Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương
Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị khớp gối, bác sĩ Lê Khắc Thu ở Thừa Thiên Huế không được bố trí công tác chuyên môn rõ ràng, 2 tháng chưa được nhận lương.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Khắc Thu (SN 1965), Trưởng khoa Khám bệnh – Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), cho biết, ông đã trở lại đơn vị làm việc sau hơn 2 tháng xin nghỉ để điều trị bệnh và có đơn báo cáo lãnh đạo cơ quan để được bố trí công việc phù hợp.
Tuy nhiên, từ ngày 2/12 đến nay, bác sĩ Thu chưa được ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc phân công công việc cụ thể, rõ ràng.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, nơi bác sĩ Lê Khắc Thu đang công tác (Ảnh: Người dân cung cấp).
Theo bác sĩ Lê Khắc Thu, ông tạm thời làm một số công việc nhẹ tại khoa Khám bệnh, như hướng dẫn bệnh nhân đến khám bệnh, trao đổi các vấn đề chuyên môn, giải quyết thủ tục hành chính về khám chữa bệnh,…
“Tôi xin nghỉ việc để điều trị khớp gối trong thời gian khá dài, đến nay sức khỏe đã tạm ổn nên trở lại làm việc và đã có đơn trình lên ban giám đốc, mong được phân công nhiệm vụ thật rạch ròi.
Tuy nhiên, đã 2 tuần trôi qua mà chưa có cuộc họp bàn nào diễn ra, ban giám đốc cũng không giao việc cụ thể cho tôi. Trong 2 tháng qua, tôi chưa nhận được đồng lương nào nên rất hoang mang về công việc hiện tại”, bác sĩ Thu bày tỏ.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Khắc Thu cho biết, đã thực hiện phẫu thuật và điều trị một bên khớp gối, nhưng tình trạng bệnh chưa phục hồi hoàn toàn. Hằng ngày, ông phải nhờ vợ đưa đón đi làm.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết, đã yêu cầu ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc tổ chức họp, bàn bạc với bác sĩ Lê Khắc Thu về công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ để có sự thống nhất trước từ cơ sở, sau đó báo cáo đề xuất hướng xử lý.
Tuy nhiên đến nay Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chưa nhận được báo cáo từ Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc.
Như Dân trí đã phản ánh, các quyết định điều động, bổ nhiệm viên chức quản lý tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc có những điểm chưa thấu đáo, không hợp tình, hợp lý.
Bác sĩ Lê Khắc Thu, Trưởng khoa Khám bệnh được điều động đến công tác tại Trạm Y tế xã Lộc Thủy, bổ nhiệm giữ chức vụ Trạm trưởng khi ông này không đảm bảo sức khỏe, đang phải điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế; thời gian công tác chỉ còn khoảng 2 năm.
Ngày 3/10, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc ban hành thông báo về việc tạm hoãn quyết định điều động, bổ nhiệm đối với bác sĩ Thu.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc đối thoại, làm việc lại với bác sĩ Thu sau khi ông này chữa bệnh xong để tìm hướng giải quyết, bố trí công việc một cách hợp lý.
Phóng viên đã nhiều lần liên hệ với ông Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, để nắm thông tin cụ thể việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng vị này không trả lời.
Bố trí bác sĩ thường trực tại Trạm Y tế xã Lộc Thủy
Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc đã có quyết định phân công bác sĩ về làm việc thường trực tại Trạm Y tế xã Lộc Thủy, bắt đầu nhiệm vụ từ tháng 12.
Người được phân công là một bác sĩ trẻ, có chứng chỉ hành nghề, đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe và các tiêu chuẩn công tác cán bộ theo quy định.
Con trai va.n nà.i bác sĩ sửa sổ y bạ của mẹ từ 'tiên lượng nặng' thành 'bệnh nhẹ'
Cuối giờ chiều, sau một ngày dài làm việc, bác sĩ Hà Hải Nam "thắt tim" khi trò chuyện với một người đàn ông.
Anh cầm theo một quyển sổ y bạ mới và khẩn cầu "bác sĩ cứu em, em chỉ có một mẹ thôi".
"Nam thanh niên cầm trên tay hai cuốn sổ y bạ. Một quyển ghi lịch sử khám với chẩn đoán 'ung thư đại trực tràng di căn, tiêng lượng rất nặng', cuốn còn lại còn mới tinh", bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam khoa Ngoại 1, Bệnh viện K (Hà Nội), chia sẻ.
Mục đích của cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này đó là người con trai muốn xin bác sĩ viết lại một cuốn sổ y bạ mới, giúp anh có thể giấu mẹ về bệnh tình thật sự của bà với mong muốn "mẹ có thể sống an yên những ngày tháng cuối đời".
"Người đàn ông liên tục cúi mặt để che đi đôi mắt ngấn nước và va.n nà.i 'bác sĩ cứu em với, em chỉ có một mẹ thôi'. Lúc đó, tim tôi như thắt lại. Thấu hiểu tình cảnh của bệnh nhân, nhưng nếu giúp anh nghĩa là tôi sẽ làm sai quy định. Vì vậy, tôi quyết định viết quyển sổ y bạ mới, nội dung vẫn đúng bệnh, nhưng thay từ ung thư bằng Carcinoma đại tràng. Với cách thay đổi này, có lẽ, người bệnh sẽ đỡ sợ hãi hơn", bác sĩ Nam xúc động nhớ lại.
Làm việc ở chuyên ngành ung thư, đây không phải lần duy nhất bác sĩ Hà Hải Nam phải đối diện với tình cảnh người thân, bệnh nhân đến xin anh "giấu bệnh".
Một trường hợp khác là người đàn ông 43 tuổ.i, nhận chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Biết mình không còn nhiều thời gian, nam bệnh nhân này chỉ có mong mỏi "bác sĩ đừng nói cho ai biết tôi bị ung thư. Nếu biết sự thật, người nhà sẽ đau khổ, hàng xóm kỳ thị, các con đang tuổ.i thi cử lo lắng". Khi giấu người nhà, bệnh nhân hoàn toàn đơn độc trên cuộc chiến điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn bằng lòng.
Bác sĩ Nam tư vấn cho người bệnh. Ảnh: BSCC.
Từ thực tế làm việc, bác sĩ Nam cho biết: "Bất cứ ai biết mình bị ung thư đều sốc, người thân cũng sốc. Bác sĩ thông báo tình trạng sức khỏe cho người bệnh cũng rất khó khăn, phải lựa chọn thời điểm và cách thức phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đúng sự thật".
Về vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cho biết ung thư vẫn là căn bệnh khiến người dân sợ hãi. Hầu như bệnh nhân và người nhà nghĩ rằng ung thư là "án tử" nên nảy sinh tâm lý muốn giấu bệnh.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng xét về mặt chuyên môn, người thân và bệnh nhân không nên giấu bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ và người nhà phải cân nhắc thời điểm phù hợp, xem xét bệnh nhân có thể đón nhận tin dữ hay không. Đồng thời, người bệnh cũng cần thời gian thích ứng với thông tin.
"Có những bác sĩ thông báo bệnh ung thư rất thẳng thắn như không thể điều trị, thời gian sống vài tháng. Điều đó là không nên, người bệnh và người nhà đều bi quan, căng thẳng", Giáo sư Hùng cho biết.
Theo vị chuyên gia này, bác sĩ trao đổi với người nhà trước để tìm hiểu tâm lý bệnh nhân. Nếu người bệnh tâm lý thoải mái, mạnh mẽ, bác sĩ có thể trao đổi họ. Bệnh nhân cũng cần được giải thích kỹ tình trạng bệnh, tác dụng phụ khi điều trị để chuẩn bị thể lực và dinh dưỡng. Trường hợp không còn phương pháp điều trị, gia đình có thể cân nhắc việc giấu bệnh để họ yên vui sống những ngày cuối đời.
Kẹo nghi chứa m.a tú.y bán ở cổng trường học, bác sĩ nói gì? Theo bác sĩ, hiện tượng m.a tú.y tổng hợp "đội lốt" các loại kẹo, nước trái cây rất phổ biến. Cơ quan chức năng cần sớm xác định loại kẹo được bán tại cổng trường học ở Lạng Sơn chứa chất gì. Ngày 30/11, mạng xã hội lan truyền hình ảnh, clip về các gói kẹo được bày bán trước cổng các trường...