Vụ AVG: Ông Lê Mạnh Hà, Bùi Quang Vinh không bị xử hình sự
Kết luận điều tra khẳng định không đủ cơ sơ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Lê Mạnh Hà, Bùi Quang Vinh và Trần Văn Hiếu trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Bên cạnh đề nghị truy tố 14 bị can về các tội danh hình sự khác nhau, kết luận điều tra của cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đề cập tới trách nhiệm của nhiều lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Điển hình trong số này là ông Bùi Quang Vinh (cựu bộ trưởng Bộ KH&ĐT), Lê Mạnh Hà (cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và Trần Văn Hiếu ( Thứ trưởng Bộ Tài chính).
Các bị can trong vụ án liên quan đến thương vụ MobiFone-AVG
Theo kết luận điều tra, sau 5 lần đàm phán, giá mua 95% cổ phần AVG được thống nhất là gần 8.900 tỉ đồng. Tháng 10-2015, ông Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng Bộ TT&TT) ký quyết định lập Tổ thẩm định dự án, giao ông Trương Minh Tuấn (khi đó là thứ trưởng) chỉ đạo.
Tại báo cáo thẩm định, Tổ thẩm định nêu tổ này cũng như Bộ TT&TT không có điều kiện và chức năng để thẩm định, đánh giá mức giá mua nói trên. Do vậy, ông Son ký văn bản gửi Thủ tướng đề nghị xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Ngày 22-11-2015, ông Lê Mạnh Hà ký văn bản đề nghị Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tham gia ý kiến về dự án theo đề nghị của Bộ TT&TT. Hai ngày sau, ông Trần Văn Hiếu (khi đó là thứ trưởng Bộ Tài chính) ký văn bản gửi Văn phòng Chính phủ có nội dung “…thống nhất với đề xuất của Bộ TT&TT về chủ trương đầu tư dự án”.
Video đang HOT
Cùng ngày, ông Bùi Quang Vinh ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ tham gia ý kiến về dự án. Trong đó có nội dung “cơ bản thống nhất với các kiến nghị của Bộ TT&TT” và đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án dịch vụ truyền hình của MobiFone, giao Bộ TT&TT tổ chức phê duyệt và triển khai dự án theo đúng quy định…
Ngày 14-12-2015, ông Lê Mạnh Hà có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho MobiFone mua cổ phần của AVG để phát triển dịch vụ truyền hình, và giao Bộ TT&TT thực hiện dự án trên theo đúng quy định của pháp luật.
Say đó, ông Trần Văn Hiếu cũng có văn bản gửi Bộ TT&TT, đề nghị bộ này phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật.
Ngày 21-12-2015, thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn ký quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.
Tuy nhiên, CQĐT xác định các văn bản mà ông Lê Mạnh Hà, Bùi Quang Vinh, Trần Văn Hiếu ký chỉ là văn bản hành chính, góp ý về các kiến nghị của Bộ TT&TT hoặc mang tính chất hướng dẫn, không phải là căn cứ để bị can Nguyễn Bắc Son đưa vào quyết định phê duyệt đầu tư dự án. Do vậy, CQĐT không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các ông. Cả ba đã bị xử lý kỷ luật.
Cũng liên quan đến vụ án này, tháng 11-20182018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân về trách nhiệm trong dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Mạnh Hà, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ông Trần Văn Hiếu, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Bùi Quang Vinh, cựu bộ trưởng Bộ KH&ĐT. Sau đó, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Vinh.
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Ông Phạm Nhật Vũ được đề nghị áp dụng 'chính sách đặc biệt'
Chi tới 6,2 triệu USD để "lót tay" cho dàn cựu lãnh đạo Bộ TT&TT và MobiFone để bán 95% cổ phần AVG, nhưng ông Phạm Nhật Vũ vẫn được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt.
Trong số 14 bị can bị đề nghị truy tố ở vụ án liên quan đến thương vụ MobiFone-AVG, ông Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch HĐQT AVG) là người duy nhất bị cáo buộc về tội đưa hối lộ.
Lời khai của các bị cáo cho thấy ông Vũ đã "mạnh tay" chi tới 6,2 triệu USD cho các cựu lãnh đạo Bộ TT&TT cũng như MobiFone để thương vụ mua bán 95% cổ phần AVG được nhanh chóng hoàn tất.
Ông Phạm Nhật Vũ được đề nghị áp dụng "chính sách đặc biệt".
Cụ thể, suốt quá trình dự án diễn ra, ông Vũ nhiều lần gọi điện thúc giục để dàn lãnh đạo nói trên tạo điều kiện, sớm hoàn thành việc mua bán. Ngay khi thương vụ "đầu xuôi đuôi lọt", bị can Vũ đã đến tận nhà riêng để đưa cho Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng Bộ TT&TT) 3 triệu USD.
Ngoài ra, cựu chủ tịch AVG còn chi 2,5 triệu USD cho Lê Nam Trà (cựu chủ tịch MobiFone), 500.000 USD cho Cao Duy Hải (phó TGĐ MobiFone) và 200.000 USD cho Trương Minh Tuấn (cựu bộ trưởng Bộ TT&TT).
Ông Phạm Nhật Vũ bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ theo khoản 4, điều 346 BLHS năm 2015, với khung hình phạt từ 12-20 năm. Dù vậy, cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng cần áp dụng chính sách hình sự đặc biệt đối với bị can này.
Theo đó, CQĐT xác định ông Vũ với vai trò chủ tịch HĐQT là người đại diện cho giao dịch mua bán 95% cổ phần AVG. Vì muốn bán được cổ phần nên ông Vũ đã đề nghị Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải - là những người có chức vụ quyền hạn, để dự án sớm hoàn thành. Quá trình đàm phán, Vũ không hứa hẹn đưa tiền cho bốn người này mà phải đến sau khi hoàn thành dự án.
Quá trình điều tra, bị can Vũ đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của bản thân, tích cực hợp tác với CQĐT làm rõ vụ việc. Đặc biệt, bị can chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ MobiFone (cả gốc và lãi), chi phí dự án; từ đó góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho Nhà nước.
Thêm nữa, gia đình bị can Vũ có công với cách mạng, bản thân bị can có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Hội chất độc màu da cam, bom mìn, mồ côi, các hoạt động an sinh xã hội....
Do vậy, CQĐT đề nghị quá trình truy tố, xét xử, cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng chính sách sách hình sự đặc biệt phù hợp khi lượng hình với bị can.
T.PHAN
Theo PLO
Vì sao Phạm Nhật Vũ được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt? Trong kết luận điều tra, Cơ quan Công an đã nêu những điểm tích cực của bị can Phạm Nhật Vũ và đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt khi lượng hình. Bị can Phạm Nhật Vũ (ảnh Bộ Công an). Theo kết luận điều tra, bị can Phạm Nhật Vũ - với vai trò là chủ tịch HĐQT của...