Vụ bắn tỉa kinh hoàng trên tháp chuông Texas 1966
Quá quen với các vụ giết người, xả súng hàng loạt nhưng người Mỹ vẫn không khỏi bàng hoàng trước thảm án Charles Whitman gây ra vào ngày 1/8/1966.
Trong suốt 96 phút, hắn đứng trên tháp chuông Texas cao 21 m thoải mái lựa chọn nạn nhân để bắn mà không bị ai cản trở. 50 người trúng đạn, 17 người chết.
Charles Whitman xuất thân từ một gia đình giàu có, tiếng tăm ở thành phố Lake Worth, bang Florida. Tuy nhiên, vẻ ngoài hào nhoáng của gia đình Whitman chỉ là lớp vỏ che giấu những bất ổn bên trong.
Charles Whitman.
Bố Whitman là ông C. A. Whitman, là một người đàn ông tự lập, từ một thợ sửa ống nước bình thường, ông đã vươn lên đỉnh cao trong nghề nghiệp rồi bước chân vào xã hội thượng lưu. Ông không cho phép bất kỳ ai trong số ba cậu con trai của mình được phép yếu đuối và ông quản lý gia đình một cách độc đoán.
Video đang HOT
Ông là một người chồng bạo lực, đánh vợ nhiều lần dù miệng luôn nói là yêu vợ. C.A. Whitman thừa nhận: “Tính khí của tôi rất kinh khủng nhưng vợ tôi cũng cứng đầu khủng khiếp. Vì sự nóng tính của tôi mà tôi đã đánh cô ấy”. Đối với ba cậu con trai, ông cũng dành cho chúng kỷ luật khắc nghiệt không kém. Thắt lưng, vợt, nắm đấm… là những thứ ông dùng để bảo đảm ba cậu con trai tuân theo quy tắc và đạt được kỳ vọng của bố.
Về mặt vật chất, C. A. Whitman chu cấp cho vợ con không thiếu thứ gì. Vợ chồng họ thường lái những chiếc ô tô đời mới nhất. Ba cậu con trai ai cũng có súng lục, xe máy và những món quà khác mà ông bố thấy phù hợp rồi sắm cho con. Nhà của họ đẹp nhất khu, có đủ mọi tiện ích và một bể bơi. Tuy nhiên, cuộc sống xa hoa không giúp xóa bỏ những vấn đề mà gia đình Whitman gặp phải.
Gia đình của Charles.
Tháng 6/1959, ngay trước sinh nhật lần 18 của Charles Whitman, căng thẳng giữa hắn và ông bố lên đến đỉnh điểm. Hôm đó, Charles về nhà muộn sau một tối say xỉn với bạn bè và bị bố đánh, rồi quẳng xuống bể bơi khiến hắn suýt chết đuối. Vài ngày sau, Charles tức giận nộp đơn nhập ngũ vào Hải quân Mỹ. Hắn rời nhà để tham gia khóa huấn luyện cơ bản vào ngày 6/7/1959.
Một phần nhiệm vụ đầu tiên của Charles trong Hải quân là ở căn cứ Guantanamo của Mỹ ở Cuba. Hắn làm việc chăm chỉ để trở thành một lính thủy đánh bộ giỏi, phục tùng mệnh lệnh một cách nghiêm túc và học miệt mài cho các kỳ thi. Charles đã giành được nhiều loại huy chương trong Hải quân. Đặc biệt, trong kì thi bắn súng, hắn đạt tới 215 trên tổng số 250 điểm. Charles rất giỏi bắn nhanh từ khoảng cách xa và dường như bắn chính xác hơn nếu mục tiêu đang di chuyển. Đại úy Joseph Stanton, Phó Chỉ huy sư đoàn Hải quân số 2, nhớ lại: “Anh ta là một lính thủy đánh bộ giỏi. Tôi ấn tượng với anh ta. Tôi đã nghĩ chắc chắn anh ta sẽ là một công dân tốt”.
Việc trở thành một lính thủy đánh bộ giỏi nhất theo khả năng của mình là một điều quan trọng với Charles. Sau chừng ấy năm sống trong sự khắc nghiệt của người bố, anh ta rất muốn chứng tỏ bản thân với tư cách là một người đàn ông. Mọi cơ hội thăng tiến đều là cơ hội để anh ta tách dần ra khỏi môi trường sinh trưởng tàn ác của mình.
Charles tham gia kỳ thi trong Chương trình Giáo dục Khoa học Hải quân và được cấp học bổng tại Đại học Texas ở Austin ngày 15/9/1961. Sau nhiều năm sống trong môi trường kỷ luật thép ở nhà và Hải quân, Charles đột nhiên được tự do sử dụng thời gian theo ý muốn của mình. Nhưng cũng gần như ngay lập tức, hắn ta vướng vào rắc rối. Charles và một số bạn bè bị bắt vì săn hươu trái phép. Ngoài nợ nần cờ bạc chất đống, điểm số của Charles ở trường đại học cũng không mấy ấn tượng. Mặc dù Charles có tiến bộ đôi chút sau khi kết hôn với cô bạn gái Kathy Leissner hồi tháng 8/1962 nhưng Hải quân không tha thứ cho cách hành xử cũ của hắn ta. Học bổng của Charles bị rút lại và hắn ta quay trở về làm nhiệm vụ vào tháng 2/1963.
Charles đồn trú ở trại Lejeune ở Bắc Carolina. Sau một năm rưỡi dự to, hắn thấy kỷ luật và cơ cấu của cuộc đời binh nghiệp ngột ngạt. Vợ Charles quay về Texas để học nốt chương trình. Charles lại sống một mình. Hắn cố gắng thi lấy lại học bổng nhưng bị trượt. Sau khi được thông báo rằng thời gian ở Austin không được tính là thời gian tòng quân chủ động, Charles bất mãn với Hải quân và thể hiện qua hành động.
Tháng11/1963, Charles bị xử tại tòa án quân sự vì đánh bạc, cho vay nặng lãi và sở hữu súng lục phi quân sự trái phép. Hắn ta đã dọa một bạn đồng ngũ vì người này không trả lại 30 USD đã vay và 50 xu tiền lãi. Charles bị kết án tù giam 30 ngày và 90 ngày lao động khổ sai, đồng thời cũng bị giáng chức xuống thành binh nhì. Quá chán nản, Charles tìm cách thoát khỏi Hải quân và hắn quay sang bố nhờ giúp đỡ. Ông C.A. Whitman đã móc nối với các mối quan hệ để giảm một năm thời gian tòng quân của Charles. Tháng 12/1964, Charles được xuất ngũ.
Theo Kiến Thức
Thách bơi "hồ tử thần", thiếu niên 16 tuổi mất tích
- Sơn cùng bạn thách đồ nhau bơi giữa lòng hồ đá được người dân quen gọi "hồ tử thần" thì xảy ra sự cố đuối nước dẫn đến mất tích.
Đến 20h tối 15/7, việc tìm kiếm nạn nhân mất tích là em Lê Nguyễn Thanh Sơn (16 tuổi, ngụ quận 9, TPHCM) vẫn đang được người nhái thuộc Sở PCCC tỉnh Bình Dương triển khai rất khẩn trương. Trên bờ hồ đá thuộc làng đại học quốc gia TPHCM (KP. Tân Lập, P. Đông Hoà, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hàng trăm người vẫn dõi theo, mong lực lượng chức năng sớm tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích.
Hồ đá nơi xảy ra vụ thách nhau bơi, thiếu niên 16 tuổi mất tíchTrước đó, theo thông tin ban đầu, khoảng 12h cùng ngày, Sơn được hai người bạn rủ ra hồ đá chơi.Đến nơi, Sơn và một người bạn xuống hồ tắm và thách nhau bơi. Riêng người còn lại không biết bơi nên ngồi trên bờ câu cá.Trong lúc trổ tài cùng bạn bơi từ tại hồ đá, Sơn đã bị đuối nước, mất tích. Người bạn bơi cùng Sơn sau khi phát hiện bạn bị mất tích đã hốt hoảng chạy lên bờ tri hô người dân ứng cứu nhưng không kịp. Nhiều người đã xuống hồ để lặn kiếm nhưng không rõ kết quả.
Nhiều người vẫn tìm đến hồ đá để vui chơi, tắm mắt. Mặc dù lực lượng chức năng đã cảnh báo nguy hiểm
Được biết, khu vực hồ đá, thường được người dân gọi là "hồ tử thần" đã xảy hàng chục vụ chết đuối thương tâm. Mặc dù, lực lượng chức năng đã gắn biển báo nguy hiểm, có hàng rào nhưng nhiều người dân vẫn tìm đến để vui chơi. Đặc biệt nhiều thanh thiếu niên, sinh viên thường ra đây tắm, câu cá nên rất nguy hiểm.
HẢI VINH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bánh xe tử thần Má tôi bảo: "Tóc chị Hai bây dày, rụng cọng này may còn cọng khác; nếu không, chắc... trọc lóc từ lâu vì thằng chồng đổ đốn". Những ngày này, tôi mới thấm thía câu nói đầy xót xa của má. ảnh minh họa Tháng trước, đưa chồng đi khám bệnh, chị Hai được bác sĩ cho biết, anh mắc ung thư gan...