Vụ án Trương Mỹ Lan là “điển hình, nổi cộm” về hành vi rửa tiề.n
Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) do TAND TPHCM kết án về các tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới, Rửa tiề.n là vụ án điển hình, nổi cộm về rửa tiề.n.
Nhận định đó được nêu ra trong “Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiề.n có nguồn gốc từ tham nhũng” do Bộ Tư pháp thực hiện.
Tội phạm tham nhũng có xu hướng tẩu tán tiề.n ra nước ngoài
Qua các vụ án được xét xử thời gian qua, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp thấy rằng các khoản tiề.n bị chiếm đoạt rất lớn, có những vụ án số tiề.n này lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các khoản tiề.n bị chiếm đoạt thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chi tiêu cá nhân, mua sắm bất động sản, tài sản có giá trị, đầu tư kinh doanh…
Thậm chí, tiề.n chiếm đoạt được còn được sử dụng vào hoạt động từ thiện để nâng cao uy tín, vị thế. “Đây đều là những hành vi được gọi là rửa tiền”, nghiên cứu nhấn mạnh.
Quá trình xác minh, cơ quan điều tra luôn quán triệt phương châm thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng nói chung và phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, làm rõ nguồn gốc hình thành tài sản từ nguồn tiề.n phạm tội để phục vụ thu hồi, kê biên, phong tỏa.
Báo cáo nghiên cứu dẫn vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) là vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.
Các bị cáo mà đứng đầu là Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch PVC) – người đại diện vốn góp của PVN tại PVC, đã cấu kết với nhau và với doanh nghiệp bên ngoài lập hồ sơ, quyết toán để chiếm đoạt số tiề.n rất lớn của PVC.
“Số tiề.n thiệt hại hơn 119 tỷ đồng và hơn 13 tỷ đồng tham ô chưa nói được hết tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ án”, báo cáo nhận định và cho rằng việc làm của các bị cáo đã làm chậm tiến độ dự án, làm đội vốn đầu tư gần chục ngàn tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh tại một phiên tòa năm 2021 (Ảnh: TTXVN)
Vụ án Hà Văn Thắm cùng đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank); vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) trong “đại án chuyến bay giải cứu”; truy tố 36 bị can tại vụ án xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; vụ án liên quan Công ty Việt Á; vụ án Phan Văn Anh Vũ – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79; Trần Phương Bình – cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á,… cũng được đưa vào báo cáo nghiên cứu.
“Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng ngày càng lớn. Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án nói chung, vụ án tham nhũng nói riêng luôn được đặc biệt quan tâm”, nghiên cứu khái quát.
Video đang HOT
Nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp nhận định, tội phạm tham nhũng có xu hướng là tội phạm trí thức, không chỉ am hiểu các quy định pháp luật mà còn nắm được những sơ hở của các quy định để làm phương tiện, công cụ phạm tội tham nhũng và thực hiện hành vi rửa tiề.n.
Hành vi của tội phạm tham nhũng rất tinh vi nên hầu như khi cơ quan thực thi pháp luật phát hiện ra hành vi phạm tội thì đối tượng đã kịp tẩu tán tiề.n, tài sản. Tội phạm tham nhũng có xu hướng tẩu tán tiề.n ra nước ngoài hoặc rửa tiề.n bằng cách mua những tài sản có giá trị lớn, đầu tư vào bất động sản trong nước đứng tên người thân trong gia đình, đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp…
“Ngoại trừ các quan chức cấp cao có khả năng rửa tiề.n xuyên biên giới, hầu hết tội phạm tham nhũng thực hiện các biện pháp rửa tiề.n truyền thống như mua các tài sản có giá trị trong nước như xe hơi đắt tiề.n, bất động sản, du lịch”, báo cáo chỉ rõ.
Đáng chú ý, theo nhóm nghiên cứu, các vụ án điều tra tội rửa tiề.n thể hiện sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị cơ quan điều tra, VKSND và TAND các cấp trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiề.n.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại phiên tòa diễn ra cuối năm 2024 (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Không chỉ chịu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù về tội rửa tiề.n, các bị cáo còn chịu hình phạt bổ sung như phạt tiề.n, tịch thu một phần tài sản. Vật chứng được tịch thu, tiêu hủy, tịch thu sung công quỹ, tạm giữ tiề.n và tài sản của bị cáo để bồi thường cho người bị hại.
Trong số các vụ án xét xử tội rửa tiề.n trong thời gian qua, theo nhóm nghiên cứu, vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm (giai đoạn 2) do TAND TPHCM kết án về các tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới, Rửa tiề.n là vụ án điển hình, nổi cộm về hành vi rửa tiề.n.
“Trương Mỹ Lan đã thực hiện hành vi rửa tiề.n đối với trên 445.748 tỷ đồng. Vụ án có 9 bị cáo bị kết án về tội rửa tiề.n với mức hình phạt từ 2-12 năm”, báo cáo thông tin.
Biến những khối tài sản “bẩn” thành tài sản “sạch”
Nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp nhận định, để kiểm soát tội phạm rửa tiề.n thì việc phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm nguồn xảy ra, trong đó có các tội phạm về tham nhũng, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, cần thiết.
Quy định của pháp luật Việt Nam cơ bản phù hợp và tương thích với các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và rửa tiề.n. Tuy nhiên, một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Trong đó, theo nhóm nghiên cứu, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản thì vấn đề kiểm soát tài sản, thu nhập không chỉ đặt ra đối với cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, mà cần được thực hiện với mọi người dân với nhiều biện pháp kiểm soát lẫn nhau. Đó là cơ chế thanh toán không dùng tiề.n mặt, thu nộp và quản lý thuế, đăng ký tài sản có giá trị,…
“Việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là việc kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn đến nguy cơ thất thoát một khối lượng lớn tiề.n, tài sản”, báo cáo chỉ rõ.
Hơn nữa, đối với số tài sản, thu nhập bị phát hiện là kê khai không trung thực hoặc có nguồn gốc không rõ ràng thì pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện cũng chưa có quy định để xử lý.
Nhóm nghiên cứu khẳng định đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản “bẩn” thành tài sản “sạch” thông qua hoạt động rửa tiề.n.
Năm 2022, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC, có 6 căn hộ bị kê biên tại Chung cư Pacific Place, số 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Dương).
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ 4.0 đã xuất hiện phổ biến một số loại tiề.n mã hóa – tiề.n ảo (Bitcoin, Ethereum, Tether, Binance Coin, Ripple, Cardano…) nhưng chưa có quy định cụ thể và cách hiểu thống nhất về việc những loại tiề.n này có được coi là tài sản theo pháp luật dân sự của Việt Nam hay không.
“Đây chính là kẽ hở để những đối tượng phạm tội lợi dụng thực hiện các hoạt động rửa tiề.n thông qua giao dịch tiề.n mã hóa, tài sản mã hóa”, nhóm nghiên cứu lo ngại và đề xuất quy định cơ chế quản lý, giám sát đối tượng này.
Liên quan đến hành vi rửa tiề.n, Bộ luật Hình sự quy định hai tội danh là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323) và tội Rửa tiề.n (Điều 324).
Việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về bản chất, theo nghiên cứu, cũng là một trong những quy trình nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản do phạm tội mà có, nhằm chuyển hóa thành tài sản hợp pháp.
Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng được coi là một dạng thức của hành vi rửa tiề.n theo chuẩn mực quốc tế. Do đó, quy định 2 tội danh độc lập như trên sẽ dẫn tới cách hiểu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được từ phạm tội không phải là hành vi rửa tiề.n.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất trong thời gian tới cần hợp nhất 2 tội danh này thành một tội danh về rửa tiề.n để đảm bảo phản ánh đúng bản chất, tính chất của hành vi phạm tội cũng như thống nhất về chế tài xử lý.
Phát hiện hàng nghìn giao dịch đáng ngờ
Nghiên cứu vừa được Bộ Tư pháp công bố trích dẫn thông tin trong Báo cáo tiến triển quốc gia của Việt Nam về công tác phòng, chống rửa tiề.n năm 2024 cho thấy, từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2024, Cục Phòng, chống rửa tiề.n (PCRT) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã tiếp nhận 3.562 báo cáo giao dịch đáng ngờ (bằng 132% số lượng giao dịch đáng ngờ tiếp nhận năm 2022).
Cục PCRT đã có 151 văn bản trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin liên quan đến 3.367 giao dịch đáng ngờ cho cơ quan chức năng; phần lớn kết quả xử lý giao dịch đáng ngờ được chuyển giao cho cơ quan của Bộ Công an (91,8%).
Các kết quả phân tích giao dịch đáng ngờ chuyển giao cho các cơ quan công an thường nghi ngờ liên quan đến hành vi phạm tội như lừ.a đả.o, gian lận, c.á đ.ộ, đán.h bạ.c, trốn thuế, buôn lậu, giao dịch chuyển tiề.n quốc tế giá trị lớn; giao dịch có giá trị lớn liên quan đến bất động sản; giao dịch thẻ khống, rửa tiề.n.
Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2024, Cục PCRT đã có 195 lượt văn bản chuyển thông tin liên quan đến gần 4.000 báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan công an và 22 lượt văn bản chuyển giao thông tin liên quan đến 114 báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan thuế và một văn bản gửi Bộ Quốc phòng.
Qua xác minh, xử lý, công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố hình sự với hành vi đán.h bạ.c trái phép dựa theo kết quả các trận bóng đá có thật với số tiề.n trên 50 triệu đồng ở Đắk Lắk; khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 4 bị can về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản ở Bắc Ninh; khởi tố 3 bị can về tội Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới với số tiề.n hơn 130 triệu USD, tương đương hơn 3.000 tỷ đồng ở Nghệ An; khởi tố một bị can về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiề.n tệ qua biên giới ở Lạng Sơn…
Xét xử giai đoạn 2 "đại án" Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Trương Mỹ Lan nói SCB không có tiề.n!
Sáng 25/9, sau khi nghỉ giải lao, HĐXX vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục xét hỏi vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan để làm rõ hành vi rửa tiề.n, nguồn gốc, hướng đi của số tiề.n mà các bị cáo đã giúp sức cho bị cáo Lan từ hành vi tham ô tài sản và lừ.a đả.o chiếm đoạt mà có.
Các bị cáo bị truy tố tội "Rửa tiề.n" trong vụ án gồm: Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của bị cáo Lan), bà Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của bị cáo Lan), Trần Xuân Phượng (thư ký của bị cáo Ngô Thanh Nhã, em dâu bị cáo Lan), Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Sài Gòn Pennisula), Trương Khánh Hoàng (cựu Quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Trần Thị Mỹ Dung (Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công ty Acumen).
Về tội "Rửa tiề.n", bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng các đồng phạm lên phương án, thực hiện việc rút tiề.n, chuyển tiề.n ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm cắt đứt dòng tiề.n, che giấu, hợp thức hóa số tiề.n 445.748 tỷ đồng.
Với bị cáo Trương Mỹ Lan, như thường lệ, không trả lời vào trọng tâm, luôn dài dòng. Ngay cả với câu hỏi cáo trạng kết luận bị cáo chỉ đạo cá bị cáo khác thực hiện các hành vi phạm tội đúng hay sai, thay vì trả lời "đúng - sai", bị cáo Lan lại trả lời "tôn trọng, cơ quan tố tụng, tôn trọng lờ.i kha.i của các đồng phạm". Bị cáo không bình luận nhưng xin trình bày thêm một số nội dung để làm rõ bản chất vấn đề.
Khi được HĐXX hỏi có chuyển tiề.n đi nước ngoài và trả lãi cho ngân hàng khác không. Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định, SCB không có tiề.n, toàn vay cũ - trả mới, lấy đâu mà rút. "Số tiề.n chuyển đi nước ngoài rất ít còn trả lãi ngân hàng khác bị cáo không rõ vì Vạn Thịnh Phát không vay còn nếu có thì khoản vay của SCB", bị cáo Lan trả lời.
Các bị cáo tại tòa sáng ngày 25/9.
Bị cáo Trương Mỹ Lan còn nói, lờ.i kha.i của các bị cáo khác, trong nhóm bị truy tố về tội "Rửa tiề.n", bản chất không sai nhưng chưa rõ làm ảnh hưởng tới bản thân bị cáo. Tuy nhiên, khi tòa yêu cầu làm rõ thì nữ bị cáo lại trả lời "vòng vo".
Khi chủ tọa hỏi có phải bị cáo là người chỉ đạo thực hiện các hành vi? Bị cáo Lan trả lời mình không chỉ đạo chi tiết. Cáo trạng xác định bị cáo Trương Mỹ Lan là người đưa ra các chủ trương việc phát hành trái phiếu (nguồn tiề.n) đến việc rút tiề.n khỏi SCB...
Về số tiề.n chuyển từ Ngân hàng SCB về nhà riêng hoặc trụ sở của Vạn Thịnh Phát, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát chỉ nói ông Dũng là một tài xế lái xe, rất hiền, không tham tiề.n nên giao cho trọng trách chở tiề.n chứ người này không được hưởng lợi gì.
Còn với Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) - Times Square - Chu Lập Cơ, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo này khai nhận có nhiều thẻ tín dụng chứ không có phải có mỗi thẻ SCB, nguồn tiề.n có thể dùng để đi lại. Khi nhận cáo trạng rất ngạc nhiên vì số tiề.n sử dụng có nguồn gốc bất hợp pháp nên đã nói gia đình khắc phục 19 tỷ đồng, có sử dụng 33 tỷ.
Cáo trạng xác định trong thời gian từ năm 2018 đến ngày 7/10/2022, Chu Lập Cơ đã cùng Trương Mỹ Lan che giấu, hợp thức, sử dụng số tiề.n hơn 33 tỷ đồng do Trương Mỹ Lan phạm tội "Tham ô tài sản" và "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, trả lời HĐXX, các bị cáo đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan thừa thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu, đồng thời một số bị cáo cho biết làm theo chỉ đạo của bị cáo Lan và mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, nhận thức khi thực hiện sai phạm
Ngày 30/8 hết hạn nhận đơn yêu cầu bồi thường của người mua trái phiếu trong vụ Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 TAND TP Hồ Chí Minh sẽ không nhận đơn yêu cầu bồi thường của các trường hợp sở hữu trái phiếu của 4 công ty liên quan trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2 đến hết ngày 30/8/2024. Ngày 19/8, TAND TP Hồ Chí Minh phát đi thông báo về thời gian nhận đơn yêu cầu bồi thường...