Vụ án Trịnh Xuân Thanh: “Người thứ ba ngay tình” nói gì?
Chủ sở hữu hiện tại của biệt thự triệu USD ở Tam Đảo khẳng định này là “người thứ ba ngay tình”, cần được pháp luật bảo vệ; đồng thời cho rằng phán quyết của tòa sơ thẩm không thể thi hành được.
Sáng nay (27/9), Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm để xem xét kháng cáo của các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ).
Hội đồng xét xử gồm 3 người, do Thẩm phán Võ Hồng Sơn làm Chủ tọa phiên tòa. Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội có 2 kiểm sát viên cao cấp là bà Phạm Thị Minh Yến và ông Phạm Quốc Huy.
Theo dự kiến, phiên phúc thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 27-29/9.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa sơ thẩm (Ảnh: TTXVN).
Trước đó, tại bản án sơ thẩm, bị cáo Đinh La Thăng – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – bị tuyên án phạt 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Đỗ Văn Hồng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc) – bị tuyên phạt 4 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Với cáo buộc phạm 2 tội danh trên, bị cáo Trịnh Xuân Thanh – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) – bị tuyên phạt tổng cộng 18 năm tù.
Các đồng phạm của bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh lĩnh mức án từ 36 tháng tù (hưởng án treo) đến 6 năm 6 tháng tù giam.
Sau phiên sơ thẩm, ông Thăng không làm đơn kháng cáo. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh kháng cáo toàn bộ bản án, sau đó bất ngờ rút đơn.
Video đang HOT
Sáu bị cáo khác đều xin tòa cấp phúc thẩm cân nhắc cho các bị cáo được hưởng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt, giảm khung, điều, khoản, tội danh áp dụng, miễn trách nhiệm dân sự cho các bị cáo.
Không thể thi hành phán quyết sơ thẩm?
Ngoài các bị cáo trên, Công ty TNHH đầu tư Mai Phương (Cty Mai Phương), đơn vị sở hữu khu đất 3.400 m2 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc), cũng kháng cáo, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét trả lại khu đất trên cho công ty này. Trước đó, bản án sơ thẩm đã tuyên trả lại cho PVC quyền sử dụng 3.400 m2 đất tại Tam Đảo nói trên.
Trong đơn bổ sung yêu cầu kháng cáo và kiến nghị gửi tới TAND Cấp cao tại Hà Nội ngày 24/9, Cty Mai Phương tiếp tục cho rằng quyết định của Tòa cấp sơ thẩm về phần dân sự liên quan đến công ty này không khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.
Theo đơn của Cty Mai Phương, PVC tham gia tố tụng trong vụ án này với tư cách là nguyên đơn dân sự, có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quá trình giải quyết vụ án, PVC chỉ yêu cầu tòa án buộc bị cáo Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng liên đới bồi thường cho PVC hơn 13 tỷ đồng – số tiền bị thiệt hại do hành vi tạm ứng tiền và góp vốn trái quy định gây nên.
Viện dẫn khoản 1, Điều 5, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Cty Mai Phương cho rằng, việc Tòa sơ thẩm tuyên trả lại cho PVC lô đất là không phù hợp với nguyên tắc “quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự”.
Đại diện Cty Mai Phương phân tích, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất giữa PVC Kinh Bắc và Cty Mai Phương đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cty Mai Phương phải trả tiền để có được quyền sử dụng hợp pháp lô đất.
Ông Kiều Đào Lâm – chủ sở hữu Cty Mai Phương – không thể biết việc lô đất mà PVC Kinh Bắc chuyển nhượng cho Cty Mai Phương được hình thành từ nguồn tiền nào. Do vậy, trong trường hợp này cần áp dụng quy định của pháp luật để xác định ông Lâm là người thứ ba ngay tình và cần được pháp luật bảo vệ.
Đáng chú ý, đại diện Cty Mai Phương cho rằng, tòa cấp sơ thẩm tuyên một quyết định “không thể thi hành được”. Cụ thể, tòa sơ thẩm không nêu rõ ai là người phải trả lại lô đất cho PVC.
Cty Mai Phương phân tích, nếu tuyên buộc bị cáo Trịnh Xuân Thanh phải trả lại lô đất thì phần nội dung bản án này không thể thực hiện được vì ông Thanh không phải chủ sở hữu đối với lô đất. Hiện tại, ông Thanh cũng không phải là người đang quản lý, sử dụng lô đất này.
Nếu tuyên buộc ông Kiều Đào Lâm là người phải trả lại lô đất cho PVC thì không phù hợp với quy định về người thứ ba ngay tình.
Điều 133 Bộ luật dân sự 2015
Khoản 2: Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu…
Khoản 3: Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Ông Trịnh Xuân Thanh đề nghị xem xét lại việc kê biên tài sản của người nhà
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh phủ nhận có sai phạm trong dự án Ethanol Phú Thọ và đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại việc kê biên một số tài sản của người nhà.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tại tòa - Ảnh: TTXVN
Chiều 10-3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và 11 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục phần tranh luận.
Trong phần tự bào chữa lúc tối muộn, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bước lên bục khai báo, tay cầm theo tập tài liệu. Bị cáo kiến nghị HĐXX xem xét những nội dung đã khai trong phần xét hỏi.
Bị cáo Thanh kiến nghị đại diện VKS đưa ra những căn cứ được sử dụng để buộc tội bị cáo đã vi phạm quy định, gây hậu quả thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.
Ông Thanh cho rằng thời điểm dự án được xác định gây thiệt hại, bị cáo đang đi học lớp do Tập đoàn Dầu khí tổ chức nên chỉ tham gia điều hành một số công việc tại PVC, không tham gia điều hành chuyện làm hồ sơ đề xuất nhận thầu.
Liên quan đến các sai phạm đấu thầu dự án Ethanol Phú Thọ, ông Thanh tự bào chữa: "Bản luận tội nói lúc tôi làm giám đốc PVC, anh Phạm Xuân Diệu là chủ tịch và tôi chỉ đạo anh Diệu. Tôi không hiểu tôi là Tôn Ngộ Không hay gì mà chỉ đạo được. Giám đốc sao chỉ đạo được chủ tịch hội đồng quản trị?".
Đáng chú ý, liên quan đến việc mua bán mảnh đất 3.400m 2 trên Tam Đảo, bị cáo Thanh đề nghị HĐXX xem xét lại việc kê biên một số tài sản của người nhà.
"Con trai tôi mua nhà trả góp, còn chưa trả ngân hàng được đồng nào nhưng lại bị tịch thu kê biên ngôi nhà đấy và nói là mua bằng tiền của tôi", ông Thanh trình bày.
Với cáo buộc bàn bạc với bị cáo Đỗ Văn Hồng (tổng giám đốc PVC Kinh Bắc) tìm mua đất tại Tam Đảo, bị cáo Thanh cũng phủ nhận vai trò liên quan của mình.
Trước đó trong phần xét hỏi, bi cao Hong khai nhan viec mua 3.400m 2 đat tai thi tran Tam Đao, sau đo chuyen nhuong lai cho gia đinh Trinh Xuan Thanh voi so tien 23,8 ti đong. Đến nay gia đinh ong Thanh đã chuyển trả 20,8 ti đong, hiện vẫn còn nợ 3 tỉ đồng. Ông Hồng cho hay từng đòi nợ ông Trịnh Xuân Giới (bố của Thanh) tuy nhiên chỉ nhận được lời hứa sẽ trả.
Kết thúc phần tự bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh tiếp tục nhắc lại việc dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ thất bại là do thiếu tiền, PVC không thiếu năng lực.
"Anh Thăng cũng không sai gì khi chỉ định thầu cho chúng tôi. Công trình nào của Tập đoàn PVN chúng tôi cũng xin thực hiện, còn được tham gia hay không là của chủ đầu tư", ông Thanh nói.
Trong bản luận tội, VKS cho rằng việc thâu tóm 3.400m 2 đất tại Tam Đảo, ông Thanh bị xác định có vai trò chính, chủ mưu khi cố làm trái các quy định, gây thiệt hại hơn 13 tỉ đồng cho PVC.
Ngoài ra, ông Thanh còn bị cáo buộc ký công văn gửi ông Đinh La Thăng xin cam kết thực hiện gói thầu và ký nghị quyết của HĐQT PVC nhằm thực hiện dự án để cho PVC chỉ định thầu trái với pháp luật dẫn đến dự án dừng thi công gây thiệt hại cho PVB 543 tỉ đồng.
Viện kiểm sát đánh giá trong vụ án này, Trịnh Xuân Thanh phạm tội với vai trò đồng phạm là người tích cực thực hiện phạm tội, thực hiện phạm tội do một phần lệ thuộc vào sự chỉ đạo cấp trên.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị VKS đề nghị tuyên phạt 11-12 năm tù về tội "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", 10-11 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", tổng hợp hình phạt cho cả hai tội là từ 21-23 năm tù.
Ngày 11-3 phiên tòa tiếp tục.
Ông Đinh La Thăng phủ nhận trách nhiệm về sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ Trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ sai phạm xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng 'phủi' trách nhiệm. Cuối giờ chiều 8/3, tại phiên tòa xét xử vụ sai phạm xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ, HĐXX dành thời gian để thẩm vấn...