ hay buộc chuyển giao công nghệ vào trong thỏa thuận thương mại sắp tới. Điều này có thể tác động lớn tới tốc độ phát triển của Trung Quốc và khiến mục tiêu "Made in China 2025" mà Chủ tịch Tập Cận Bình đặt rất nhiều kỳ vọng, trở nên xa vời.
Có lẽ, điều mà Bắc Kinh nên làm ở thời điểm hiện tại là "kỳ kèo bớt một, thêm hai" với Washington, để trả một cái giá "dễ chịu nhất" cho tự do của bà Mạnh Vãn Chu. Nhưng với một nhà tài phiệt đang là ông chủ của Nhà Trắng, cái giá phải trả chắc hẳn sẽ không hề rẻ.
Minh Vương
Theo Thegioi&VietNam
Tòa án Canada vẫn chưa đưa ra phán quyết về "số phận" của CFO Huawei Cách đây ít phút, Tòa án tỉnh British Columbia, Canada đã quyết định ngừng phiên tranh luận về việc có cho phép bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei được bảo lãnh tại ngoại hay không. Bức phác thảo của tòa về phiên xét xử bà Mạnh Vãn Chu (phải), Giám đốc Tài...