Vụ án Vũ “nhôm”: Gia đình Vũ đang thu xếp nộp hết số tiền 203 tỷ
Tại phiên thẩm vấn sáng 4.12, luật sư bảo vệ cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cho biết, hiện gia đình của bị cáo Vũ đang thu xếp số tiền còn lại là hơn 30 tỷ để nộp cho HĐXX trong thời gian sớm nhất. Trước đó, gia đình bị cáo Vũ đã khắc phục được 173 tỷ đồng.
Sáng 4.12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên thẩm vấn đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình cùng 24 đồng phạm trong vụ án làm thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại CP Đông Á – DAB.
Tại phiên xét xử, HĐXX, các luật sư tiếp tục xét hỏi lần lượt các bị cáo để làm rõ hơn hành vi phạm tội, vai trò, trách nhiệm của mỗi bị cáo trong quá trình phạm tội. Đồng thời, các luật sư hỏi thêm về nhân thân, các căn cứ để HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ, hiện gia đình của bị cáo Vũ đang thu xếp số tiền còn lại là hơn 30 tỷ để nộp cho HĐXX trong thời gian sớm nhất. Được biết, trước đó, gia đình bị cáo Vũ đã khắc phục được 173 tỷ đồng.
Hiện gia đình Vũ “nhôm” đang thu xếp để nộp đủ số tiền 203 tỷ đồng Vũ đã chiếm đoạt của ngân hàng DAB.
Theo cáo trạng, được sự tiếp sức của Trần Phương Bình – nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT DAB, Phan Văn Anh Vũ đã chiếm đoạt 203 tỷ đồng của ngân hàng DAB.
Thực chất, Vũ mua 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng, nguồn tiền mua cổ phần do Vũ thế chấp 220 lô đất tại TP.Đà Nẵng để vay 400 tỷ đồng của DAB. Khi thiếu 203 tỷ, Trần Phương Bình đã chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Vũ “nhôm”, Vũ “nhôm” chỉ việc ký khống chứng từ nộp 203 tỷ vào DAB.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên thẩm vấn ngày 30.11, Vũ “nhôm” phủ nhận việc bị truy tố về hành vi đồng phạm với Trần Phương Bình chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng và kêu oan. Vũ khẳng định đây là quan hệ dân sự giữa cá nhân Vũ và bị cáo Bình. Về việc mua cổ phần, Vũ không đề xuất mua cổ phần mà ý tưởng là do bị cáo Bình đề xuất. Vũ chỉ là người đồng ý với việc bị cáo Bình sắp xếp.
Các luật sư bảo vệ cho 26 bị cáo tại phiên tòa.
Bị cáo Vũ khẳng định: “Mặc dù bị cáo vay của anh Bình không có giấy tờ, nhưng vì là anh em thân tình, anh Bình nhiều lần giúp bị cáo trong vấn đề tài chính nên giờ anh Bình gặp nạn, bị cáo và gia đình dứt khoát trả lại cho anh Bình số tiền hơn 200 tỷ đồng và 13,4 triệu USD anh Bình đã giúp bị cáo”.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cáo, bị cáo Phan Văn Anh Vũ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Khoản 4 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ngoài các hình phạt tù quy định nêu trên, Phan Văn Anh Vũ cũng chịu trách nhiệm về khoản tiền 203 tỷ đồng chiếm đoạt; 90,5 tỷ đồng mua cổ phần và 13,4 triệu USD.
Theo Danviet
Xét xử vụ Vũ nhôm: Nguyễn Thị Kim Xuyến bất ngờ đổ tội cho cấp trên
Sáng 29.11, TAND TP.HCM tiếp tục phần xét hỏi Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại CP Đông Á - DAB và các đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến, nguyên Phó Tổng giám đốc DAB và bị cáo Trần Phương Bình có mâu thuẫn về lời khai.
Chủ tọa xét hỏi thêm bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến để làm rõ những sai phạm của bị cáo Trần Phương Bình, trong đó có nội dung từ tháng 3.2011 - 4.2015, DAB đã chi lãi ngoài trái quy định đến hơn 467 tỷ đồng.
Bị cáo Bình khai nhận: Từ tháng 3.2011, có hiện tượng khách hàng rút tiền gửi ở DAB đi gửi ngân hàng khác do lãi suất cao hơn. Bình, Xuyến và Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên giám đốc Phòng nguồn vốn) bàn bạc và thống nhất chi lãi suất ngoài lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, tránh việc khách hàng rút tiền ồ ạt.
Bị cáo Xuyến được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi trả lời vì đau chân (ảnh chụp qua màn hình)
Theo đó, bị cáo Xuyến giao cho Ái Lan thông báo tới các phòng giao dịch, chi nhánh của DAB triển khai thực hiện tới khách hàng. Việc làm trên đã gây thiệt hại cho DAB số tiền hơn 437 tỷ đồng và 650 lượng vàng.
Chủ tọa đặt câu hỏi khi kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, DAB đã bị âm nguồn quỹ rất lớn, trong đó có nguồn tiền chi lãi ngoài, vậy các bị cáo báo cáo về số tiền này như thế nào; báo cáo số tiền chi ngoài hơn 467 tỷ vào việc gì?
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến trả lời: Số tiền và vàng chi lãi suất ngoài quy định DAB chưa thể hiện trong sổ sách mà vẫn để ngoài sổ sách. Khi có thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, số tiền trên chỉ báo là chi lãi suất chứ không có cụ thể. Việc làm thế nào để cân đối được trên chứng từ thì bị cáo Xuyến khai: Các bị cáo che giấu bằng việc điều chuyển khống tới các chi nhánh, phòng giao dịch như bị cáo Bình đã khai báo.
Theo kết quả điều tra và VKS công bố cáo trạng, lợi dụng việc DAB cho Cao Ngọc Huy (em vợ Trần Phương Bình) vay khống số tiền 270 tỷ đồng nhằm che giấu việc âm quỹ, Xuyến đã chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ chuyển 20 tỷ đồng cho Đỗ Thị Minh Giang và 20 tỷ đồng cho bà Trần Thị Mai là người thân của Xuyến. Xuyến đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền 40 tỷ đồng tiêu xài cá nhân.
Bị cáo Xuyến (ngoài cùng bên phải) khai đã trả cho bị cáo Bình (thứ 3 từ phải qua trái) 40 tỷ đồng, nhưng bị cáo Bình phủ nhận.
Tuy nhiên, bị cáo Xuyến phủ nhận việc đã chiếm đoạt, sử dụng số tiền 40 tỷ. Xuyến khai đã trả cho Bình bằng cổ phiếu. Chủ tọa hỏi có gì làm bằng chứng việc bị cáo đã trả 40 tỷ đồng tiền chiếm đoạt? Bị cáo Xuyến ấp úng, trả lời không mạch lạc. Chủ tọa khẳng định bị cáo Xuyến khai "loanh quanh" và cho rằng: "Bị cáo Bình đã nhận hết rồi nên cứ đổ hết cho bị cáo Bình là xong à? Cái này tòa án sẽ xem xét...".
Bị cáo Bình phủ nhận lời khai trên của Nguyễn Thị Kim Xuyến, khẳng định Xuyến chưa trả 40 tỷ đồng như Xuyến khai báo. Ngoài việc sử dụng 40 tỷ đồng, bị cáo Xuyến còn tự quyết định sử dụng số tiền 467 tỷ trả lãi suất ngoài để huy động vốn. Bị cáo Bình thừa nhận chỉ có chỉ đạo về chủ trương chung, vì tin tưởng nên không để ý Xuyến và Nguyễn Thị Ái Lan chi như thế nào.
Với những hành vi phạm tội nêu trên, cùng với Trần Phương Bình, bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến bị VKSND Tối cao truy tố tội 2 tội danh: "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" quy định tại Khoản 4 Điều 355 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165 BLHS năm 1999.
Phiên tòa còn trong giai đoạn thẩm vấn.
Theo Danviet
Vũ 'nhôm' được cho ngồi viết tại tòa, có đúng luật? Vũ "nhôm" được HĐXX chấp thuận cho ngồi viết nội dung sẽ trình bày ngay tại toà, đây được xem là việc chưa có tiền lệ, vậy luật có cho phép? Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh ngày 3-12 trong phiên toà xét xử vụ thất thoát 3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, luật sư của bị cáo...