Vụ bà bán bún có 1.000 tỉ đồng: Quyền thừa kế thuộc về ai?
Liên quan đến vụ việc một bà bán bún tại TP HCM để lại 1.000 tỉ đồng trước khi qua đời mà không có di chúc gây tranh chấp tài sản, luật sư Đặng Văn Cường đã có những nhận định về vụ việc này.
Tháng 3/2011, bà Thạch Kim Phát (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) đột ngột qua đời để lại khối tài sản trị giá gần 1.000 tỷ đồng nhưng không kèm theo di chúc. Các anh em của bà Phát đã kiện con nuôi bà là bà Thạch Hà Huệ Lan để đòi tiền vì cho rằng họ đã nhờ bà Phát gửi tiền tại ngân hàng và họ cũng có công trong việc giúp bà Phát xây dựng sự nghiệp.
Luật sư Đặng Văn Cường (văn phòng luật sư Chính pháp – Đoàn luât sư thành phố Hà Nội nhận định: “Trước tiên phải nói rằng đây là một “vụ án lớn” và nhiều bất ngờ. Lớn bởi giá trị tài sản của một vụ thừa kế không mấy khi đạt được con số 1000 tỉ. Bất ngờ bởi người để lại di sản không phải là đại gia, thương gia giàu có tiếng tăm mà lại là bộ bà cụ “bán bún” kín tiếng”.
Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường hợp: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Người thừa kế theo di chúc cũng không còn; Những người được chỉ định hưởng di sản trong di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản do người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự.
Luật sư Đặng Văn Cường
Điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự quy định: Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Khoản 3, Điều này cũng quy định là những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo thông tin mà báo chí đã đưa thì chị Lan là con nuôi của bà Phát (người có di sản), việc nhận nuôi được thực hiện khi chị Lan còn nhỏ và thủ tục nhận con nuôi đúng theo quy định pháp luật, bà Phát không có chồng, bố mẹ bà Phát cũng chết trước thời điểm bà Phát qua đời.
Vì vậy, chị Lan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà Phát và sẽ được hưởng toàn bộ di sản do bà Phát để lại không có di chúc. Tuy nhiên, chị Lan cũng phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho bà Phát (nếu có) trong phạm vi mà di sản chị Lan được hưởng. Số di sản mà chị Lan được hưởng sẽ là tổng di sản do bà Phát để lại trừ đi nghĩa vụ trả nợ của bà Phát (nếu có).
Liên quan đến việc những người anh em của bà Phát cho rằng mình cũng có công gửi tiền về cho bà Phát làm ăn nên họ có quyền thừa hưởng số tài sản này, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: “Nếu những người em của bà Phát có chứng cứ chứng minh là họ đã gửi tiền cho bà Phát để góp vốn làm ăn thì người thừa hưởng di sản của bà Phát là chị Lan có nghĩa vụ hoàn trả số tiền này cho những người đã giao tiền cho bà Phát”.
Nếu số tiền gửi cho bà Phát là tặng cho, trả nợ… thì bà Lan không có nghĩa vụ hoàn trả (chỉ phải trả các khoản cho vay, góp vốn).
Trong trường hợp các anh em của bà Phát hoặc những người khác có căn cứ chứng minh là bà Phát đang nợ họ một khoản tiền, tài sản chưa trả thì có thể yêu cầu chị Lan trả thay bằng cách trừ giá trị di sản mà chị Lan được hưởng.
Nếu không thỏa thuận được thì những “chủ nợ” (nếu có) đó có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đó yêu cầu của những người này là đòi tài sản chứ không phải là yêu cầu hưởng di sản thừa kế.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Cháu có được hưởng thừa kế đất nông nghiệp của ông bà không?
Tình huống pháp luật: Cháu có quyền được hưởng thừa kế đất nông ngiệp của ông bà để lại khi đã mất không?
Hỏi: Bố mẹ cháu lấy nhau năm 1993 là thời kỳ sau của cải cách ruộng đất, do đó chị em cháu đều không có đất nông nghiệp.Trong gia đình cháu, các bác và anh chị đều có ruộng rồi. Bây giờ ông bà của cháu đã mất rồi, vậy cháu có được thừa hưởng không hay phải chia đều cho các bác và các anh chị trong gia đình ạ?.
Video đang HOT
Chân thành cảm ơn!
Ánh Phạm
Cháu có được hưởng thừa kế đất nông nghiệp của ông bà không?
Xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 thì Quyền thừa kế của cá nhân: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân chết mà không để lại di chúc thì phần di sản sẽ được chia theo pháp luật
Điều 675: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Theo nội dung bạn gửi đến, có thể hiểu ông bà bạn chết đã không để lại di chúc. Theo quy định của pháp luật, khi người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, phần đất nông nghiệp của ông bà bạn đương nhiên thuộc vào di sản thừa kế do ông bà nội bạn để lại. Vì ông bà bạn chết đều không để lại di chúc nên khi có tranh chấp về di sản thừa kế thì tòa án sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật.
Người thừa kế theo pháp luật (Điều 676 Bộ luật dân sự 2005)
" 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, khi áp dụng diện thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;các bác của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và họ đương nhiên được hưởng phần di sản thuộc về họ.
Theo đó, bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai. Bạn chỉ được nhận thừa kế (khi không có di chúc) một phần đất mà ông bà để lại khi hàng thứ nhất không có. Như vậy, phần đất nông nghiệp đó sẽ được chia thừa kế cho bố bạn cùng với anh, chị, em của bố bạn.
Thừa kế đất nông nghiệp cần có điều kiện gì?
Trước đây, tại Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định: Người thừa kế đất nông nghiệp phải có điều kiện như: có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai. Hiện nay, Bộ Luật dân sự năm 2005 đã xóa bỏ những quy định này và đất nông nghiệp cũng được coi là tài sản thừa kế như các lọai tài sản khác.
Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013:
- Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 188 Luật Đất đai):
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 191 Luật Đất đai):
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645 Bộ luật dân sự 2005):
- Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Luật Gia: Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Có nên đưa "quyền được chết" vào luật? Quyền được chết không thể trao một cách tùy tiện, bừa bãi, bởi nếu quy định không khéo thì sẽ dễ bị lợi dụng, xâm phạm đến quyền sống của con người. Đó là quan điểm của các ĐBQH, luật sư khi trao đổi với PV về đề xuất đưa quyền được chết vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Trước đó, trong...