Vụ bảo mẫu bạo hành trẻ ở SG: “Tôi không ngờ gửi con nhầm cho ác mẫu”
Sau khi biết thông tin về chủ cơ sở mầm non và bảo mẫu có hành vi bạo hành trẻ, nhiều phụ huynh đã tìm đến đòi “xử”.
Cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh nơi bảo mẫu bạo hành với các trẻ
Chiều 26.11, Công an quận 12, TP.HCM cùng lực lượng chức năng đến cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh (khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12) để làm việc về hành vi bạo hành của chủ cơ sở và các bảo mẫu với hàng chục bé được gửi tại đây.
Cơ quan chức năng sau khi làm việc đã quyết định đình chỉ cơ sở giữ trẻ này. Bà Linh – chủ cơ sở giữ trẻ Mầm Xanh cũng được công an đưa về trụ sở làm rõ.
Có mặt trước khu vực điểm giữ trẻ Mầm Xanh, nhiều phụ huynh có con, em bị bảo mẫu và chủ cơ sở giữ trẻ bạo hành rất bức xúc. Nhiều người ôm con trên tay khóc tức tưởi, số khác đập cửa, đòi gặp chủ cơ sở này để nói chuyện.
“Sau khi xem clip báo chí đăng tải tôi giận run cả người. Họ làm bảo mẫu mà đánh trẻ như đấu vật vậy. Giờ nếu gặp những người này tôi sẽ tát vào mặt họ xem họ có đau không mà sao hành hạ tụi nhỏ như vậy”, một phụ huynh có gửi con tại cơ sở Mầm Xanh nói trong nước mắt.
Chị Lê Thị Xinh (25 tuổi) nước mắt lưng tròng và cho biết không ngờ gửi con trai mình cho các “ác mẫu”. Theo chị Xinh, do hai vợ chồng làm công nhân may, không có thời gian nên gửi con trai vào cơ sở Mầm Xanh với số tiền mỗi tháng hơn 1,2 triệu đồng.
“Mỗi sáng đưa con đến lớp cháu nó khóc gào và nhất quyết không chịu vào. Giờ tôi biết lý do vì sao con trai không dám vào lớp. Tôi không nghĩ các bảo mẫu lại ác, đánh trẻ như “đấu võ” như vậy. Mỗi lúc đón trẻ, các bảo mẫu đều niềm nở, cười đùa. Ai ngờ, sự thật quá đau lòng”, chị Xinh nói.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Xinh người có con bị bảo mẫu bạo hành bức xúc
“Sao họ lại ác dữ. Bà Linh chủ điểm giữ trẻ là người cầm dao dọa con tôi. Gia đình tôi đâu có đối xử tệ với họ, lễ tết chúng tôi còn đến biếu quà, vậy mà…”, chị Nguyễn Thị Bảo Hiền, người có con trai bị chủ cơ sở cầm dao dọa nói trong bức xúc.
Theo chị Hiền, thỉnh thoảng về đến nhà chị phát hiện con trai có nhiều vết bầm trên người và nghĩ rằng do các bạn trong lớp nghịch ngợm hoặc đùa với nhau nên bị ngã. “Có thể mỗi lần con bị bầm chân và than đau là do các bảo mẫu tại đây bạo hành. Mỗi lần nhắc đến các cô trong lớp là con tôi nó sợ dữ lắm”, chị Hiền nói.
Nhà gần điểm giữ trẻ, chị Lê Thị Hồng Thủy cho biết đã từng gửi con tại cơ sở Mầm Xanh hơn 10 tháng. Tuy nhiên, sau đó phát hiện con bầm tím trên người và con nói bị các bảo mẫu đánh nên chị dừng gửi con tại đây 2 tháng nay.
“Bà ta làm thế xưa nay rồi. Cơ sở này cũng không có camera nên nhiều phụ huynh không theo dõi được”, chị Thuỷ kể.
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 cho biết ngay khi nhận được thông tin, Trưởng công an quận đã trực tiếp xuống hiện trường để củng cố hồ sơ. Các đối tượng liên quan đến sự việc cũng bị triệu tập để làm rõ hành vi.
“Quan điểm của quận là xử lý tới nơi tới chốn và sẽ thực hiện ngay”, ông Hiếu nói.
Chủ tịch UBND quận 12 chia sẻ sau khi xem clip bạo hành trẻ tại điểm giữ trẻ này, bản thân ông bức xúc tới mức “không nói được” bởi sự việc còn dã man hơn những lần trước đó.
Ngày 26.11, báo Tuổi Trẻ có bài điều tra phản ánh nhiều trẻ từ 3-5 tuổi tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bị chủ cơ sở và hai bảo mẫu tại đây bạo hành.
Theo clip điều tra, sáng sớm, sau khi nhận trẻ, bà Linh (chủ cơ sở) đưa vào nhà cho “ăn sáng” bằng những trận đòn khiến trẻ khóc gào. Ngoài ra, trong lúc cho các trẻ ăn, các bảo mẫu tại đây liên tục dùng muỗng múc canh đánh vào đầu và người.
Theo clip, một bé gái vì dám rời khỏi hàng đã bị bà chủ cơ sở giữ trẻ dùng bình nhớt đánh tới tấp vào đầu. Những bé khóc thì bị ăn tát như “trời giáng”.Thậm chí, trong giờ ngủ một bé trai bị bảo mẫu ném vào góc tường, đạp vào bụng.
Theo Danviet
Cục Trẻ em lên tiếng vụ bảo mẫu bạo hành trẻ ở SG
Vụ hàng chục trẻ em ở trường Mầm Xanh (TP.HCM) bị 3 cô giáo đạp, tát, đánh bằng mọi vật dụng trong nhà, thậm chí cả dao, đang khiến dư luận phẫn uất. Trao đổi với Dân Việt, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) khẳng định, cần phải có các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành.
Thưa ông, với vụ việc trẻ bị hành hạ dã man ở trường mầm non Mầm Xanh thì các biện pháp cần phải xử lý khẩn cấp là gì?
- Theo tôi, ngay lúc này tất cả các biện pháp xử lý cần chú ý vào hai góc độ. Góc độ thứ nhất phải ưu tiên quan tâm đến chăm sóc, bảo vệ nạn nhân. Với vụ việc bạo hành ở trường Mầm Xanh, Cục Trẻ em đã có kết nối với ngành giáo dục và được biết đơn vị này đã ngay lập tức đóng cửa trường và cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Tôi đã đề nghị ngành giáo dục phối hợp với Sở LĐTBXH chuyển các em tới đơn vị giáo dục khác và thực hiện chăm sóc đặc biệt như khám sàng lọc tâm lý để có phương án chăm sóc cụ thể.
Rất nhiều phụ huynh và người dân kéo tới trường Mầm Xanh phản ứng vụ bạo hành trẻ em nghiệm trọng tại đây (Ảnh: Trương Nhân)
Hiện nay các cơ quan công an, thực thi luật đã vào cuộc khá nhanh, với trách nhiệm cao nhất để điều tra và xử lý. Tại Hà Nội, Tổng đài chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng đã ngay lập tức liên hệ để hỗ trợ, hướng dẫn quy trình xử lý, cũng như biện pháp hỗ trợ. Rõ ràng, sự phối hợp của các cơ quan pháp luật, cơ quan có trách nhiệm xã hội đã tốt hơn.
Ngoài vụ bạo hành trẻ em như ở trường Mầm Xanh, gần đây rất nhiều vụ trẻ bị hành hạ dã man như vụ bảo mẫu tung hứng trẻ hơn 1 tháng tuổi ở Hà Nam, vụ bố mẹ bạo hành trẻ 7 tuổi Kiên Giang... Nguyên nhân vì sao các vụ bạo hành ngày càng gia tăng cả số lượng lẫn mức độ, thưa ông?
- Không hẳn là các vụ bạo lực gia tăng về số lượng và mức độ, có chăng là gần đây các vụ bạo hành, xâm hại được phát giác và tố cáo nhiều hơn. Thêm vào đó, việc tiếp nhận xử lý kịp thời các vụ tố giác đã bước đầu tạo niềm tin cho người dân. Theo dự đoán của chúng tôi, thời gian tới những vụ tố giác việc bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ còn tăng lên. Hiện nay Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và 1800157 được duy trì song hành đang tiếp nhận nhiều hơn các cuộc gọi.
Luật đã quy định rõ trách nhiệm của chính quyền, địa phương nhưng qua các vụ bạo hành điển hình ở trên thì thấy vai trò chính quyền địa phương còn khá yếu. Liệu có sự tắc trách nào ở đây?
- Trước hết nói về vụ việc cha đẻ, có thể là cả mẹ kế nữa bạo hành bé gái 7 tuổi ở Châu Thành, Kiên Giang thì thông tin mà Cục Trẻ em cập nhật được tới 5h chiều qua (ngày 26.11) chính quyền địa phương đã rất tích cực trong việc triển khai đúng Luật trẻ em và Nghị định 56 xử lý cách ly trẻ khỏi người chăm sóc. Tuy nhiên, đây là vụ việc bạo lực diễn ra trong gia đình, thuộc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nên sẽ có những yếu tố phức tạp. Ngoài những vấn đề được quy định có yếu tố thực thi pháp luật thì cũng có những yếu tố mang tính chất tình cảm.
Đặc biệt là yếu tố tâm lý tình cảm của đối tượng bị xâm hại, khi trẻ bị xâm hại thường bị hoảng loạn cho nên ngoài biện pháp can thiệp theo quy định pháp luật thì còn cần căn cứ vào tâm lý của trẻ và thời gian để xử lý. Nguyên tắc, can thiệp bảo vệ với những trẻ bị bạo hành, đặc biệt với những trẻ em bị bạo hành nặng nề như ở Châu Thành, Kiên Giang thì phải lấy lợi ích tốt nhất cho trẻ làm đầu. Việc tách trẻ ra khỏi gia đình phải tuỳ thuộc vào diễn biến tâm lý, cũng như sự đánh giá về mức độ bạo hành về cả thể chất, tinh thần của trẻ.
Tin liên quanBạo hành trẻ mầm non ở Sài Gòn: Dư luận đòi xử phạt nghiêm cô giáo
Có ý kiến cho rằng việc xử lý của chúng ta còn quá nhẹ với cá nhân gây bạo hành, xâm phạm trẻ em nên bạo lực với trẻ em ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Theo ông có nên tăng nặng xử phạt đối với những tội phạm xâm hại trẻ em?
- Với những vụ việc mà nhà báo vừa nêu, Cục Trẻ em cũng đã nắm bắt thông tin, chỉ đạo hỗ trợ xử lý. Tất cả những vụ việc trên đều đã được cơ quan pháp luật đã vào cuộc. Chắc chắn với những hành vi bạo lực nghiêm trọng trong các vụ việc bạo hành như trên đều sẽ bị xử lý hình sự. Theo Luật Hình sự, những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đều bị xử lý nghiêm và tăng nặng nếu có các tình tiết nghiêm trọng, xâm hại nhiều trẻ. Xâm hại trẻ em càng nhỏ tuổi hơn thì càng cần phải xử lý nghiêm hơn. Việc xử lý thế nào, sẽ căn cứ cụ thể vào hành vi và mức độ gây bạo lực.
Xin cảm ơn ông!
"Hiện nay Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật cũng đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan, trách nhiệm của các cấp, cấp cơ sở. Theo đó, trách nhiệm các xã phường phải triển khai ngay lập tức các biện pháp can thiệp. Gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em. Thủ tướng cũng đã có yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về tất cả sự chậm chễ, không xử lý với các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em. Ví dụ dụ tách trẻ em ra khỏi người nghi xâm hại, bạo lực cho trẻ. Hoặc chuyển trẻ tới cơ sở chăm sóc y tế, thể chất, tâm thần để kịp thời điều trị sang chấn, phục hồi tốt nhất cho trẻ".
Ông Đặng Hoa Nam
Theo Danviet
Vụ bảo mẫu bạo hành trẻ dã man: Chủ trường mầm non khai lý do không ngờ Tại cơ quan công an, chủ trường mầm non khai lý do việc cùng các bảo mẫu khác đánh đập trẻ được gửi tại đây. Bà Phạm Thị Mỹ Linh chủ trường mầm non Mầm Xanh khai lý do đánh, đập trẻ là để "dạy dỗ" Liên quan đến vụ bạo hành trẻ tại trường mầm non tư thục Mầm Xanh (khu phố...