Vụ anh ruột thảm sát cả nhà em trai ở Hà Nội: Người dân đứng nhìn mà không cứu giúp có bị truy cứu?
Nhiều người khi xem lại clip thảm án ở Đan Phượng vẫn ám ảnh câu hỏi: Có rất nhiều người dân chứng kiến hung thủ vung dao chém người mà sao không cầm gạch đá ném từ xa hoặc các biện pháp mạnh nào đó khiến cho hung thủ trọng thương để ngăn chặn cơn cuồng sát?
Vụ thảm án kinh hoàng anh trai Nguyễn Văn Đông (SN 1966) truy sát cả nhà em trai là Nguyễn Văn Hải (SN 1969) tại thôn Bồng, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội sáng 1/9 đã khiến 4 người trong gia đình ông Hải tử vong, 1 người bị thương nặng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện.
Một clip tung lên mạng xã hội ngay khi vụ thảm án xảy ra cho thấy hình ảnh một người đàn ông cầm dao chém nhiều nhát vào ít nhất ba nạn nhân đang nằm gục ở khoảng giữa một con ngõ nhỏ. Đầu ngõ và cuối ngõ đều có nhiều người đứng chứng kiến, quay clip nhưng không ai dám vào can ngăn, cũng không có biện pháp gì để ngăn chặn hung thủ dừng việc chém người.
Nhiều người dân chứng kiến hung thủ vung dao chém người nhưng không ai dám vào can ngăn. Ảnh cắt ra từ clip.
Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh clip này: Rất nhiều người dân chứng kiến, thậm chí còn đứng quay clip mà không có hành động cứu giúp người bị nạn có bị truy cứu về tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng? Người dân có thể dùng gạch đá, gậy gộc ném về phía hung thủ khiến hung thủ trọng thương thì biết đâu có thể ngăn được cơn cuồng sát? Trong trường hợp người dân ném gạch đá khiến hung thủ bị thương tích nặng, thậm chí tử vong thì người gây ra việc này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trả lời vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Pháp luật có có quy định trong trường hợp không cứu người bị nạn. Theo đó, Điều 132 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 có quy định tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm tính mạng trong khi có điều kiện nhưng lại không cứu giúp dẫn đến người đó chết thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Tuy nhiên trong clip cho thấy mặc dù có rất nhiều người ở hiện trường đó, nhưng bản thân hung thủ khi ấy rất hung hãn, gặp đâu chém đấy rất quyết liệt nên không ai dám thực hiện hành vi cứu giúp người. Trong trường hợp này, những người đứng chứng kiến sẽ không bị buộc tội “không cứu giúp người” vì pháp luật quy định “phải có điều kiện cứu giúp”. Đằng này họ không có điều kiện cứu giúp.
Video đang HOT
Người dân và người thân bật khóc trong đám tang vợ chồng ông Hải
Có nhiều ý kiến cho rằng có nhiều người như thế, mỗi người có thể về nhà lấy gậy gộc, cành cây, đá ném từ xa vào hung thủ khiến hung thủ bị trọng thương để ngăn cản. Xét về pháp luật, tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Như vậy, người dân được phép cầm hung khí để chống lại hung thủ với mục đích ngăn cản việc chém người của hung thủ. Trong trường hợp hung thủ tử vong thì người gây ra việc này cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, Luật sư Đặng Văn Cường cũng lưu ý trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tức là trường hợp hung thủ đã rời dao rồi, không có khả năng tấn công, không có mục đích tấn công truy sát người nữa nhưng người dân vẫn lao vào đánh hoặc dùng gạch đá ném dẫn đến hậu quả hung thủ chết thì sẽ bị khép tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và sẽ bị xử lý hình sự.
Đỗ Mai
Theo giadinh.net
Góp sữa nuôi bé 1 tháng tuổi mất mẹ sau thảm án anh thảm sát gia đình em trai
Mới hơn 1 tháng tuổi, bé Đ. đã mất đi hơi ấm của mẹ khi chị Bắc đã ra đi mãi mãi trong vụ thảm án kinh hoàng.
Chị Liên và chị Linh xếp các bịch sữa ngay ngắn vào tủ cấp đông của gia đình.
Đã hơn 2 ngày kể từ khi vụ thảm án kinh hoàng do đối tượng Nguyễn Văn Đông (SN 1966, trú xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội) gây ra với gia đình em trai là ông Nguyễn Văn Hải (SN 1969, ở kế bên). Có 4 nạn nhân đã tử vong trong đó có chị Nguyễn Thị Bắc (SN 1991), mẹ cháu P.H.K.Đ (1 tháng tuổi).
Mới hơn 1 tháng tuổi, bé Đ. đã mất đi hơi ấm của mẹ khi chị Bắc đã ra đi mãi mãi trong vụ thảm sát kinh hoàng. Tuy vậy, với tình yêu thương con nhỏ, những bà mẹ "bỉm sữa" đã không quản nặng nhọc, góp 1 phần sữa trữ đông của mình gieo mầm sống cho cháu bé.
Chị Linh và chị Liên (cùng trú quận Hà Đông) đã tranh thủ giờ nghỉ trưa ít ỏi tìm đến thăm và đem nguồn sữa mẹ quý giá cho cháu Đ. Từng bịch sữa được ghi ngày tháng, hạn sử dụng rõ ràng để gia đình cháu Đ. dễ nhận biết. Trong chiếc thùng đá giữ nhiệt, có hơn 20 bịch sữa trữ đông đến từ nhiều bà mẹ "bỉm sữa" ở nhiều nơi trên địa bàn TP.Hà Nội.
"Chúng tôi tìm đến từng nhà có các bà mẹ đang cho con bú. Khi nói xin sữa cho cháu bé 1 tháng tuổi mới mất mẹ trong vụ án ở Đan Phượng thì ai cũng vui vẻ đồng ý. Có mẹ còn gửi cả quà cho cháu Đ.", chị Linh chia sẻ.
Theo chị Linh, vì cháu Đ. mới được hơn 1 tháng tuổi nên việc chọn lọc sữa cho con ăn để đảm bảo tiêu chí đủ chất, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa rất quan trọng. Số sữa mà chị cùng chị Liên mang đến đều là sữa của các bà mẹ đang cho con bú dưới 3 tháng tuổi, hoàn toàn phù hợp với cháu Đ.
Chị Quỳnh An cho bé Đ. bú trực tiếp dòng sữa trên người mình.
Chị Quỳnh An, một bà mẹ "bỉm sữa" trẻ tuổi đã đến thăm và trực tiếp cho bé Đ. bú cho hay, bé rất háu ăn, có lẽ vì nhớ bầu sữa mẹ quá. Chị đã mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ để di chuyển từ trung tâm nội thành Hà Nội để tìm đến nhà và thăm cháu Đ.
"Lúc tôi đến thì bé đang khóc ngặt nghẽo, bà không dỗ được. Nghĩ là con đói nên tôi đã vào dỗ, cho con bú sữa trong người mình. Tiếc là tôi không ở gần để ngày nào cũng sang cho con bú", chị Quỳnh An chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Hiên (bà nội bé Đ.) cho hay, từ hôm con dâu gặp nạn qua đời, bà chỉ cho bé Đ. uống sữa từ tủ cấp đông.
"Đói quá thì con bé phải uống sữa cấp đông chứ tôi cũng chẳng biết phải làm thế nào. Từ khi mẹ cháu qua đời, cháu lúc nào cũng quấy khóc ngặt nghẽo dù tôi có bế, có dỗ dành", bà Hiên cho biết.
Bà Hiên luôn phải bế bé Đ. trên tay để dỗ dành cháu ăn.
Nhìn chị Quỳnh An cho bé Đ. bú bà Hiên rưng rưng: "Chưa lần nào tôi thấy cháu ăn ngon như thế. Tôi gần 60 tuổi rồi, cũng từng chăm con nhưng cách chăm ngày ấy khác với bây giờ. Chưa biết tương lai thế nào, nhưng hai bà cháu cứ bồng bế nhau vượt qua lúc khó khăn này đã".
Vụ thảm án đã qua đi được nhiều ngày, nhưng nỗi đau của những người ở lại thì vẫn còn mãi. Không còn hơi ấm, không còn được hưởng sự yêu thương của mẹ Bắc, thế nhưng bé Đ. vẫn còn bố và ông bà nội cùng biết bao dòng sữa mẹ từ các bà mẹ "bỉm sữa" ở khắp nơi trên địa bàn TP.Hà Nội.
Theo Danviet
Anh chém cả nhà em: 'Vì em trai nghe vợ?' Theo đại diện UBND xã Hồng Hà, sau khi sự việc xảy ra, Đông khai, vì em trai mình nghe vợ con nên mới có mâu thuẫn với Đông. Xung quanh xôn xao vụ anh chém cả nhà em ruột vì 0,5m đất, ngày 3/9, theo thông tin trên tờ Thanh Niên, đại diện UBND xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, TP Hà...