Vụ bảo mẫu đánh chết bé 18 tháng tuổi: Xác định trách nhiệm để xử lý
Trao đổi với PV báo chí bên lề Quốc hội về vụ việc bảo mẫu đánh chết trẻ 18 tháng tuổi tại TP.HCM, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói: “Tôi đã nhận được thông tin về vụ việc này. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nên chưa thể nói được gì nhiều”.
- Phản ứng của bà thế nào khi nhận thông tin đau lòng này?
- Không thể lường hết được chuyện như vậy. Người vi phạm bị xử lý trong trường hợp này thì đương nhiên rồi. Vấn đề đau lòng nhất là một đứa trẻ bị chết quá oan nghiệt. Điều đó cảnh tỉnh những người lãnh đạo, quản lý cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác trông giữ trẻ ở các khu công nghiệp để chấn chỉnh kịp thời.
Giải pháp cốt lõi vẫn là phải có được những cơ sở giữ trẻ ở các khu công nghiệp, với đầy đủ các tiêu chí, giúp người lao động yên tâm gửi con. Cần phải đảm bảo sự an lành cho cuộc sống của người dân lao động.
- Thi thoảng lại xảy ra vụ việc đau lòng tại nhà giữ trẻ của con em công nhân, TP đã chỉ đạo vấn đề này như thế nào?
- Chúng tôi đã có chỉ đạo tất cả các khu chế xuất, khu công nghiệp phải có nhà nuôi dạy trẻ cho con em công nhân. Vì công nhân phải đi làm theo ca nên các cơ sở chỉ nhận giữ theo giờ hành chính thì công nhân không gửi được. Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo về vấn đề này, trong đó yêu cầu phải xem xét, phối hợp để có những cơ sở giữ trẻ ngoài giờ. Có thể giữ trẻ sớm hơn hoặc muộn hơn để công nhân có thể gửi được con. Tuy nhiên, chỉ đạo này chưa được thực hiện nghiêm túc, còn nhiều thiếu sót nên bây giờ phải khắc phục. Chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh để giải quyết vấn đề này.
Video đang HOT
- Dư luận đang muốn làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý khi để xảy ra vụ việc?
- Ở đây, trách nhiệm trước hết thuộc về các cấp lãnh đạo khi để xảy ra tình trạng đau lòng như thế. Thứ hai, phải xem xét công tác kiểm tra của các địa phương đối với những cơ sở giữ trẻ ngoài công lập. TP đã có nhiều công văn chỉ đạo nhưng thực tế quản lý rõ ràng còn rất lỏng lẻo đối với những cơ sở giữ trẻ, đặc biệt là việc giữ trẻ tại gia đình.
- TP đã có chỉ đạo rồi mà cấp dưới thực hiện không tới nơi tới chốn, vậy sẽ phải xử lý như thế nào?
- Ở đây, trách nhiệm thuộc về các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền chứ không riêng ở cấp ủy nào. Các quận, huyện có đông công nhân giờ phải rà soát lại các cơ sở nuôi dạy trẻ tại các khu công nghiệp. HĐND TP đã rà soát, giám sát rồi song tất nhiên không thể chấm dứt ngay được tình trạng gửi con em họ cho các gia đình. Đó là nhu cầu của người ta.
Cùng với đó, phải xem xét lại một loạt nguyên nhân, từ đó sẽ xác định trách nhiệm. Nếu cần xử lý thì phải xử lý, cần chấn chỉnh thì phải kịp thời chấn chỉnh ngay.
Theo ANTD
Tấm lòng bao dung của người cha có con bị "bảo mẫu" đánh chết
Dù nỗi đau mất con của vợ chồng anh Đức vẫn chưa nguôi nhưng đôi vợ chồng này không thể trút nỗi căm giận lên "bảo mẫu" đánh chết con mình vì tiếng khóc trẻ thơ của con hung thủ vang lên mỗi đêm thiếu hơi mẹ.
Vợ chồng anh Đức không muốn làm đơn kiện vì thương đứa con nhỏ của "bảo mẫu" Nhờ hàng đêm vẫn khóc đòi mẹ
Cùng làm cha làm mẹ, cùng nuôi con thơ và ấp ủ con trong vòng tay yêu thương nên khi nghe tiếng khóc vang lên trong đêm của con trai "bảo mẫu" Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, quê Cần Thơ), vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) và anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định) lại động lòng trắc ẩn, mọi nỗi oán hận gần như tan biến.
Hơn 10 ngày kể từ khi con trai Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) bị Nhờ đánh đến chết, với vợ chồng anh Đức, nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn. Anh Đức cho biết, kể từ khi xảy ra sự việc đau lòng, anh không còn muốn về phòng trọ vì sợ phải đi qua con đường đó, sợ phải đối mặt với những điều gắn bó khi gia đình còn nguyên vẹn, ấm cúng. "Mỗi khi đặt chân vào cửa tôi lại thấy như cháu đang chạy nhảy khắp nhà. Sau khi cháu mất tôi phải gom hết đồ chơi của cháu lại mang đi đốt bởi mỗi lần nhìn thấy vợ tôi lại khóc" - anh Đức tâm sự.
"Nhiều khi đang ngủ mà tôi giật mình choàng tỉnh nghĩ là chưa đón con, đến khi trấn tĩnh lại mới biết là con mình còn đâu nữa mà đón", người cha trẻ tuổi vừa nói vừa gạt nước mắt.
Con trai của "bảo mẫu" Nhờ ban ngày chịu chơi, nhưng có đêm xuống là khóc đòi mẹ
Đau khổ là vậy, thương con là vậy nhưng anh Đức cho biết sẽ không làm đơn kiện Hồ Ngọc Nhờ. "Tôi sợ nếu mình gửi đơn lên công an họ sẽ làm mạnh, từ đó Nhờ không còn được về với đứa con nhỏ ở nhà, dù mỗi lần nghĩ lại những gì con mình phải chịu đựng tôi vẫn giận run người. Nhưng nhìn đứa con của Nhờ lủi thủi một mình nghịch đất cát ở đường, đêm thì khóc đòi mẹ, tôi không nỡ" - anh Đức chia sẻ.
Không chỉ không viết đơn kiện mà ngay cả chuyện yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, anh Đức cũng không màng đến, dù cuộc sống hiện tại của vợ chồng anh Đức rất khó khăn. Toàn bộ chi phí lo mai táng cho con trai, vợ chồng anh Đức đều phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Người cha nhân từ tâm sự: "Nhà họ khổ quá rồi, bây giờ tiền ăn còn không có thì nói gì đến chuyện bồi thường. Họ có bồi thường thì cũng phải đi vay mượn, như vậy tội nghiệp lắm. Thôi coi như con mình có cái số, cái duyên tới đó, bây giờ tôi chỉ muốn cháu bình an ở thế giới bên kia".
Thậm chí, chứng kiến cuộc sống cơ cực của cháu bé con "bảo mẫu" Nhờ, anh Đức còn mang cho cháu số sữa mà con trai mình chưa uống.
"Bảo mẫu" Nhờ tại cơ quan công an
Liên quan đến hành vi phạm tội của Hồ Ngọc Nhờ, Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng văn phòng luật sư Luật Tín Nghĩa, đoàn luật sư TPHCM - nhìn nhận, hành vi của Nhờ vi phạm Điều 104 Bộ luật Hình sự, gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người, bị phạt tù 5 năm đến 15 năm. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan thẩm quyền xác định được chị Nhờ cố ý giết cháu bé để không làm phiền, hoặc vì mục đích trả thù hoặc vì động cơ nào khác... thì có thể phạm tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự) mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (theo Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự). Do đó, đối với trường hợp của Nhờ, nếu xét thấy đang có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, có nơi cư trú rõ ràng và không bỏ trốn thì có thể cho tại ngoại để điều tra.
Trung Kiên
Theo Dantri
Con của bảo mẫu đánh chết trẻ khóc thét gọi mẹ trong giấc ngủ Hơn 10 ngày kể từ khi mẹ bị bắt về tội "giết người", cháu bé mới được gặp lại mẹ trong chốc lát. Chưa thỏa nỗi nhớ, mẹ lại phải về trại giam, cháu bé khóc thét gọi "mẹ ơi" khiến ai cũng xót xa... Chiều tối ngày 26/11, PV Dân trí trở lại xóm trọ nghèo ở khu phố 6, phường Linh...