Cậu bé 4 tuổi bỏng 70% cơ thể ngày nào giờ thành chàng trai đi ‘làm đẹp’ cho người khác
Năm lớp 8, ‘barber’ Trần Thanh Thái (23 tuổi, quê Bình Dương) quyết định nghỉ học, mặc cảm vì bị bạn bè trêu chọc khi có những vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt do bỏng nặng.
Giờ đây, Thái trở thành thợ chính trong một tiệm cắt tóc ở Q.7, TP.HCM. Từng thử làm nhiều công việc như công nhân, shipper, thợ sửa ô tô…, cuối cùng chàng trai cũng tìm được niềm đam mê của mình với nghề tạo mẫu tóc nam.
“Tính mình thích làm đẹp cho bản thân và cho người khác. Tuy nhiên, mình nghĩ mình không đẹp lắm, nên được cắt tóc cho mọi người, nhìn họ đẹp hơn là điều mình thấy vui”, chàng trai khiêm tốn nói.
Chàng trai làm việc ở tiệm sáng 7.8. ẢnhPhan Diệp
Vươn lên nhờ câu nói của ba
Thanh Thái vốn sinh ra lành lặn. Năm 4 tuổi, một tai nạn nổ bình gas trong nhà khiến cậu bé bỏng nặng, thương tật cấp độ 3 với 70% sẹo ở trên cơ thể. Trong ký ức mơ hồ, Thái chỉ còn nhớ rõ những cơn đau bởi vết thương lở loét.
Còn với ba mẹ Thái thì vẫn nhớ như in câu nói của vị bác sĩ: “Nếu thằng bé qua được 7 ngày thì mới chắc chắn giữ được mạng sống. Nhưng quá trình điều trị sẽ lâu dài, sau này, con sẽ thành người khuyết tật, có thể là gánh nặng của gia đình và xã hội”.
Ông Trần Thanh Tuyền (50 tuổi) ba Thái nhớ lại, tuy lúc bấy giờ con rất đau, nhưng biết nghe lời ba dặn phải cố gắng chữa trị. Cậu bé nằm viện suốt nửa năm, 3 tháng sau khi về thì bắt đầu tập vật lý trị liệu. Người cha không còn nhớ chính xác con mình từng trải qua bao nhiêu lần phẫu thuật ghép da. Chỉ nhớ đã tìm đủ mọi cách, từ việc mua chân giả, tự chế nẹp bó chân, tay của con giúp giãn cơ, không bị co rút.
Dù tay biến dạng nhưng con viết chữ đẹp. Lúc con nghỉ học, tôi rất buồn. Tuy nhiên, tôi không ép mà nghĩ nhẹ nhàng rằng, mục đích cuối cùng của việc học là đi làm. Thì thôi, cho con kiếm cái nghề phù hợp là được.Ông Tuyền tâm sự
Vì thế, Thái vào lớp 1 trễ 2 năm so với bạn đồng trang lứa. Khi những cơn đau thể xác thôi không còn hành hạ, Thái lại rơi vào sự tự ti, mặc cảm vì những lời trêu chọc của bạn bè ở trường. Ông Tuyền đã nhiều lần chuyển trường cho con, nhưng học đến lớp 8, Thái quyết định nghỉ ngang.
“Dù tay biến dạng nhưng con viết chữ đẹp. Lúc con nghỉ học, tôi rất buồn. Tuy nhiên, tôi không ép mà nghĩ nhẹ nhàng rằng, mục đích cuối cùng của việc học là đi làm. Thì thôi, cho con kiếm cái nghề phù hợp là được”, ông Tuyền tâm sự.
CLIP: Thái thường mất khoảng 20 – 30 phút để tạo mẫu tóc cho khách.
Rồi ông nói với con rằng: “Không ai sống hoài để lo cho mình, nên mình phải tự vươn lên. Mình không tự nỗ lực thì sau này ai lo cho mình?”. Từ câu nói của ba, Thái có động lực làm nhiều công việc để kiếm tiền.
Đầu tiên là làm công nhân trong xưởng sản xuất nhựa. Nhưng với làn da chằng chịt sẹo, hơi nóng trong phân xưởng khiến mồ hôi túa ra từ trên đầu, nhiễu xuống vai ướt cả áo. Rồi anh chuyển sang làm shipper. Chạy ngoài đường nhiều vất vả, nhưng những làn gió mát cũng khiến cho cơ thể Thái thấy dễ chịu hơn.
Video đang HOT
Không thao tác nhanh như người bình thường, bù lại Thái chăm chút, nhẹ nhàng trong từng đường kéo. Ảnh Phan Diệp
3 năm trước, một lần đi cắt tóc, có học viên trong tiệm đang được người chủ hướng dẫn thực hành. “Trong khi bạn đó không hiểu ý thầy thì mình lại hiểu. Thấy có hứng thú với công việc này nên mình xin học nghề”, Thái chia sẻ.
Ông Tuyền cho biết, gia đình luôn đứng sau ủng hộ và dõi theo mọi kế hoạch công việc của con. Người cha chỉ sợ rằng” con làm không được”. Nhưng khuyên con cứ thử.
Mọi việc cầm nắm trước giờ Thái có thể tự làm như người bình thường. Nhưng để cầm được chiếc lược nhỏ chải tóc cho khách trong lúc cắt tóc, Thái mất hơn 2 tháng mới thuần thục. Kết thúc 3 tháng, chàng trai có thể cắt cho khách, nhận những đồng thù lao đầu tiên.
Trong dịch Covid-19, Thái cũng thường cùng các anh em đồng nghiệp cắt tóc miễn phí ở các bệnh viện dã chiến. Mới đây, anh tham gia cắt tóc cho các em nhỏ trong một trường khuyết tật ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tự tin theo đuổi đam mê
Làm việc ở quê nhà Bình Dương được một thời gian. Trước Tết, Thái lên TP.HCM học lớp cắt tóc nâng cao. Đó cũng là cơ duyên chàng trai được anh Phạm Khương – người thầy ở trung tâm dạy nghề tóc để mắt đến.
“Mặc dù khiếm khuyết nhưng bên trong Thái rất nghị lực, ham học hỏi và nhiều năng lượng tích cực. Mình cố gắng kèm riêng, tìm mọi cách giúp Thái thao tác tốt. Tay không nhanh bằng các bạn khác nhưng em ấy không nản, kiên trì học nghề”, người thầy chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp khóa học ở trung tâm, anh Khương đã tạo điều kiện để Thái về tiệm tóc của mình ở Q.7 làm việc. Thái thuê trọ gần chỗ làm, hằng ngày đến tiệm làm việc lúc 8 giờ và về nhà khoảng 20 giờ.
Lê Hậu (21 tuổi) một đồng nghiệp của Thái chia sẻ, 2 anh em bắt đầu làm chung từ cuối năm ngoái. “Thời điểm cận Tết, khách hàng đông nhưng anh Thái vẫn chịu được áp lực đó. Với những chất tóc cứng, bung và kiểu tóc khó, anh Thái làm rất cẩn thận, tỉ mỉ, hoàn thành tốt công việc một cách chuyên nghiệp”, chàng trai nói.
Thái biết mình còn hạn chế trong việc cắt những đầu tóc dài. Các ngón tay ở bàn tay trái đều chỉ còn một đốt nên không kẹp, kéo được nhiều tóc. Có những lúc, anh phải làm đi làm lại 2 – 3 lần mới kẹp được tóc trong các ngón tay để cắt. Trước đây, anh từng thử học thêm tạo mẫu tóc nữ nhưng vì thao tác khó nên chỉ tập trung vào tóc nam.
Thanh Thái phải mất hơn 2 tháng mới có thể cầm lược thuần thục. Ảnh Phan Diệp
Thái cảm thấy may mắn khi bén duyên với ngành tóc. Công việc này thường suốt ngày ở trong tiệm, không còn vất vả như lúc làm công nhân, shipper. Ngoài ra, chàng trai còn được giao tiếp với nhiều vị khách mỗi ngày, học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ.
Nhờ thế mà anh không còn tự ti, ngại ngùng khi ai đó nhìn mình nữa. Chàng trai đùa vui rằng có thể trông anh “có sức hút” nên mọi người thường nhìn lâu hơn. “Quan trọng là mình cứ tự tin đi làm và kiếm tiền rồi mọi điều tốt đẹp sẽ đến”, Thái lạc quan nói.
Anh Thành An (40 tuổi, ở Q.7) vào tiệm và được Thái cắt tóc hôm 9.8 chia sẻ rằng thật bất ngờ khi nhìn thấy một ‘barber’ có diện mạo đặc biệt. Dù vậy, anh Bảo cũng tự tin để Thái cắt tóc cho mình.
“Đã lên thợ chính thì tay nghề cậu ấy phải đảm bảo làm đẹp được cho khách. Tôi không hỏi chuyện gì đã xảy ra, nhưng chắc chắn anh thợ này là một người giàu nghị lực, không đầu hàng số phận. Cậu ấy cần được ủng hộ để vươn mình trong cuộc sống”, vị khách chia sẻ.
Chàng barber thấy vui và may mắn khi tìm được công việc phù hợp với sức khỏe bản thân và nhận ra đó cũng là đam mê của mình.. Ảnh Phan Diệp
Đã lên thợ chính thì tay nghề cậu ấy phải đảm bảo làm đẹp được cho khách. Tôi không hỏi chuyện gì đã xảy ra, nhưng chắc chắn anh thợ này là một người giàu nghị lực, không đầu hàng số phận. Cậu ấy cần được ủng hộ để vươn mình trong cuộc sống.
Vị khách Thành An
Ra đời sớm, trải qua nhiều việc Thái mới biết rằng việc kiếm tiền không hề dễ dàng như anh từng nghĩ. Nhưng cho dù khi thấy anh trai trở thành giáo viên tiếng Anh, em út sắp vào đại học, Thái chưa bao giờ hối tiếc vì mình nghỉ học sớm.
Với Thái, nghề tóc cũng giúp anh có thêm nhiều kỹ năng và vốn sống hơn. Mỗi người đều có thể tạo ra một giá trị riêng cho bản thân, không ai giống ai.
Ông Tuyền tâm sự rằng, con trai lớn lên khỏe mạnh, không làm gánh nặng cho gia đình đã là một thành công. Mấy năm nay con tìm được niềm vui trong công việc, có chuyện gì cũng chia sẻ nên người cha thấy rất hạnh phúc. Ông xem đó là một thành công khác mà con đã làm được.
“Nếu ngày xưa chúng tôi để mặc con, bi quan nghĩ rằng ‘trước sau gì con cũng là người khuyết tật, không làm được gì’ thì có lẽ cháu không được như ngày hôm nay”, người cha trải lòng.
Biết được hạn chế của mình nên Thái chỉ tập trung vào tóc nam, cố gắng trau dồi để có thêm nhiều kinh nghiệm. Ảnh Phan Diệp
Nhờ sự đồng hành của gia đình, Thái chưa bao giờ thấy mình lạc lõng. Chàng trai bật mí mình cũng từng có mối tình đầu nhưng giờ đã chia tay. Hiện tại, Thái muốn tập trung trau dồi tay nghề. Sống xa gia đình, Thái vẫn nhắn tin với ba mẹ mỗi ngày, kể những chuyện vui.
“Mình luôn nghĩ tích cực rằng bản thân còn rất nhiều may mắn. Mình nhận được nhiều yêu thương của ba mẹ, mọi người xung quanh. Mình vẫn còn 4 ngón tay, vẫn còn đi lại được, có sức khỏe… Đó là động lực để mình tiếp tục cố gắng”, chàng trai nói.
Trăn gấm 4 mét quấn chết khỉ bên vệ đường dưới núi Sơn Trà
Trong lúc đi tìm con khỉ bị hoại tử để chữa trị, một nhóm tình nguyện viên phát hiện con trăn gấm dài gần 4m đang quấn lấy một con khỉ khác bên vệ đường dưới chân núi Sơn Trà, Đà Nẵng.
Cán bộ, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) và người dân bắt con trăn gấm - Ảnh: NGỌC TRÚC
Sáng 10-10, ông Ngô Trường Chinh, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), cho biết vừa phối hợp với người dân bắt được con trăn gấm dài gần 4m khi nó đang quấn lấy một con khỉ.
Trước đó vào chiều 9-10, một nhóm bạn thường xuyên chụp ảnh trên bán đảo Sơn Trà đi tìm một con khỉ bị nhiễm trùng, hoại tử ở vùng miệng để chữa trị thì phát hiện con trăn trên.
Thời điểm này, con trăn gấm nặng tầm 30kg, chiều dài hơn 4m đang siết chặt một con khỉ vàng ở sát vỉa hè đường Lê Văn Lương (bên chân núi Sơn Trà).
Cùng lúc này, đội trực chiến cơ động tuần tra của Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đi tuần ngang qua đã hỗ trợ nhóm bạn trên bắt con trăn gấm ra khỏi khu dân cư.
Thời điểm phát hiện, con trăn gấm đang quấn lấy con khỉ vàng bên vệ đường - Ảnh: NGỌC TRÚC
Anh Lê Tử Tấn, một người dân ngụ trên đường Lê Văn Lương, cho biết lúc phát hiện, con trăn đang siết chặt con mồi. Dù người dân đã dùng cây chọc vào con trăn để giải cứu con khỉ nhưng con trăn vẫn không buông con mồi. Đến khi lực lượng chức năng mang đồ chuyên dụng đến để bắt trăn thì phát hiện con khỉ đã chết.
"Lần đầu nhìn thấy trăn lớn xuống núi, lại đang bắt mồi nên nhiều người thích thú, cũng có người hoảng sợ vì ai dè trên núi còn trăn lớn. Con trăn dài quá ở ngay khu dân cư nên ai cũng bất ngờ" - anh Tấn nói.
Được biết con khỉ bị trăn siết chết là khỉ vàng, không phải loại voọc chà vá chân nâu được xếp hạng nguy cấp.
Con trăn lớn được đưa về chăm sóc trước khi trả lại núi Sơn Trà - Ảnh: NGỌC TRÚC
Theo ông Ngô Trường Chinh, thỉnh thoảng khi đi tuần, lực lượng chức năng vẫn phát hiện trăn lớn trên núi Sơn Trà. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên người dân tận mắt chứng kiến một con trăn lớn đang ăn mồi ở khu vực này.
"Cũng may hôm qua anh em đi tuần rừng vô tình đến kịp thời nên đã xử lý nhanh đưa về chăm sóc. Trong vài ngày tới khi trăn khỏe lại chúng tôi sẽ đưa về núi Sơn Trà để thả lại tự nhiên" - ông Chinh nói.
Bệnh viện vùng ven vượt khó: Nỗ lực để thu hút bệnh nhân Một số bệnh viện quận, huyện vùng ven TP.HCM vốn đã gặp nhiều khó khăn lại càng khó hơn vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, đã có những bệnh viện nỗ lực vượt khó để thu hút bệnh nhân, giảm chuyển bệnh lên tuyến trên. Hơn 4 năm trước, cứ đến mùa triều lên, mưa lớn là nhân viên y tế Bệnh viện (BV)...