Vụ bác sĩ tung clip khám ngực bệnh nhân nữ: Có quyền khởi kiện
Câu hỏi được bạn đọc quan tâm: Hành động livestream của bác sĩ Th có đúng theo qui định pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
Vừa qua, tại thẩm mỹ viện Ch.Q.Th (TP HCM), bác sĩ (BS) Ch.Q.Th đã đến phòng bệnh lì xì Tết và thăm khám cho các nữ bệnh nhân, nhân tiện livestream cảnh khám ngực, mông, hướng dẫn nữ bệnh nhân chăm sóc bộ ngực mới nâng đã gây tranh cãi trong cộng đồng.
Câu hỏi xoay quanh vấn đề này được đặt ra là hành động livestream của BS Th có đúng theo qui định pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Một số hình ảnh khám ngực nữ bệnh nhân trong clip gốc không được che mờ nên gây tranh cãi trong cộng đồng mạng. (Ảnh cắt từ clip)
Vấn đề này, luật sư Cao Thế Luận (Công ty Luật Kao Kiến) cho rằng theo Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý, nếu sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh.
Bên cạnh đó BLDS năm 2015 cũng qui định cụ thể những trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đó là khi hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, các hoạt động công cộng bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật,… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Cũng theo quy định BLDS năm 2015 tại điều 32 cũng đặt ra chế tài cho việc sử dụng hình ảnh mà không có sử đồng ý của cá nhân hay sử dụng hình ảnh vào mục đích xấu gây tổn hại cho người có hình ảnh thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo qui định của pháp luật.
Như vậy, đối với trường hợp của BS Ch.Q.Th chỉ được phép livestream trong trường hợp được tất cả các nữ bệnh nhân trong phòng bệnh đồng ý. Trong trường hợp chưa có sự đồng ý của các nữ bệnh nhân mà đã đăng tải hình ảnh lên trang mạng xã hội của mình nhằm mục đích quảng bá cho bệnh viện của mình là vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Nhận thấy, trong đoạn livestream của BS Th có cả những cá nhân nước ngoài mà theo như trang cá nhân ông Th cho rằng “Mình đã được sự đồng ý của họ, thông qua phiên dịch…”. Nhưng, với việc livestream như vậy các cá nhân cũng không biết được mục đích quay, cũng như không biết việc quay được phát tán trực tiếp mà không hề có những hiệu ứng che chắn, khi đưa lên những hình ảnh đối với những vị trí nhạy cảm đối với phụ nữ.
Do đó, các cá nhân có hình ảnh được đăng tải trên hoàn toàn có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu BS này bồi thường và chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, xin lỗi và cải chính công khai theo chế tài quy định tại điều 32 BLDS năm 2015.
Bên cạnh đó, theo điểm e, điểm g khoản 3 điều 66 Nghị định 174/2013 quy định phạt tiền 10-20 triệu đồng. Quy định này dùng để xử phạt đối với một trong các hành vi như thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Nhiều thẩm mỹ viện dùng cách livestream để quảng cáo dịch vụ làm đẹp, từ việc nâng mũi, cắt mí, nâng ngực, nâng mông, thậm chí tạo hình vùng kín cũng được đăng tải. Clip: Zing
Theo Trường Hoàng (Người Lao Động)
Những bê bối rò rỉ hình ảnh nhạy cảm của bệnh nhân
Trong thời đại công nghệ thông tin và mạng xã hội trở thành một phần quan trọng của cuộc sống, việc bảo mật thông tin của bệnh nhân trở thành một vấn đề được quan tâm.
Hầu hết quốc gia trên thế giới đều có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có hình ảnh cá nhân. Thông thường, các bác sĩ khi sử dụng hình ảnh của bệnh nhân vào mục đích y học như lưu trữ, trao đổi với đồng nghiệp,... đều phải có sự cho phép của bệnh nhân.
Bác sĩ bị phạt tiền vì chụp ảnh bệnh nhân khỏa thân
Quy định về bảo mật thông tin cho bệnh nhân được áp dụng ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều vụ rò rỉ hình ảnh và thông tin bệnh nhân đã xảy ra khiến nhiều bác sĩ bị đình chỉ, phạt tiền và làm giảm uy tín của bệnh viện.
Năm 2015, bác sĩ John Kinahan của Bệnh viện Royal Jubilee (Victoria, British Columbia, Canada) đã bị đình chỉ 6 tháng và phạt 20.000 USD do chụp ảnh một bệnh nhân đang hôn mê trong tình trạng khỏa thân và gửi cho một đồng nghiệp.
Năm 2016, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng Martin Huang đã bị Hội đồng Y tế Singapore (SMC) khiển trách và phạt 10.000 USD khi chăm sóc một bệnh nhân 17 tuổi. Cô gái này đã có buổi khám với bác sĩ Duang và lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng khi bị chụp ảnh lúc không mặc quần lót trước lúc thực hiện phẫu thuật.
Tháng 9/2017, ba bác sĩ của bệnh viện UPMC Bedford Memorial (Pennsylvania) đã bị đình chỉ sau vụ việc một đám đông khoảng 15 người là nhân viên bệnh viện vào phòng phẫu thuật, dùng điện thoại chụp ảnh bộ phận sinh dục có dị vật mắc kẹt của bệnh nhân đang hôn mê. Trong số 15 người có mặt, chỉ 6 người tham gia trực tiếp vào ca chữa bệnh. Họ thừa nhận đã chụp ảnh và chia sẻ với một số người.
Bệnh viện này bị chỉ trích vì vi phạm sự riêng tư của cá nhân, cho phép người không có phận sự vào phòng và để họ sử dụng thiết bị cá nhân chụp ảnh bệnh nhân. Một bác sĩ phẫu thuật bị đình chỉ công tác trong vòng 7 ngày, người khác bị đình chỉ 28 ngày, giám đốc bộ phận y tá phẫu thuật bị thay thế.
Mọi hình ảnh, video và thông tin riêng tư của bệnh nhân đều được giữ bí mật, chỉ sử dụng hay công bố khi có sự cho phép của bệnh nhân. Ảnh: Shutterstock.
Thái Lan, Mỹ: Bác sĩ có thể bị phạt tù vì tiết lộ thông tin bệnh nhân
Mục 323, chương 2, Bộ luật Hình sự Thái Lan, quy định bất cứ ai biết hoặc có khả năng tiếp cận với các thông tin riêng tư của một cá nhân dưới tư cách nghề nghiệp như bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ sinh,... mà tiết lộ thông tin đó theo cách có khả năng gây hại cho bất cứ ai, sẽ bị phạt tù lên tới 6 tháng, phạt tối đa 1.000 Baht hoặc cả hai.
Tại Mỹ, theo Luật bảo vệ dữ liệu và Quy định về quyền của bệnh nhân (do Hiệp hội y tế Mỹ ban hành), mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân đều không được phép tiết lộ hay công bố khi chưa có sự cho phép của người bệnh, trong đó có bệnh án, tình trạng bệnh hay hình ảnh. Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân có thể lên tới 16.000 USD và 10 năm tù giam tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Tại Việt Nam, mới đây cũng xuất hiện đoạn clip khám ngực nữ bệnh nhân gây xôn xao dư luận
Cụ thể, trên trang Facebook của một bệnh viện thẩm mỹ có trụ sở tại quận 1, TP HCM đã đăng tải clip livestream ghi lại cảnh nam bác sĩ đi thăm, lì xì các nữ bệnh nhân đang nằm theo dõi sau phẫu thuật nâng ngực, nâng mông. Nam bác sĩ còn yêu cầu một cô gái tạm bỏ dụng cụ nâng đỡ ngực sau phẫu thuật ra để ông khám, kiểm tra vết mổ.
Đoạn clip này nhận được nhiều ý kiến trái chiều và gây ra sự tranh cãi lớn.
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái - người xuất hiện trong đoạn clip nói trên - thừa nhận: "Tôi là người xuất hiện trong clip và cũng là giám đốc của bệnh viện thẩm mỹ này. Các bệnh nhân này là người Campuchia và Việt kiều. Trước khi ghi hình, tôi đã xin ý kiến của họ".
Một số hình ảnh khám ngực nữ bệnh nhân trong clip gốc không được che mờ nên gây tranh cãi trong cộng đồng mạng. (Ảnh cắt từ clip)
Theo bác sĩ Chiêm Quốc Thái, trong ngành y, muốn thể hiện cách khám thì mình phải ghi hình lại quy trình nhưng phải che mặt. Nhiều người hỏi tôi, quay cận cảnh ngực phụ nữ đúng hay sai? Tôi lấy ví dụ, muốn hướng dẫn việc cho con bú thì cũng phải quay rõ bầu ngực chứ? Đối với ngành y, muốn truyền tải thông điệp là phải thực tế.
Đoạn video tôi đã cho che mặt bệnh nhân bằng cách cho mang khẩu trang. Mục đích tôi muốn nhắn nhủ thông điệp công tác hậu phẫu trong việc chỉnh ngực rất nhẹ nhàng, không mệt mỏi. Việc này thiên về tính chuyên môn hơn.
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.(Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành năm 2009)
Theo P.V tổng hợp (Zing, NLĐ)
Người phụ nữ mù ở Sài Gòn dò dẫm đến bệnh viện hiến tạng Mắt không còn nhìn thấy ánh sáng để tự điền đơn đăng ký hiến tạng, người phụ nữ tại TP HCM nhờ bác sĩ viết rồi lăn tay. Người phụ nữ ngoài 40 tuổi mắc bệnh lý đáy mắt, chỉ còn nhìn thấy lờ mờ sáng tối. Chị lần mò từng bước lên cầu thang Bệnh viện Chợ Rẫy, đến gõ cửa Đơn...